tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 09-03-2016

  • Cập nhật : 09/03/2016

Đồng Nai: Thủ tướng đồng ý chuyển đổi 93 ha đất trồng lúa thực hiện dự án logistics

dong nai duoc chuyen muc dich su dung 92,82 ha dat nong nghiep sang du an logistics (anh minh hoa)

Đồng Nai được chuyển mục đích sử dụng 92,82 ha đất nông nghiệp sang dự án logistics (Ảnh minh họa)


Thủ tướng Chính phủ đồng ý UBND tỉnh Đồng Nai quyết định chuyển mục đích sử dụng 92,82 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện Dự án kho ngoại quan và cung cấp dịch vụ logistics tại phường Tân Vạn, thành phố Biên Hòa và Dự án Khu dân cư tại xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch.

Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên theo đúng quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 và số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý UBND tỉnh Sóc Trăng quyết định chuyển mục đích sử dụng 600.563 m2 đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp, xây dựng Trung tâm điện lực Long Phú do Công ty TATA Power làm chủ đầu tư và đồng ý với đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh Nghệ An về việc chuyển mục đích sử dụng 70,69 ha đất rừng phòng hộ để thực hiện Dự án Trạm nghiền xi măng Sông Lam.


Dư nợ Chính phủ đã vượt trần

Có nhiều dấu hiệu khó khăn trong vấn đề nợ công cần được Chính phủ phân tích.

Các chỉ số tổng dư nợ công, dư nợ nước ngoài của quốc gia vẫn trong giới hạn an toàn cho phép, song dư nợ Chính phủ đã vượt trần là 50,3% GDP, Chủ nhiệm Uỷ  ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, sáng 7/3.

Trước đó, trình bày báo cáo của Chính phủ về kế hoạch tài chính 2016 - 2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết chỉ tiêu nợ Chính phủ vượt giới hạn cho phép (50% GDP) chủ yêú một mặt là do GDP thực tế theo giá hiện hành năm 2015 giảm mạnh. 

Mặt khác, sức ép về đầu tư từ nguồn vốn vay trong thời gian qua quá lớn.

Ngoài ra, việc điều chỉnh tỷ giá theo hướng giảm giá trị đồng Việt Nam để ứng phó với điều chỉnh chính sách tiền tệ của các nước như Trung Quốc và kích thích xuất khẩu hàng hoá cũng làm tăng giá trị nợ bằng ngoại tệ khi quy đổi sang VND.

Chính phủ cũng lo ngại, nếu duy trì tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước và hạn mức cấp bảo lãnh chính phủ theo phương án hiện hành sẽ dễn đến việc chỉ tiêu nợ công trên GDP vượt trần trong các năm 2016 – 2017.

Trong khi đó, Bộ Tài chính nhận thấy khó có thể thực hiện phương án nâng trần nợ công.

Mục tiêu cụ thể được Chính phủ đặt ra là đến 2020 nợ công không quá 65% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài quốc gia không quá 50% GDP.

Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại và đảo nợ) so với tổng thu ngân sách Nhà nước hàng năm không quá 25%.

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Uỷ ban Tài chính - Ngân sách đánh giá: có nhiều dấu hiệu khó khăn trong vấn đề nợ công cần được Chính phủ phân tích và làm rõ để có biện pháp tăng cường quản lý.

Nhìn nhận tổng thể về tình hình ngân sách, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh, với thực trạng tốc độ tăng chi cao hơn tốc độ tăng thu, dẫn đến bội chi ngân sách nhà nước vẫn ở mức cao, cân đối ngân sách nhà nước ngày càng khó khăn là tất yếu.

Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, thực tế trong cân đối ngân sách Nhà nước đã phát sinh nhiều khó khăn về huy động vốn, nhất là vốn trái phiếu Chính phủ dài hạn, đòi hỏi Chính phủ phải có chiến lược dài hạn trong việc huy động, quản lý, sử dụng và kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ.

Điều này, theo phân tích của cơ quan thẩm tra là nhằm tạo điều kiện và dư địa thuận lợi, giảm áp lực cạnh tranh về nguồn lực, lãi suất cho doanh nghiệp và các thành phần kinh tế có khả năng tiếp cận với tín dụng, vốn cổ phần để phát triển sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn.


Xếp hạng tín nhiệm của Nga và Ảrập Xêút “trôi” theo giá dầu

Moody’s đang xem xét trái phiếu chính phủ và các tổ chức phát hành trái phiếu Ba1 của Nga cũng như những người phát hành trái phiếu Aa3 của Ảrập Xêút. Cơ quan xếp hạng này cho biết họ dự kiến hoàn thành việc đánh giá trong vòng 2 tháng tới.

Trong năm 2015, giá dầu Brent đã giảm tới 40% và tiếp tục đà giảm trong 2 tháng đầu năm. Tuy nhiên, nhờ có thông tin về những điều chỉnh sản lượng của Nga và Ảrập Xêút, giá dầu đã phục hồi trở lại mức 39 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 4/3.

Hãng Moody’s dự báo mức giá trung bình của dầu Brent trong năm 2016 là 33 USD/thùng và trong năm 2017 là 38 USD/thùng.

Những “cú sốc cơ cấu” của thị trường dầu mỏ đã trực tiếp làm yếu đi nền kinh tế, bảng cân đối tài chính và hồ sơ tín dụng của Nga và Ảrập Xêút.

Moody’s cho biết dầu mỏ và khí đốt chiếm 17% GDP của Nga và lên tới 40% GDP của Ảrập Xêút.


Vì sao Bí thư Thăng "chê" kết quả thu hút vốn FDI vào khu công nghệ cao

Một câu chuyện đang trở thành tâm điểm của giới truyền thông. Đó là cuối tuần qua, khi tới làm việc tại Khu công nghệ cao Sài Gòn (SHTP), Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đã tỏ ý “chê” SHTP sau 13 năm hoạt động chỉ thu hút được 4-5 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là quá thấp.

Ông Đinh La Thăng cũng đã dẫn câu chuyện của Bắc Ninh và Thái Nguyên, dù không có khu công nghệ cao nhưng vẫn thu hút được một lượng lớn vốn FDI, đặc biệt là nhiều dự án công nghệ cao để nhấn mạnh rằng “phải xem lại cơ chế thiếu cái gì, chứ như vậy là không được”.

Số liệu được SHTP công bố, đó là thấy tính đến hết năm 2015, đã có 84 dự án, với tổng vốn đăng ký trên 5,4 tỷ USD đầu tư tại SHTP. Trong đó, có nhiều tập đoàn lớn trên thế giới, như Intel, Nidec, Samsung, Jabil, Datalogic, Sonion… Và chỉ riêng vốn đầu tư của Samsung tại đây đã lên tới 2 tỷ USD.

..

Hiện nay, theo ông Lê Hoài Quốc, Trưởng ban Quản lý SHTP, đã có 48 dự án đi vào hoạt động. Ngoài ra, SHTP còn thu hút được nhiều dự án nghiên cứu, phát triển của Sanofi (Pháp), Datalogic Scanning (Ý), Sonion (Đan Mạch), Microchip (Mỹ)…, đồng thời thu hút được nhiều doanh nghiệp Việt Nam vào đầu tư...

Đúng là nếu chịu khó đi một vòng quanh SHTP, vẫn còn nhiều khu đất trống và nhìn vào số lượng vốn đầu tư mà khu công nghệ cao này thu hút được, thì thấy, đó là một kết quả khiêm tốn. Và xem ra, ông Đinh La Thăng đã đúng khi “chê” SHTP thu hút đầu tư kém, và khi cho rằng, khoa học - công nghệ chưa thực sự trở thành động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội TP.HCM phát triển.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào tình hình thu hút đầu tư của hai khu công nghệ cao cấp quốc gia khác ở Việt Nam, là Khu công nghệ cao Hòa Lạc và Khu công nghệ cao TP. Đà Nẵng, thì kết quả đó vẫn còn là... tốt chán!

Thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cho biết, năm 2016, Khu công nghệ cao Hòa Lạc không thu hút được bất cứ dự án FDI nào, cho dù kế hoạch thúc đẩy thu hút vào Hòa Lạc đã liên tục được “nhấn ga”. Được Chính phủ ký quyết định triển khai từ năm 1998, nhưng đến nay, giấc mơ Khu công nghệ cao Hòa Lạc vẫn còn dang dở, vẫn chỉ đang loay hoay với việc phát triển hạ tầng hơn là thu hút đầu tư.

Đầu năm ngoái, Thanh tra Chính phủ thậm chí còn chỉ ra nhiều sai phạm tại khu công nghệ cao này. Cuối tháng 6 năm ngoái, sau 17 năm triển khai, Dự án Phát triển hạ tầng Khu công nghệ cao Hòa Lạc mới chính thức được khởi công. Tới Hòa Lạc vào thời điểm này, điểm dễ thấy nhất cũng vẫn là những bãi đất trống, bỏ hoang.

Dù theo báo cáo của Khu công nghệ cao Hòa Lạc vào thời điểm cuối năm ngoái, khu này có 69 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 55.395 tỷ đồng trên tổng diện tích 329 ha, trong đó có 32 dự án đang hoạt động, song trên thực tế, dự án quy mô lớn nhất đang hoạt động vẫn là của FPT, một tập đoàn công nghệ thông tin trong nước. 17 dự án trong số này cũng đã bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư do không có khả năng triển khai.

Và điều dễ thấy, đó là ở Khu công nghệ cao Hòa Lạc, vẫn thiếu vắng các dự án FDI, đặc biệt là các dự án FDI có ý nghĩa động lực, giống như Intel hay Samsung tại SHTP.

Trong khi đó, tình hình cũng không khá hơn đối với Khu công nghệ cao TP. Đà Nẵng. Sinh sau đẻ muộn nhất trong 3 khu công nghệ cao cấp quốc gia, song vào cuối tháng 5 năm ngoái, Khu công nghệ cao Đà Nẵng đã đón dự án đầu tiên đi vào hoạt động. Đó là dự án 40 triệu USD của Công ty Tokyo Keiki (Nhật Bản) sau hơn 8 tháng xây dựng. Dự án này chuyên sản xuất các loại van chuyển mạch điện từ và bơm cánh quạt áp lực cao.

Tuy nhiên, ngoài dự án này, thì số lượng các dự án khác đăng ký đầu tư vào đây chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chẳng hạn, Dự án Niwa Foundry Việt Nam (Nhật Bản), vốn đầu tư 70 triệu USD. Dự án này cũng đang trong quá trình triển khai.

Mấy năm trước đây, Đà Nẵng đã rất kỳ vọng vào Dự án “Thung lũng Silicon” của Tập đoàn Rocky Lai & Asociates, Inc. (Hoa Kỳ), vốn đầu tư 278 triệu USD, xây dựng ở huyện Hòa Vang, với kỳ vọng dự án này sẽ tạo động lực để thu hút các nhà đầu tư công nghệ cao khác tới thành phố này. Tuy nhiên, khi Rocky Lai không triển khai dự án, một giấc mơ nữa lại dang dở. Và Khu công nghệ cao Đà Nẵng, cũng giống như hai khu công nghệ cao ở Hòa Lạc và TP.HCM lại tiếp tục vật lộn với việc xúc tiến đầu tư.

Trên thực tế, Việt Nam đã đặt rất nhiều kỳ vọng vào thu hút đầu tư, đặc biệt là FDI từ mô hình 3 khu công nghệ cao quốc gia. Song những gì diễn ra trong thời gian qua chưa thấy, tất cả đang không được như kỳ vọng.

Cuối năm 2015, lại thêm một lần nữa, cuộc họp giao ban giữa ba khu công nghệ cao này được tổ chức, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy thu hút đầu tư vào đây. Song tình hình chưa biết có dễ được cải thiện hay không...


Vietnam Airlines bác tin cổ phần hóa Vasco

Công ty cổ phần Hàng không Vasco sẽ được thành lập mới (không phải là cổ phần hóa) với vốn điều lệ tối thiểu 300 tỷ đồng, quy mô đội tàu bay dưới 10 tàu.
asco dang thuc hien van tai khach, thuong le tren cac duong bay tu tp. hcm di cac dia phuong phia nam nhu: ca mau, con dao, phu quoc, rach gia, can tho ... bang may bay atr72 (65 cho ngoi) do phap san xuat - anh: vasco

ASCO đang thực hiện vận tải khách, thường lệ trên các đường bay từ TP. HCM đi các địa phương phía nam như: Cà Mau, Côn Đảo, Phú Quốc, Rạch Giá, Cần Thơ ... bằng máy bay ATR72 (65 chỗ ngồi) do Pháp sản xuất - Ảnh: Vasco

Theo đó, triển khai phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Vietnam Airlines đã thực hiện các thủ tục trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án thành lập Hãng hàng không cổ phần theo đúng quy định. Công ty cổ phần mới được thành lập với quy mô vốn điều lệ tối thiểu 300 tỷ đồng, đội tàu bay dự kiến dưới 10 tàu.

Việc chuyển đổi mô hình hoạt động nêu trên thằm tạo động lực phát triển cho VASCO trên cơ sở tái cơ cấu để vừa kết hợp kinh doanh vận tải hàng không thường lệ và dịch vụ hàng không chung với mục tiêu phục vụ kinh tế quốc dân, ngày 18/10/2007, tại công văn số 1567/TTg-CN, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương cho phép Vietnam Airlines thành lập hãng hàng không cổ phần trên cơ sở tổ chức lại VASCO với sự tham gia của các cổ đông khác.

Hãng hàng không cổ phần được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại VASCO sẽ cung cấp dịch vụ hàng không chung và khai thác thương mại bằng đội tàu bay ATR72 để kết nối các thành phố lớn Hà Nội, TP. HCM với các địa phương và huyện đảo, vùng sâu vùng xa… đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, góp phần thúc đẩy giao lưu và phát triển kinh tế các vùng miền.

Hiện Vietnam Airlines đã lựa chọn cổ đông tham gia sáng lập là Ngân hàng CP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), là ngân hàng có tiềm lực về tài chính. Cùng với Vietcombank, Techcombank đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép đầu tư vào lĩnh vực hàng không và hiện đang là cổ đông lớn của công ty mẹ TCT HKVN- CTCP. Techcombank đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với Vietnam Airlines, cam kết cùng Vietnam Airlines hoàn tất quá trình tái cơ cấu, trong đó có viêc xây dựng phát triển VASCO đang hoạt động chưa hiệu quả.

Việc lựa chọn Techcombank tham gia góp vốn thành lập Hãng hàng không cổ phần là phù hợp với phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải, tạo nhân tố thuận lợi hỗ trợ nguồn lực tài chính, đảm bảo cho quá trình tái cơ cấu và hoạt động kinh doanh của VASCO thành công, hiệu quả.

Theo đề án, Vietnam Airlines sẽ nắm giữ 51% vốn điều lệ, phía Techcombank nắm giữ 49% vốn điều lệ của Hãng hàng không cổ phần. Vietnam Airlines góp vốn bằng tài sản hiện hữu do VASCO đang quản lý và khai thác, kho phụ tùng vật tư ATR72…, Techcombank góp vốn bằng tiền mặt. Việc góp vốn của các bên được thực hiện theo đúng các quy định hiện hành. Giá trị tài sản góp vốn được định giá bởi Công ty cổ phần định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC), là công ty thẩm định giá chuyên nghiệp theo phê chuẩn của Bộ Tài Chính.

Sau khi được thành lập, Hãng hàng không cổ phần sẽ kế thừa bộ máy, nguồn lực, kinh nghiệm sẵn có của VASCO và tiếp tục phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Bộ máy tổ chức của Hãng hàng không cổ phần sẽ có sự tham gia của đại diện Techcombank với chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị và giám đốc điều hành được cử từ Vietnam Airlines nhằm tận dụng kinh nghiệm và đảm bảo khả năng điều hành khai thác hãng hàng không.

Trong giai đoạn đầu hoạt động, Hãng hàng không cổ phần sẽ tiếp tục khai thác đội tàu bay ATR72, phù hợp cho các chặng bay đi từ/đến các sân bay địa phương, huyện đảo chưa tiếp nhận được tàu bay phản lực (B777, A320/A321) như Côn Đảo, Cà Mau, Rạch Giá, Điện Biên... Các đường bay này có ý nghĩa phát triển chính trị - kinh tế - xã hội của địa phương và hiệu quả kinh tế của đề án đã được tính toán phù hợp với mô hình hoạt động của một hãng hàng không độc lập cũng như đặc thù của đường bay sẽ khai thác.

Thực hiện Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 8/1/2009 của Thủ tướng CP v/v phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Vietnam Airlines đang triển khai chương trình nâng cấp chất lượng dịch vụ 4 sao, đơn giản hóa chủng loại và sử dụng đội tàu bay thế hệ mới, hiện đại, tiện nghi với đầy đủ các hạng ghế (phổ thông và thương gia) để đảm bảo đồng nhất về chất lượng và hình ảnh; Jetstar Pacific phát triển theo mô hình hàng không giá rẻ; Hãng hàng không cổ phần được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại VASCO sẽ cung cấp dịch vụ hàng không chung và khai thác thương mại bằng đội tàu bay ATR72 để kết nối các thành phố lớn Hà Nội, TP. HCM với các địa phương và huyện đảo, vùng sâu vùng xa… đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, góp phần thúc đẩy giao lưu và phát triển kinh tế các vùng miền.

Được thành lập từ năm 1987, VASCO chỉ là một hãng hàng không nhỏ khai thác các loại tàu bay AN2, AN30, KingAir B200 để cung cấp dịch vụ hàng không chung như chụp ảnh địa hình, khảo sát địa chất, cấp cứu ý tế, tìm kiếm cứu nạn… và dịch vụ vận chuyển thương mại trên một số đường bay phục vụ kinh tế, dân sinh. VASCO là chi nhánh thuộc Vietnam Airlines với doanh thu, chi phí được hạch toán chung trong hệ thống của Vietnam Airlines.

Theo định hướng của TCT HKVN, từ tháng 5/2004, VASCO đã chính thức khai thác, vận chuyển hành khách từ Tp. Hồ Chi Minh đi các sân bay lẻ ở khu vực Trung Bộ và Nam Bộ. Từ đó đến nay, VASCO đã không ngừng nỗ lực đi lên và đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Tháng 8/2014, VASCO đã được Cục Hàng không Việt Nam cấp chứng nhận Nhà khai thác (AOC) tàu bay ATR-72. Mạng đường bay hiện nay được mở rộng đến Tuy Hòa, Chu Lai, Cà Mau, Côn Đảo, Cần Thơ, Rạch Giá, Phú Quốc, Vinh, Điện Biên với vai trò là hãng hàng không gom tụ.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục