tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 14-05-2018

  • Cập nhật : 14/05/2018

Đường tồn kho hơn 680.000 tấn, giá mía giảm mạnh

Tính đến giữa tháng 4, lượng đường tồn kho trên cả nước là 680.969 tấn, bằng một nửa lượng sản xuất ra.

Ngày 12-5, thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến ngày 15-4, trên cả nước có 10 nhà máy kết thúc vụ sản xuất 2017-2018. Toàn bộ các nhà máy mía ép được 11.759.781 tấn mía, sản xuất được 1.114.225 tấn đường. So với cùng kỳ năm trước, lượng mía ép tăng 1.167.350 tấn, lượng đường tăng 146.389 tấn.

Lượng đường tồn tại kho các nhà máy đến giữa tháng 4 là 680.969 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 37.292 tấn. Lượng đường các nhà máy bán ra từ 15-3 đến 15-4 là 219.424 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 70.817 tấn.

Giá bán buôn đường kính trắng loại 1 (có VAT) tại các nhà máy ở miền Bắc giao động từ 11.000 - 12.000 đồng/kg, miền Trung Tây Nguyên dao động từ 10.500 –11.000 đồng/kg, miền Nam dao động từ 11.200 - 11.800 đồng/kg, so với cùng kỳ năm trước thì giá đường năm giảm mạnh, giảm 5.000 - 5.500 đồng/kg.

gia thu mua mia tai dbscl giam manh. anh: le khanh

Giá thu mua mía tại ĐBSCL giảm mạnh. Ảnh: Lê Khánh

Giá thu mua mía tại ruộng khu vực miền Bắc 850.000 - 1.100.000 đồng/tấn, miền Trung Tây Nguyên 800.000 - 900.000 đồng/tấn và miền Nam từ 800.000 - 950.000 đồng/tấn. Với giá này, so với cùng kỳ năm trước thì giá mía khu vực miền Bắc không giảm, khu vực miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam bị giảm mạnh từ 150.000 - 200.000 đồng/tấn.

Sau Tết Nguyên đán, lượng đường tồn kho khá lớn. Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) tồn khoảng 30.000 tấn đường. Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang kêu gọi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trong tỉnh mua "giải cứu" lượng đường tồn kho của Công ty Casuco.

ĐBSCL trước kia có 10 nhà máy đường nhưng đến nay có 3 nhà máy đã đóng cửa, phá sản do thua lỗ, không cạnh tranh được và 1 nhà máy tạm ngưng sản xuất nên trong vụ mía 2017-2018.(NLĐ)
------------------

Cắt giảm thêm nhiều thủ tục hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu

Đó là thông tin thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp tại Quyết định số 1408/QĐ-BCT ngày 27/4/2018 phê duyệt phương án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương năm 2018. 

Theo đó, các thủ tục hành chính (TTHC)  liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu được Bộ Công Thương bãi bỏ gồm: Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc lá để kinh doanh hàng miễn thuế quy định tại Nghị định 167/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016;  

Thủ tục cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo thay thế Giấy chứng nhận sắp hết hiệu lực quy định tại Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010.

Quyết định cũng quy định giảm thời hạn thực hiện thủ tục từ 05 ngày xuống 03 ngày làm việc đối với các TTHC gồm: Cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu thuộc quyền quản lý của Bộ Công Thương quy định Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg; Cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu thuộc quyền quản lý của Bộ Công Thương quy định Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, thực hiện giảm thời gian thực hiện TTHC từ 15 ngày xuống 10 ngày làm việc đối với thủ tục cấp lại, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo quy định tại Nghị định số 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng thực hiện việc bãi bỏ văn bản xác nhận của Bộ quản lý chuyên ngành. Theo đó, việc xin ý kiến của Bộ chuyên ngành chuyển từ trách nhiệm của thương nhân sang trách nhiệm trao đổi ý kiến giữa các cơ quan Nhà nước.

Bãi bỏ Giấy phép đã được cấp và giảm thời gian thực hiện thủ tục từ 07 ngày  xuống 05 ngày làm việc đối với  thủ tục cấp lại, sửa đổi bổ sung Giấy phép sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài quy định tại Thông tư số 49/2015/TT-BCT.

Mặt khác, giảm thời gian thực hiện thủ tục từ 10 ngày  xuống 05 ngày làm việc đối với thủ tục  cấp Giấy phép gia công xuất khẩu có yếu tố nước ngoài quy định tại Thông tư số 04/2014/TT-BCT.(TCTC)
-------------------------

Điều kiện để được hỗ trợ kinh phí phát triển công nghiệp hỗ trợ

Thông tư số 29/2018/TT-BTC ngày 28/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập, quản lý và sử dụng kinh phí Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ có hướng dẫn cụ thể điều kiện để các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ.

cac to chuc, ca nhan duoc ho tro tu chuong trinh phat trien cong nghiep ho tro phai dap ung du 05 dieu kien. nguon: internet

Các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ phải đáp ứng đủ 05 điều kiện. Nguồn: internet

Theo đó, các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ phải đáp ứng đủ 05 điều kiện sau:

Một là, nội dung nhiệm vụ, đề án phải đáp ứng nhu cầu thực tế trong phát triển công nghiệp hỗ trợ; Phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển các vùng kinh tế, ngành, địa phương đã được Chính phủ phê duyệt; Đảm bảo tính khả thi về: Phương thức triển khai, thời gian, tiến độ triển khai, nguồn nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật; Đối với các đề án có thời gian thực hiện kéo dài hơn 01 năm tài chính, Đơn vị chủ trì phải xây dựng nội dung và kinh phí cho từng năm.

Hai là, nhiệm vụ, đề án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (Bộ Công Thương đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ cấp trung ương; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ cấp địa phương).

Ba là, đơn vị đã đầu tư vốn hoặc cam kết đầu tư đủ kinh phí thực hiện đề án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt (sau khi trừ số kinh phí được ngân sách nhà nước hỗ trợ).

Bốn là, cam kết của đơn vị thực hiện đề án công nghiệp hỗ trợ chưa được hỗ trợ từ bất kỳ nguồn kinh phí nào của nhà nước cho cùng một nội dung và thẩm định của cơ quan phê duyệt đề án.

Năm là, trong 2 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ không thuộc một trong các trường hợp sau: Đã chủ trì đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ có kết quả nghiệm thu ở mức “không đạt”; Giao nộp sản phẩm không đúng hạn mà không có ý kiến chấp thuận của Bộ Công Thương; Sử dụng kinh phí đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ không theo quy định hiện hành.

Cũng theo Thông tư, kinh phí thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ là từ: Ngân sách trung ương/địa phương; Nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước; Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.(TCTC)
---------------------

Vi phạm nộp và công khai báo cáo tài chính sẽ bị xử phạt thế nào?

Theo quy định tại Nghị định số 41/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ quy định, từ ngày 1/5/2018, hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính sẽ bị xử phạt nghiêm.

anh minh hoa. nguon: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Cụ thể, các cá nhân tổ chức trong nước và nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập; Hộ kinh doanh, tổ hợp tác; Tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng NSNN; Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng NSNN; Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt; Nam; Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã... sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định; Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.

Bên cạnh đó, bị phạt tiền từ 10 triệu đến đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định; Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính; Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định; Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính; Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.

Nghị định này cũng quy định phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật; Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.

Đồng thời, phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.(TCTC)

Trở về

Bài cùng chuyên mục