tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 10-03-2016

  • Cập nhật : 10/03/2016

Bất động sản giúp ngân sách Nhà nước bù hụt thu từ dầu thô

bat dong san giup ngan sach nha nuoc bu hut thu tu dau tho

Bất động sản giúp ngân sách Nhà nước bù hụt thu từ dầu thô

Theo Bộ Tài chính, sự phục hồi của thị trường bất động sản là điều kiện quan trọng để các địa phương làm tốt hơn công tác đấu giá đất, thu tiền sử dụng đất và đẩy mạnh thu hồi tiền nợ đọng từ các dự án bất động sản…

Theo Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2015 vừa được Bộ Tài chính trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, dự toán thu ngân sách Nhà nước, Quốc hội quyết định là 911,1 nghìn tỷ đồng, nhưng kết quả thực hiện đạt tới 996,87 nghìn tỷ đồng, tăng 85,77 nghìn tỷ đồng, tương đương 9,4% so với dự toán.

Trong khi đó, dự toán bội chi ngân sách Nhà nước năm 2015 Quốc hội quyết định đầu năm là 226.000 tỷ đồng, bằng 5,0% GDP. Sau khi được bổ sung 30.000 tỷ đồng giải ngân vốn ODA vượt thêm theo Nghị quyết Quốc hội, bội chi ngân sách Nhà nước điều chỉnh là 256.000 tỷ đồng, bằng 5,71% GDP. Như vậy, bội chi ngân sách Nhà nước năm 2015 vẫn nằm trong phạm vi dự toán điều chỉnh.

Giải thích về việc NSNN vượt thu, theo Bộ Tài chính, sự phục hồi của thị trường bất động sản là điều kiện quan trọng để các địa phương làm tốt hơn công tác đấu giá đất, thu tiền sử dụng đất và đẩy mạnh thu hồi tiền nợ đọng từ các dự án bất động sản. Bộ Tài chính cho biết, trong 3 tháng cuối năm 2015 đã thu vào NSNN gần 26.200 tỷ đồng tiền sử dụng đất, bằng 63,3% số thu 9 tháng đầu năm, góp phần đưa số thu tiền sử dụng đất cả năm đạt 67.550 tỷ đồng, tăng 28.550 tỷ đồng (tăng hơn 73%) so dự toán và tăng 10.550 tỷ đồng so báo cáo Quốc hội.

Cũng theo Bộ Tài chính, do các cơ quan thuế cũng quyết liệt triển khai các giải pháp quản lý thu, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản phát sinh từ hoạt động của nền kinh tế; đồng thời tập trung đôn đốc xử lý nợ đọng thuế và các khoản kiến nghị truy thu qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán… Nhờ vậy, thu từ nội địa được bảo đảm, bù đắp được khoản hụt thu do giá dầu thế giới giảm mạnh và liên tục duy trì ở mức giá rất thấp.

Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, năm 2015 có ý nghĩa to lớn và quan trọng vì là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 5 năm 2011-2015, cũng là năm tạo nền tảng cơ bản cho giai đoạn tiếp theo (2016-2020). Vì vậy những kết quả đạt được trong thực hiện ngân sách nhà nước năm 2015 cũng có ý nghĩa khép lại kế hoạch ngân sách nhà nước 5 năm, biểu hiện rõ nét những thành tựu đạt được cũng như những mặt còn hạn chế của chính sách tài khóa trong giai đoạn này, đồng thời cũng thể hiện những xu hướng ở giai đoạn tiếp theo...

Đáng chú ý, Ủy ban Tài chính- Ngân sách cho rằng, thu NSNN đã giảm bớt yếu tố phụ thuộc bên ngoài, tỷ trọng thu nội địa có xu hướng tăng ổn định (năm 2015, thu nội địa đạt khoảng 74,2% tổng thu NSNN). Song tỷ lệ huy động vào NSNN từ GDP trong những năm gần đây có xu hướng giảm nhanh so với giai đoạn trước, do vậy, Ủy ban Tài chính- Ngân sách đề nghị cần lưu ý để có biện pháp kịp thời, giữ mức thu ổn định để bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước trong 5 năm tiếp theo.


3 nguyên nhân khiến BOJ sẽ bất động tới tháng 7

Cuộc họp chính sách tiếp theo của BOJ sẽ diễn ra vào ngày 14-15 tháng 3 nhưng ngân hàng Barclays cho rằng sẽ không có quyết định nào được đưa ra trong cuộc họp này và dự báo việc nới lỏng tiền tệ sẽ được BOJ đưa ra vào cuộc họp tháng 7 bởi 3 lý do sau:

1. Thị trường chứng khoán Nhật Bản đã ngừng rơi. Chỉ số Nikkie đã phục hồi 13% kể từ ngày 12/2.

2. G20 lên án việc phá giá đồng tiền để cạnh tranh. Bên cạnh đó, các bộ trường Tài chính của nhóm G20 sẽ tham vấn sát sao những vấn đề liên quan đến thị trường ngoại hối.

3. BOJ cần thêm thời gian để xem xét các động của chính sách lãi suất âm tới hoạt động của các tổ chức tài chính và nền kinh tế Nhật Bản. Chính sách này mới được ban ra hơn 1 tháng và các nhà hoạch định chính sách vẫn chưa có đủ cơ sở để đánh giá tính hiệu quả của nó.

Vậy tại sao phải chờ tới tháng 7?

Barclays cho rằng nền kinh tế Nhật Bản đang không đạt được kỳ vọng của BOJ khi trên thực tế, nên kinh tế nước này có thể giảm tới 1,4% trong quý I/2016 thay vì 0,1% như dự báo.

Điều này có thể dẫn tới những đợt cắt giảm lãi suất tiếp theo của BOJ trong chính sách nới lỏng tiền tệ mà họ đang áp dụng. Nhiều khả năng, lãi suất sẽ được cắt giảm xuống mức -0,3% trong cuộc họp vào tháng 7.


Bộ Công Thương 'cứu' doanh nghiệp thép nội

Bộ trưởng Bộ Công Thương - Vũ Huy Hoàng vừa ký quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam.

Cụ thể, Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 862 về việc áp dụng biện pháp tự vệ, mức thuế áp dụng là 23,3% với phôi thép và 14.2% với thép dài. Biện pháp tự vệ tạm thời được áp dụng tối đa trong vòng 200 ngày. Mức thuế nêu trên được cho là sẽ "cứu nguy" cho nhiều doanh nghiệp thép trong nước đang bị cạnh tranh gay gắt bởi sản phẩm nhập khẩu.

Trước đó, do tình trạng nhập khẩu thép giá rẻ tràn lan, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, Công ty Thép Hòa Phát, Thép Miền Nam, Gang thép Thái Nguyên và Thép Việt Ý đã kiến nghị khởi kiện các doanh nghiệp nước ngoài bán phá giá. Ngày 25/12, Bộ Công Thương đã ra quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng phôi thép và thép dài.

Mới đây, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) có văn bản gửi Thủ tướng về tình hình nhập khẩu thép ồ ạt từ nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là Trung Quốc, gây thiệt hại cho sản xuất trong nước và đẩy nhiều doanh nghiệp vào nguy cơ phá sản.


VFA không đề xuất thu mua tạm trữ gạo trong vụ Đông Xuân 2015-2016

Do giá lúa gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được dự báo tiếp tục tăng, do đó vụ Đông Xuân năm nay, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) sẽ không đề xuất việc thu mua tạm trữ lúa gạo như thường niên. 

Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 9/3/2016Hai tháng đầu năm xuất khẩu được hơn 856 nghìn tấn gạoMua tạm trữ lúa, gạo không phải chính sách thường xuyên

Theo ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ nhiều năm nay, trước khi vào chính vụ Đông Xuân, thu hoạch rộ như thời điểm đầu tháng Ba này giá lúa gạo trong nước thường xuống thấp. 

Theo cơ chế của Chính phủ những lúc như vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì và Bộ ngành liên quan cùng VFA thường kiến nghị Chính phủ cho phép thu mua tạm trữ lúa gạo với mức giá nhất định để đảm bảo lợi ích cho nông dân. 

Chính sách này nhằm hỗ trợ gián tiếp nông dân, tập trung tiêu thụ kịp thời lượng lúa gạo hàng hóa với giá tốt hơn thông qua các doanh nghiệp hội viên. 

Tuy nhiên, vụ Đông Xuân năm nay, Hiệp hội Lương thực Việt Nam sẽ không đề xuất việc thu mua tạm trữ lúa gạo như thường niên, do giá lúa hiện nay đã tốt, có lợi cho nông dân và nhiều khả năng còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Với mức giá như hiện nay, việc có chủ trương mua tạm trữ hầu như không cần thiết. 

anh minh hoa

Ảnh minh họa

Lý giải nguyên nhân khiến giá lúa gạo lại tăng ngay trong thời điểm chính vụ Đông Xuân, ông Huỳnh Thế Năng cho rằng, vụ Đông Xuân năm nay năng suất, sản lượng lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giảm đáng kể do nhiều diện tích lúa bị ảnh hưởng nghiêm trọng của xâm nhập mặn và El Nino. 

Bên cạnh đó, ngoài việc cần mua thêm để thực hiện hợp đồng còn lại từ năm ngoái chuyển qua, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, yếu tố cầu tăng từ xuất khẩu đường mậu biên cũng tác động lớn đến tình hình giá cả lúa gạo trong nước. 

“Tuy nhiên, chúng ta cũng lưu ý rằng yếu tố tâm lý hình thành từ các thông tin khá dồn dập, lặp đi lặp lại của các phương tiện thông tin đại chúng xung quanh diễn biến hạn và xâm nhập mặn cũng có phần đóng góp cho xu thế tăng giá hiện nay,” ông Năng cho biết thêm. 

Nói thêm về vấn đề này", ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lương thực Thịnh Phát (Bến Tre) cho rằng, đứng về mặt tâm lý, ai cũng nghĩ như vậy nên khi vào vụ thu hoạch, giá lúa gạo đã được nâng cao hơn, thậm chí có cả tâm lý đầu cơ. 

Hiện giá gạo nguyên liệu và thành phẩm IR50404 tiếp tục có xu hướng tăng do nguồn gạo ít, thậm chí nhiều nơi thương lái thu mua loại gạo này khá khó khăn. 

Việc giá lúa gạo đang tăng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long rõ ràng có lợi cho nông dân. Tuy nhiên, dưới góc độ của một doanh nghiệp, ông Lâm Anh Tuấn cho rằng, mức giá gạo hiện nay đã vượt qua mức giá kỳ vọng của doanh nghiệp, không tốt cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo. 

Theo ông Tuấn, với mức giá này các doanh nghiệp trong nước không dám thu mua, do giá thành của doanh nghiệp đã là 380 USD/tấn, trong khi giá chào bán của Thái Lan chỉ có 360 USD/tấn. Trên thực tế, thương hiệu gạo Việt Nam còn khá non yếu. 

Đối với các hợp đồng thương mại, với một loại gạo cùng phẩm cấp, gạo Việt Nam sẽ khó có thể bán với giá thành cao hơn so với gạo Thái Lan. 

Về phía người nông dân, anh Huỳnh Văn Sơn, ở ấp 1, xã Tân Đông, Thạnh Hóa, Long An cho biết, do giá lúa tăng nên năm nay lúa thu hoạch bao nhiêu đều được thu mua hết và nông dân không phải chịu cảnh bị thương lái ép giá. Tuy nhiên, đối với một số diện tích lúa bị nhiễm mặn nghiêm trọng khiến lúa bị lép nhiều mới bị thương lái từ chối thu mua.

Đến thời điểm hiện nay, Vụ Đông Xuân 2015-2016, cả nước đã thu hoạch 700.000ha trong tổng 1,5 triệu ha lúa xuống giống, với năng suất 6,8 tấn/ha. 

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, lũy kế xuất khẩu gạo của cả nước từ ngày 1/1 đến ngày 29/2/2016 đạt trên 856.000 tấn, trị giá FOB 347,834 triệu USD, trị giá CIF 371,695 triệu USD.


Nhiều khoản phí “ngáng chân” doanh nghiệp

Với đa số DN sản xuất, trong bối cảnh hội nhập, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt hơn, nếu các loại chi phí tại DN tăng cao, họ có thể phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động... 

Các DN gặp nhiều khó khăn

Nghị định số 122/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định từ ngày 1/1/2016, mức lương tối thiểu vùng tăng thêm trung bình 12,4%. Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội từ 1/1/2016 đến hết năm 2017, việc đóng bảo hiểm xã hội sẽ dựa trên mức lương và phụ cấp ghi trong hợp đồng.

Nghĩa là, việc tăng lương tối thiểu vùng và phụ cấp kéo theo việc tăng chi phí bảo hiểm. Chính điều này đã khiến các DN bối rối, không kịp xử lý, và hệ quả là, chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2016, đã có gần 50 cuộc đình công (theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH), tranh chấp lao động, trong đó có cuộc đình công với số lượng tới gần 20.000 công nhân Công ty Pouchen Việt Nam ở Đồng Nai vừa mới diễn ra.

cac dn dau dau vi bai toan thue phi

Các DN đau đầu vì bài toán thuế phí

Khi các khoản phí nêu trên tăng, chịu thiệt thòi nhất đương nhiên là các DN thâm dụng lao động như dệt may, da giày, chế biến gỗ...

Theo lời lãnh đạo một DN dệt may có nhà máy đặt tại Bình Dương, hiện công ty ông đang chịu phí đóng bảo hiểm xã hội 18%, bảo hiểm y tế 3%, phí công đoàn 2%, bảo hiểm thất nghiệp 1%. Tổng cộng, chi phí lên đến 24%, chiếm một phần tư tổng chi phí của cả DN. Đó là chưa kể khoản thuế thu nhập DN lên đến 22%.

Ông Trần Quốc Mạnh, Tổng Giám đốc Công ty Sadaco, Ủy viên Ban chấp hành Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) cho biết, tất cả các chi phí như lương, bảo hiểm đều tăng ngay từ đầu năm 2016, khiến cho chỉ những DN lớn mới đủ sức chống đỡ, còn các DN nhỏ rất khó khăn.

“Các DN nhỏ chủ yếu là DN tư nhân, họ thường giữ “sĩ diện” nên ít kêu ca, chúng ta cũng chưa có điều tra chính xác hiện trạng DN, nhưng thực ra họ đang rất khó khăn, bằng chứng là số DN đóng cửa, giải thể tăng hơn so với đầu năm 2015”, ông Mạnh nói.

Nhìn ở chiều ngược lại cũng thấy số DN mới tham gia thị trường đang ngày càng giảm. Báo cáo tình hình đăng ký DN tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2016 vừa được Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố cho thấy, trong tháng 2/2016, số DN được thành lập mới là 5.584 DN với số vốn đăng ký là 53.756 tỷ đồng, giảm 32,9% về số DN và giảm 9,3% về số vốn đăng ký so với tháng 1/2016.

Số DN đăng ký thành lập mới giảm 32,9% trong những tháng đầu năm đã phần nào nói nên sự dè chừng của những DN mới lần đầu tham gia thị trường. Họ lo ngại khi phải đối mặt với quá nhiều khoản chi phí.

Hệ lụy của “cõng” phí

Bình luận về vấn đề này, chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan cho hay, DN đang phải đóng 40,8% lợi nhuận cho Nhà nước thông qua thuế phí. Con số này đã được Bộ Tài chính xác nhận. Điều đó cũng đồng nghĩa DN khó có thể cạnh tranh nổi khi không có nguồn lực để đầu tư, phát triển, đào tạo nguồn nhân lực.

Trên thực tế, không chỉ DN sản xuất thâm dụng lao động gặp khó trước các khoản chi phí nêu trên, mà ngay cả DN dịch vụ cũng đã bị ảnh hưởng. Ông Trương Võ Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Mua bán nhanh cho biết, DN thương mại điện tử trong nước đang chịu cạnh tranh khốc liệt từ các công ty đa quốc gia. Vậy nên, khi phải “cõng” các khoản thuế, phí... DN Việt Nam khó mà cạnh tranh được.

Theo lời ông Tuấn, bản thân ông đã tìm hiểu và có thể sẽ tính đến việc phải dời văn phòng công ty sang Singapore, việc chuyển trụ sở sang Singapore giúp DN ông không phải chịu áp lực đến từ các khoản chi phí nêu trên, mà vẫn có thể đảm bảo được hoạt động kinh doanh ở thị trường Việt Nam.

“Một số bạn bè tôi là doanh nhân cũng đang có ý định tương tự”, ông Tuấn cho biết.

Trong bối cảnh Nhà nước  bằng cách này hay cách khác đang khuyến khích phong trào Startup (khởi nghiệp), thì việc thuế, phí... cứ “đến hẹn lại tăng” đã vô tình làn nản lòng những người muốn khởi nghiệp.

Còn với đa số DN sản xuất, trong bối cảnh hội nhập, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt hơn, nếu các loại chi phí tại DN tăng cao, họ có thể phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động. Và như vậy, việc tăng lương, tăng phí bảo hiểm... với mục đích cuối cùng là cải thiện thu nhập và đời sống cho người lao động có vẻ sẽ khó đạt được.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 11-03-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 11-03-2016

    Những con số khiến chính quyền Trung Quốc đang tái mặt
    Euro chịu nhiều áp lực trước thềm cuộc họp của ECB
    Hoa Kỳ chính thức kiểm tra cá tra, cá basa Việt Nam từ 15-4
    Nga sắp hết dầu thô
    “Đừng quên nhiều ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản vì cho vay bất động sản”

  • Tin kinh tế đọc nhanh 11-03-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 11-03-2016

    Sau chứng khoán, Trung Quốc tiếp tục lại có bong bóng bất động sản
    Thái Lan đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam
    Nền kinh tế của Brazil trong vòng xoáy khủng hoảng
    TCM chủ động thu hẹp kinh doanh
    Tham tán giúp DN hiện đại hóa

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 10-03-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 10-03-2016

    Singapore muốn đầu tư lớn vào hàng hải, cảng biển Việt Nam
    Fed đang triển khai chính sách tiền tệ "Made in China"?
    Nội các Nhật Bản thông qua dự luật về TPP
    Ấn Độ chính thức đệ đơn kiện lên WTO về phí visa của Mỹ
    Giám đốc câu kết cán bộ ngân hàng chiếm đoạt gần 100 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 10-03-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 10-03-2016

    Tài sản này có thể mở tung cửa tiến vào thị trường tiền gửi dân cư 3 triệu tỷ!
    Yahoo ngậm trái đắng vì dốc hơn 1 tỉ USD mua Tumblr
    Công nghệ in 3D hỗ trợ bán trang sức trực tuyến
    Philippines có nhiều sếp nữ nhất khu vực
    Quan hệ thương mại nội vùng ASEAN hơn cả EU

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-03-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-03-2016

    Xuất khẩu cá ngừ khởi sắc đầu năm
    Ngân hàng Nhà nước: Nhà băng không có động cơ để 'đi đêm' lãi suất
    Mỹ trừng phạt tập đoàn viễn thông Trung Quốc
    Phạt hai công ty nhập khẩu sâm tổng cộng 360 triệu đồng
    Từ 22-3, thép nhập phải chịu thuế bổ sung

  • Tin kinh tế đọc nhanh  sáng 10-03-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 10-03-2016

    Vốn thoái từ Trung Quốc chảy đi đâu?
    Bảng Anh giảm mạnh khi Thống đốc BOE cảnh báo rủi ro Brexit
    Áp dụng biện pháp tự vệ với phôi thép và thép dài
    Đa cấp Việt Nam phát triển nhanh nhất thế giới, trong đó 80% đang bán thực phẩm chức năng!
    Không còn “ồ ạt” sắm ô tô, lượng xe tiêu thụ giảm mạnh gần 50%

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 09-03-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 09-03-2016

    Nga đang sở hữu cơ hội kiểm soát 73% nguồn cung dầu mỏ của thế giới
    Dầu vượt ngưỡng 40 USD, phố Wall tăng phiên thứ 5 liên tiếp
    Chính sách lãi âm tại Nhật Bản: Lợi bất cập hại
    Trung Quốc giảm dự trữ ngoại hối xuống mức thấp nhất 4 năm
    Thêm một tin xấu cho kinh tế Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 09-03-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 09-03-2016

    Dấu hỏi lớn ở Nguyễn Kim: Sa sút sau cái bắt tay với người Thái?
    Muốn lớn thật nhanh. Những doanh nghiệp này toan tính gì?
    Doanh nghiệp thành lập mới tăng đột biến
    Google Việt Nam có nữ tướng mới
    Giá vàng trong nước rẻ hơn thế giới

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 09-03-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 09-03-2016

    Nợ nước ngoài đang chiếm 43,1% GDP
    TP.HCM kỳ vọng đón làn sóng đầu tư từ Hoa Kỳ
    Giá gạo Việt Nam bằng gạo Thái Lan
    TP.HCM chuẩn bị cho quảng cáo trên xe buýt
    Điện thoại di động thoát án thuế ở Thổ Nhĩ Kỳ 

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 09-03-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 09-03-2016

    Doanh nghiệp Việt Nam cần lập báo cáo tài chính theo chuẩn quốc tế
    Giữ nguyên mức thuế xuất khẩu titan
    Doanh nhân Hong Kong bị lừa gần 7,5 triệu USD qua điện thoại
    Đại chiến gia đình không hồi kết tại Lotte
    Warren Buffett: Mua cổ phiếu thì đừng nhìn giá