tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-07-2016

  • Cập nhật : 21/07/2016

Thị trường vàng đã cân bằng trở lại

Những cơn sốt vàng đã đi qua và thay vào đó là diễn biến khá trầm lắng trong các phiên giao dịch gần đây.

Trong phiên giao dịch sáng này ngày 20/7, giá vàng trong nước tiếp tục tăng nhẹ 20 nghìn đồng/lượng và hiện vẫn đang duy trì khoảng cách với vàng thế giới ở mức xấp xỉ gần 1 triệu đồng mỗi lượng.

Theo đó, giá vàng miếng SJC niêm yết tại CTCP vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) sáng nay tại 2 khu vực Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, ở cùng mức giá 36,47 – 36,80 triệu đồng/lượng, giảm hơn 50 nghìn đồng/lượng so với phiên giao dịch đầu giờ sáng qua. Tại thị trường Hà Nội, giá vàng miếng SJC đang được niêm yết tại công ty PNJ ở mức giá 36,62 – 36,72 triệu đồng/lượng

Công ty VBĐQ SJC niêm yết giá vàng miếng ở mức 36,46 – 36,84 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 20 nghìn đồng/lượng so với phiên giao dịch cuối ngày hôm qua. Tập đoàn VBĐQ DOJI niêm yết ở mức 36,62 – 36,72 triệu đồng/lượng, giảm 40 nghìn mua vào và tăng 20 nghìn bán ra.

Đại diện của PNJ cho biết hôm qua, lượng giao dịch vàng miếng ở công ty PNJ khá ổn định, ít có giao dịch với số lượng lớn đa số khách hàng tham gia giao dịch là những khách hàng nhỏ lẻ, chủ yếu tập trung ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh, còn đối với khu vực khác như Miền Trung, Miền Tây, Miền Bắc lượng bán ra và mua vào khá cân bằng và ổn định.

Trên thị trường thế giới, giá vàng tăng dù USD mạnh lên sau số liệu kinh tế mỹ. Tuy nhiên, đà tăng phần nào chững lại khi USD lên cao nhất 4 tháng sau khi số liệu cho thấy số nhà khởi công xây dựng tại Mỹ tháng 6 tăng. Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ công bố hôm 19/7, số nhà khởi công xây dựng trong tháng 6 của Mỹ tăng 4,8% lên 1,19 triệu căn.

Cuối phiên giao dịch hôm qua, giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.331,1 USD/ounce, rơi khỏi đỉnh cao nhất phiên ở 1,334,88 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8/2016 trên sàn Comex tăng 0,2% lên 1.332,3 USD/ounce.

Từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng 25%, lên cao nhất kể từ tháng 3/2014 ở 1.374,71 USD/ounce sau khi người Anh bỏ phiếu ra khỏi EU (Brexit). Kể từ đó, giá vàng liên tục chịu áp lực sau một loạt số liệu kinh tế tích cực của Mỹ. Giới đầu tư đang chờ kết quả phiên họp của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), diễn ra vào thứ Năm 21/7, để có thêm manh mối.

Trên thị trường châu Á, giá vàng hiện đang xoay quanh mức 1.333 USD/ounce. Quy đổi tương đương 35,9 triệu đồng/lượng, như vậy hiện tại vàng trong nước đang cao hơn thế giới khoảng 940 nghìn đồng/lượng.(CafeF)

Đồng Ringgit giảm mạnh nhất kể từ vụ Brexit

Đồng Ringgit đã có phiên giảm lớn nhất kể từ cuộc trưng cầu dân ý của Anh về việc rời khỏi Liên Minh Châu Âu sau khi cuộc đảo chính thất bại tại Thổ Nhĩ Kỳ và doanh số bán lẻ tốt hơn dự kiến của Mỹ thúc đẩy sự tăng giá của đồng USD.

Đồng tiền của Malaysia giảm mạnh nhất kể từ ngày 24/6 khi thị trường châu Á phản ứng với việc một nhóm quân đội nổi dậy đòi quyền kiểm soát từ Tổng thống Reccep Tayyip Erdogan.

Đồng Ringgit giảm 0,8% xuống 3,9775 ringgit đổi 1 USD, sau khi đã tăng trong phiên ngày thứ Sáu tuần trước.

dong ringgit va trai phieu chinh phu deu tang vao tuan truoc sau khi ngan hang trung uong bat ngo cat giam lai suat lan dau tien trong vong 7 nam.

Đồng Ringgit và trái phiếu chính phủ đều tăng vào tuần trước sau khi ngân hàng trung ương bất ngờ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong vòng 7 năm.

Các đồng tiền Châu Á giảm trong phiên này do đồng USD mạnh lên vì khả năng lãi suất có thể được nâng lên vào năm tới.

Quỹ hưu trí lớn thứ 2 của Malaysia có kế hoạch mua thêm trái phiếu với kỳ hạn dài như một biện pháp bảo hiểm cho việc cắt giảm lãi suất. Giám đốc điều hành Wan Kamaruzaman Wan Ahmad của hãng quản lý quỹ Kumpulan Wang Persarraan (Diperbadankan), hiện quản lý khoảng 120 tỷ Ringgit (khoảng 30 tỷ USD), cho biết lợi nhuận năm nay dự kiến sẽ giảm và đang tìm cách tăng mua trái phiếu với kỳ hạn 10 năm trở lên.

Ngân hàng Negara Malaysia đã giảm lãi suất qua đêm đi 25 điểm phần trăm xuống còn 3% vào ngày Thứ Tư tuần trước trong bối cảnh lạm phát đang giảm. Đồng Ringgit tăng 2,2% trong tuần trước.

Giá tiêu dùng đã tăng 1,7% trong tháng Sáu so với một năm trước đó, tốc độ tăng chậm nhất trong hơn 12 tháng qua, theo dự báo trung bình trong một cuộc khảo sát của Bloomberg.

Cung-cầu ngành đường tiếp tục căng thẳng trong niên vụ mới

Nối tiếp tình trạng nguồn cung giảm, giá đường tăng cao trong niên vụ 2015-2016, dự kiến trong niên vụ 2016-2017, tình trạng cung-cầu ngành đường vẫn tiếp tục diễn biến căng thẳng.
thieu hut nguyen lieu mia la mot trong nhung nguyen nhan day gia duong tang cao trong nien vu vua qua. anh: internet

Thiếu hụt nguyên liệu mía là một trong những nguyên nhân đẩy giá đường tăng cao trong niên vụ vừa qua. Ảnh: Internet

Theo Bộ NN&PTNT: Trong vụ sản xuất mía đường 2015-2016, cả nước có 41 nhà máy đường hoạt động. Sản lượng đường sản xuất được đạt trên 1,2 triệu tấn, giảm 12,73% so với vụ trước. Đây là năm thứ 2 liên tiếp giảm sản lượng đường.

Vụ sản xuất 2015-2016, giá mua mía 10 CCS tại ruộng khoảng 850.000-950.000 đồng/tấn, tăng so với vụ trước khoảng 100.000-150.000 đồng/tấn. Trong khi đó, giá đường cũng có sự biến động phức tạp. Hiện tại, giá đường tăng khoảng 3.500 -4.500 đồng/kg so với vụ trước.

Đại diện Bộ NN&PTNT đánh giá: Giá đường tăng xuất phát từ việc thiếu hụt mía nguyên liệu, dẫn tới giảm sản lượng. Bên cạnh đó, giá cả đầu vào như vật tư nông nghiệp, chi phí hỗ trợ nông dân, nhân công… tăng cũng góp phần làm tăng giá đường. Ngoài ra, nguyên nhân một số doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp thương mại găm hàng dẫn đến đẩy giá đường lên cao cũng được đề cập tới.

Trong vụ 2016-2017, theo báo cáo tổng hợp từ các nhà máy đường trên cả nước, tổng diện tích các nhà máy có ký hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm là 239.100 ha. Sản lượng ép mía là 13,72 triệu tấn. Sản lượng đường đạt 1,52 triệu tấn, trong đó đường tinh luyện là 800.000 tấn.

Bộ NN&PTNT nhận định, trong bối cảnh thị trường thế giới tiếp tục thiếu hụt đường, chủ yếu do hiện tượng El Nino gây thiệt hại cho trồng trọt, niên vụ 2016-2017, tình hình cung-cầu và giá đường trong nước dự báo sẽ tiếp tục căng thẳng.

Do đó, các doanh nghiệp cần tích cực phối hợp với chính quyền địa phương rà soát lại quy hoạch vùng nguyên liệu mía cho các nhà máy, đầu tư hỗ trợ mạnh mẽ phát triển vùng nguyên liệu nhằm tăng năng suất, chất lượng để đáp ứng nhu cầu đường trong nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần thực hiện các biện pháp đồng bộ trong tổ chức sản xuất nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch.

Ấn Độ sẽ trở thành động lực thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ toàn cầu

Tình trạng thừa cung dầu mỏ toàn cầu có vẻ vẫn xấu trong thời điểm hiện tại, nhưng bức tranh cung cầu dự kiến sẽ cải thiện vào nửa cuối năm 2016, với Ấn Độ là động lực chính thúc đẩy nhu cầu.

Theo Helima Croft, giám đốc điều hành kiêm giám đốc chiến lược bộ phận hàng hóa của RBC Capital Market đánh giá Ấn Độ đang chứng tỏ vị thế của mình ngay lúc này và sẽ sớm trở thành động lực chính thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ trong tương lai.

Số liệu gần đây cho thấy nhu cầu dầu mỏ ở quốc gia này trong quý II đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong vòng 10 năm qua. Đồng thời, lượng tiêu thụ dầu mỏ của Ấn Độ thời gian gần đây đã chạm ngưỡng kỷ lục, đạt trung bình hơn 4 triệu thùng/ngày, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế.

Bà Croft cho biết việc cung vượt quá cầu trên thế giới và việc các nước Nigeria và Venezuela, 2 quốc gia thuộc OPEC, đang gặp các vấn đề về kinh tế và chính trị đã tạo áp lực kéo giá dầu xuống. RBC dự đoán thị trường sẽ biến động trong ngắn hạn do những vấn đề Cảng New York đang gặp phải và việc xuất khẩu sản phẩm dầu mỏ từ Trung Quốc.

Những yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô gần đây như quyết định Anh rời EU và biến động trong nền kinh tế Trung Quốc cũng có thể gây áp lực lên thị trường dầu mỏ và đẩy giá xuống.

Vị giám đốc của RBC cho rằng mặc dù nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc hầu như không biến động, nhưng nhu cầu dầu mỏ tại Ấn Độ đang tăng rất mạnh khiến giá dầu thô Brent có thể giữ ở mức 50 USD/thùng vào cuối quý 3, và khoảng 55 USD vào cuối quý 4/2016.

Bà Croft cho biết những quốc gia OPEC ở khu vực Trung Đông như Ảrập Xêut và Iran đã không tăng lượng cung dầu mỏ để làm ngập thị trường dự đoán.

Những vấn đề về kinh tế và chính trị ở Nigeria và Venezuela có thể tiếp tục gây áp lực cho thị trường dầu mỏ.

Đối với Libya, các cảng cung cấp mỏ ở phía đông đã bị đóng cửa từ năm 2014 vì xung đột giữa các phe phái vũ trang. Chính phủ được Liên Hợp Quốc ủng hộ tại Libya đang tiến hành đàm phán với các phe phái kiểm soát 2 cảng này để cho mở cửa trở lại các cảng này.

Với tình hình này của các nước, RBC hy vọng bức tranh về thị trường dầu thô thế giới sẽ tươi sáng hơn vào nửa cuối năm 2016.

Cổ phiếu SoftBank lao dốc, tỷ phú Son "mất" hơn 1 tỷ USD sau 1 đêm

Sau khi thông báo thương vụ mua lại hãng sản xuất chip máy tính ARM, cổ phiếu của SoftBank đã giảm 10%, mạnh nhất kể từ năm 2012.

Thương vụ M&A mới nhất của tập đoàn SoftBank đã khiến tài sản của tỷ phú Masayoshi Son lao dốc mạnh. Vị tỷ phú giàu thứ ba của Nhật Bản mất đi hơn 1 tỷ USD trong phiên hôm qua (19/7), giảm mạnh nhất trong 400 tỷ phú trong danh sách Bloomberg Billionaires Index.

Sau khi thông báo thương vụ mua lại hãng sản xuất chip máy tính ARM, cổ phiếu của SoftBank đã giảm 10%, mạnh nhất kể từ năm 2012.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-07-2016

    Bất chấp Brexit, kinh tế Anh vẫn vững bước trong ngắn hạn
    EIA: tồn kho dầu thô của Mỹ giảm tuần thứ 9 liên tiếp, xăng tăng
    Sản lượng thép thô hàng ngày của Trung Quốc giảm vào đầu tháng 7
    Iraq dẫn dầu về cung cấp dầu mỏ cho Ấn Độ
    Dừa tươi Bến Tre lần đầu tiên đóng chai xuất ngoại

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-07-2016

    Thái Lan hạ mục tiêu về doanh thu từ hoạt động ngành du lịch
    EU công bố gói viện trợ mới giúp nông dân ngành sữa
    Ngành công nghiệp da Ấn Độ để mắt tới thị trường Việt Nam
    Nhập khẩu bò Úc 6 tháng đầu năm giảm
    Lào muốn xuất khẩu gạo sạch sang thị trường Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 22-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 22-07-2016

    Ấn Độ và Mỹ nhất trí thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực dầu khí
    Doanh nghiệp bất động sản lọt tầm ngắm nhà đầu tư Thái
    Kinh tế toàn cầu có thể “bốc hơi” 2.000 tỷ USD vì Trái Đất ấm lên
    EU, Indonesia nhất trí khởi động các cuộc đàm phán về FTA
    Nhật Bản và Anh bàn bạc về hoạt động kinh doanh sau kết quả Brexit

  • Tin kinh tế đọc nhanh 22-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 22-07-2016

    Mở rộng thị trường ngách tránh rủi ro trong xuất khẩu giày, dép
    Ước tính lạm phát của Malaysia giảm 1,8% trong tháng 6
    Việt Nam có thể tiếp tục nhập khẩu nhiều đường
    GAS: Quý 2 lãi ròng 1,691 tỷ đồng, giảm 35%
    KDC 6 tháng mảng kem chiếm 75% tổng doanh thu

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-07-2016

    EU phạt các hãng sản xuất xe tải 3,2 tỉ USD vì làm giá
    Sau Brexit, người Anh đặc biệt quan tâm đến vàng
    EU kiện Trung Quốc ra WTO
    Thủ tục làm khó xuất khẩu 
    Dự báo CPI tháng 7 sẽ chỉ tăng nhẹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-07-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-07-2016

    IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu do tác động từ Brexit
    Năm 2017, lạm phát ở Venezuela sẽ lên đến 1.600%
    Xuất khẩu nhóm nhiên liệu, khoáng sản giảm mạnh
    Cấm xuất khẩu bò Úc sang VN: Đang dừng để điều tra
    Tạo khan hiếm ảo đẩy giá đường tăng cao

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 21-07-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 21-07-2016

    Tuyến tàu siêu cao tốc xuyên quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á
    Nhạy cảm với hiệu quả sử dụng của đồng vốn
    Doanh nghiệp muốn kinh doanh bảo hiểm phải có tối thiểu 2.000 tỷ
    Muốn tìm lợi suất? Hãy tìm quỹ tín thác bất động sản
    Trung Quốc tái thiết Con đường Tơ lụa với vàng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 21-07-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 21-07-2016

    Kinh tế Trung Quốc có tệ như đồn đoán
    Thị trường BĐS tại Anh: Những điều chỉnh hậu Brexit
    USD lên giá sau số liệu khả quan của thị trường nhà đất Mỹ
    Ông Võ Trường Thành bị miễn nhiệm chức Chủ tịch khoáng sản Bình Dương
    VIB lãi trước thuế hơn 300 tỷ đồng sau 6 tháng

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 20-07-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 20-07-2016

    Ukraine hy vọng nhận thêm 4 tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế
    Chứng khoán Mỹ lại lập đỉnh mới nhờ cổ phiếu công nghệ, ngân hàng
    Ngân hàng Trung ương Trung Quốc "bơm" tiền vào thị trường
    Đại diện ngân hàng Cuba và Mỹ tiến hành đối thoại sau 50 năm
    ADB hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển châu Á

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-07-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-07-2016

    Không nên dồn vốn vào vàng
    Lãi suất khó giảm khi các ngân hàng chạy đua huy động vốn
    Nhận diện những mặt trận MobiFone sắp "tấn công tổng lực"
    Tình cảnh thua lỗ tại SBIC: Có công ty không đủ kinh phí duy trì bộ máy phục vụ công tác giải thể