tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-05-2016

  • Cập nhật : 28/05/2016

Hàng Thái Lan, Nhật Bản tràn từ vỉa hè đến siêu thị nhà bán lẻ nội địa có còn cơ hội?

Nhà bán lẻ trong nước nên tự tin khi có điểm mạnh là am hiểu nền văn hóa vùng miền cũng như thói quen tiêu dùng của người Việt Nam hơn nhà bán lẻ nước ngoài.
ba nguyen ngoc tram.

Bà Nguyễn Ngọc Trâm.

Làn sóng thâm nhập ngày càng tăng của các nhà bán lẻ ngoại vào thị trường Việt Nam trong thời gian gần đây khiến các nhà bán lẻ trong nước sẽ có những áp lực nhất định vì thị phần sẽ bị chia nhỏ và nguy cơ thu hẹp hoạt động kinh doanh có thể diễn ra.

Đánh giá về xu hướng này, Bà Nguyễn Ngọc Trâm, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu thị trường, JLL Việt Nam cho hay thị trường bán lẻ trong nước khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài bởi tiềm năng dân sô đến hơn 90 triệu người vào cuối năm 2015, kinh tế phát triển ổn định, thu nhập bình quân đầu người tăng đều 12% mỗi năm trong vòng 10 năm qua cũng như những cải tiến trong hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động đầu tư và các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.

Theo bà Trâm, các nhà bán lẻ nước ngoài đã hiện diện thì đang tích cực mở rộng thêm các trung tâm thương mại, những tên tuổi mới thì đang tích cực tìm kiếm cơ hội để thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng này. Các nhà bán lẻ trong nước, điển hình là Vingroup và Coop.Mart cũng tích cực mở rộng hoạt động kinh doanh của mình để có thể duy trì thị phần bán lẻ trong nước.

"Tuy nhiên, không phải trung tâm thương mại hay cửa hàng bán lẻ hiện đại nào cũng thành công như nhau. Metro và Big C đã lần lượt “đổi chủ” mặc dù đã hoạt động nhiều năm trên thị trường Việt Nam với số lượng siêu thị/ trung tâm mua sắm cũng tăng lên và có mặt ở hầu hết các thành phố trực thuộc trung ương", bà Trâm nhấn mạnh.

Đứng ở góc độ là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ, bà Trâm cho rằng việc mở rộng ngày càng nhiều hệ thống siêu thị, TTTM hiện đại góp phần làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam từ việc mua sắm tại các chơ truyền thống chuyển sang các trung tâm mua sắm hiện đại. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, mạng lưới chợ truyền thống vẫn còn dày đặc và vẫn là nơi lựa chọn của rất nhiều người.

"Tôi cho rằng thói quen và quan niệm lâu đời có thể thay đổi được nhưng vẫn cần có thời gian và trải nghiệm thực tế. Vì vậy các nhà bán lẻ cả trong và ngoài nước mới tích cực mở rộng hoạt động kinh doanh để đáp ứng nhu cầu tiềm năng này. Trong cuộc đua tranh dành thị phần này, nhiều người lo lắng về sự “yếu thế” của nhà đầu tư nội trước sự thâm nhậm ngày càng nhanh của các ông lớn từ Nhật Bản và Thái Lan", đại diện JLL Việt Nam cho hay.

Cũng theo Bà Nguyễn Ngọc Trâm, việc lo lắng là tất yếu vì người tiêu dùng hiện đại có thói quen mua sắm thông minh, chất lượng và mẫu mã đa dạng sẽ là tiêu chí ưu tiên chọn lựa, mà hai tiêu chí này hoàn toàn là lợi thế của các nhà bán lẻ ngoại, trong khi đó đây lại là hạn chế của nhiều nhà bán lẻ nội.

Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng cơ hội phát triển vẫn còn đó cho tất cả các nhà bán lẻ trong nước. Chỉ có điều là khả nặng nắm bắt và tận dụng cơ hội của họ như thế nào mà thôi! Thực lực sẽ được nhìn nhận trong thời gian sắp tới!.


Tập đoàn Phú Thái bác tin đồn bị đại gia Thái Lan thâu tóm

Người đứng đầu tập đoàn Phú Thái vừa lên tiếng bác bỏ những tin đồn cho rằng tập đoàn này đã "bán mình" cho tập đoàn bán lẻ Thái Lan từ lâu.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Ông Phạm Đình Đoàn khẳng định vẫn là Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Holdings và phủ nhận mọi đồn đoán về việc doanh nghiệp đã bị nhà đầu tư Thái Lan thâu tóm.
Thông tin về việc Phú Thái bị đại gia Thái Lan thâu tóm xuất hiện trong bối cảnh diễn ra hàng loạt thương vụ đình đám của các nhà đầu tư Thái Lan với các siêu thị như Big C, Metro và doanh nghiệp Việt.
Tuy nhiên, lãnh đạo tập đoàn này khẳng định điều này hoàn toàn không đúng do "các nguồn tin không được giải thích đầy đủ".
Ông Đoàn cho hay tại công ty Phú Thái Group, mặc dù đã bán bớt một số cổ phần, nhưng ông này vẫn nắm giữ tới 35% cổ phần. Bên cạnh đó, Phú Thái Group chỉ là một trong 6 công ty thành viên của tập đoàn Phú Thái (Phú Thái Holdings) mà ông này là Chủ tịch.
Phú Thái Group chỉ chiếm khoảng hơn 20% doanh thu và 10% lợi nhuận của Phú Thái Holdings và ông Đoàn hiện đang nắm giữ tới 90% cổ phần và một số đơn vị quan trọng khác trong tập đoàn.

Người Thái “thâu tóm” Sabeco?

Đã từng hai lần đề nghị mua lại cổ phần chi phối của Sabeco với mức giá hàng tỷ USD và đều bị từ chối, nhưng lần này hãng bia lớn nhất Thái Lan, ThaiBev, đang có một cơ hội lớn để trở thành ông chủ mới của Sabeco.
hien tai sabeco dang chiem toi hon 41% thi phan

Hiện tại Sabeco đang chiếm tới hơn 41% thị phần

 

Chỉ ít ngày sau khi Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) gửi kiến nghị lên Bộ Công thương, đề nghị niêm yết Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) lên sàn chứng khoán, Bộ Công Thương và Sabeco đã trình Chính phủ phương án bán cổ phần. Cụ thể, Nhà nước sẽ tiếp tục bán đấu giá công khai 53% cổ phần tại Sabeco cho nhà đầu tư nhân.
Untitled-16

Tiềm năng của Sabeco

Cần phải nhắc lại rằng dù đã được cổ phần hóa cách đây 8 năm, nhưng tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Sabeco vẫn rất lớn, 90%. Với tỷ lệ đó, Sabeco vẫn hoàn toàn nằm dưới sự chi phối của Nhà nước. Nếu như toàn bộ số vốn được rút theo kế hoạch, tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Nhà nước tại Sabeco sẽ hạ xuống 36%, từ mức 90% hiện nay.

Hiện tại vẫn chưa biết đến khi nào Chính phủ sẽ thông qua đề xuất trên, nhưng chắc chắn rằng thông tin này đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư, cả trong và ngoài nước. Bằng chứng là trong những năm qua, dù kế hoạch tiếp tục thoái vốn của Sabeco chưa được Chính phủ chấp thuận, đã có rất nhiều nhà đầu tư đánh tiếng muốn mua cổ phần của Sabeco. Trong đó có một số tên tuổi nổi tiếng trong ngành công nghiệp bia như Ashahi, Heineken, SAB Miller và ThaiBev.

Có thể nói rằng trong ngành công nghiệp sản xuất bia ở Việt Nam, Sabeco chính là DN hấp dẫn nhất mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng muốn nắm cổ phần trong đó. Đó là bởi vì hiện tại Sabeco đang chiếm tới 46% thị phần. Một điều quan trọng nữa là tiềm năng tăng trưởng của Sabeco và sự mở rộng về quy mô thị trường vẫn còn rất lớn. Theo báo cáo của Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát, Việt Nam hiện đứng thứ 5 về tiêu thụ bia tại Châu Á.

ThaiBev đang đứng trước cơ hội lớn hơn nếu Chính phủ chính thức phê duyệt bán 53% cổ phần Sabeco trong một lần đấu giá công khai.

Cơ hội của ThaiBev

Trong số các nhà đầu tư đã từng đánh tiếng muốn đầu tư vào Sabeco, ThaiBev đang nổi lên là một trong những ứng viên tiềm năng nhất. ThaiBev hiện là một trong những hãng bia lớn nhất Thái Lan, thuộc sở hữu của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi – người cũng là chủ sở hữu tập đoàn TCC Holdings đã thâu tóm thành công Metro Cash – Carry Việt Nam hồi cuối năm ngoái.

Nói ThaiBev là một trong những nhà đầu tư tiềm năng nhất là vì tập đoàn này không hề giấu giếm mong muốn nắm giữ cổ phần chi phối tại Sabeco trong suốt hai năm qua. Năm 2014, ThaiBev đã từng đưa ra đề nghị mua lại 53% cổ phần của Sabeco với số tiền lên tới 2 tỷ USD nhưng không thành công. Tới đầu năm 2015, hãng bia này tiếp tục đưa ra một giao dịch mới trị giá 1 tỷ USD cho 40% cổ phần của Sabeco và tiếp tục bị từ chối.

Tuy nhiên, lần này ThaiBev đang đứng trước cơ hội lớn hơn nếu Chính phủ chính thức phê duyệt bán 53% cổ phần Sabeco trong một lần đấu giá công khai.

Và một điều dễ nhận thấy sau hai lần ra giá đòi mua cổ phần chi phối của Sabeco, ThaiBev dường như đã sẵn sàng trả giá rất cao để thâu tóm hãng bia nội này, để chính thức đặt chân vào thị trường Việt Nam theo một cách không thể nhanh hơn.

Mở rộng sự hiện diện ra thị trường nước ngoài đã là một chiến lược được ThaiBev thực hiện từ lâu. Tập đoàn này từng lên kế hoạch một nửa doanh thu sẽ đến từ thị trường bên ngoài Thái Lan vào năm 2020, tăng so với hiện tại là 30%. Phần lớn doanh thu đó sẽ đến từ khu vực ASEAN, sau khi Cộng đồng kinh tế chung ASEAN được thành lập từ ngày 31/12/2016, tạo ra một thị trường thống nhất với 600 triệu dân.

Trong một lần trả lời phỏng vấn hãng tin Nikkei hồi tháng Một vừa qua, ông Thapana Sirivadhanabkakdi chia sẻ rằng Việt Nam là thị trường mà ThaiBev mong muốn mở rộng nhất trong khu vực ASEAN.

“Thị trường này đã được thiết lập tốt, có quy mô lớn với hơn 90 triệu dân và có một hệ thống cơ sở hạ tầng vững chắc,” ông Thapana nói. “Tất cả mọi người đang tham gia tìm kiếm cơ hội ở đây,” ông nhấn mạnh.

Trong quá khứ, ThaiBev cũng đã mở rộng sự hiện diện của mình trên thị trường bằng chiến lược mua bán và sát nhập (M&A). Năm 2003, tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi, bố của ông Thapana, đã sát nhập tất cả các thương hiệu đồ uống có cồn của ông để tạo ra một tập đoàn lớn là ThaiBev bây giờ. Năm 2008, ThaiBev đã thâu tóm Oishi, tiếp theo đó là Serm Suk. Cả hai thương hiệu này đều của Thái Lan. Hiện ThaiBev cùng với TCC Assets cũng đã nắm hoàn toàn F&N bằng cách mua lại cổ phần của Lippo Group của Indonesia. Vào thời điểm hiện tại, ThaiBev cũng đang sở hữu 11% cổ phần của Vinamilk thông qua F&N.

Với kinh nghiệm M&A như trên, cùng với mong muốn đã được thể hiện trước đó, rất có thể ThaiBev sẽ là người chiến thắng trong cuộc đua làm chủ Sabeco sắp tới.


“Chỉ được phép thanh tra 1 năm 1 lần, nếu hơn doanh nghiệp có quyền không tiếp”

Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp đã cho biết như vậy.
pho chu nhiem van phong chinh phu le manh ha - pho truong ban thuong truc ban chi dao doi moi va phat trien doanh nghiep

Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp

Tại buổi họp báo thông tin chuyên đề về nghị quyết hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà cho biết: Nghị quyết 35 Chính phủ mới ban hành quy định cơ quan quản lý nhà nước chỉ  được phép thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp không quá 1 lần/năm, quá thì doanh nghiệp có quyền không tiếp.
Đây là yêu cầu của Chính phủ đưa ra trong nghị quyết, nó chưa phải văn bản pháp luật. Tuy nhiên các bộ ngành, UBND địa phương đã ký cam kết với Phòng công nghiệp và thương mại VCCI phải tuân thủ cho đúng.
“VCCI sẽ thường xuyên tổng hợp thông tin từ doanh nghiệp phản ánh để báo cáo Chính phủ việc thực hiện nghị quyết này. Tôi nghĩ rằng, các doanh nghiệp hãy chăm phản ánh đến chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyển các địa phương giải quyết, công khai lên cổng thông tin”, ông Hà nói.
Tuy nhiên, sau khi quy định này được ra, nhiều ý kiến cho rằng, liệu chỉ kiểm tra, thanh tra tối đa 1 lần/năm như vậy có dẫn đến tình trạng bỏ sót vi phạm của doanh nghiệp?
Về câu hỏi này, ông Lê Mạnh Hà cho rằng, trước hết chúng ta phải tin tưởng vào doanh nghiệp. Việt Nam có hơn 500 nghìn doanh nghiệp, chúng ta không thể kiểm tra, thanh tra tất cả thường xuyên được.
“Giống như nghiệp vụ bên công an, chúng ta chỉ nên khoanh vùng nhóm đối tượng doanh nghiệp có nguy cơ cao. Đó là nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước. Họ phải phân loại được”, ông Hà cho biết.
Theo ông Hà, trong trường hợp thanh tra, kiểm tra mà phát hiện họ có dấu hiệu vi phạm thì sẽ xử lý các bước tiếp theo bằng những nghiệp vụ khác nhau. Quy định trên của Nghị quyết 35 nhằm hạn chế tối đa việc kiểm tra những doanh nghiệp mà họ hoạt động bình thường, minh bạch.
Có doanh nghiệp bị kiểm tra hàng tuần
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Đặng Huy Đông chia sẻ thêm: "Tôi nghe thông tin có doanh nghiệp phản ánh bị kiểm tra hàng tuần".
“Do vậy, với quy định này sẽ hạn chế quyền lực của các cơ quan quản lý muốn gây khó khăn cho doanh nghiệp. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc dung túng bao che cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào vi phạm, đủ mức độ xử lý hình sự thì tất nhiên sẽ phải làm tới cùng”, ông Đông khẳng định.
Ông Đông cũng cho biết: “Đây là quy định mà sau khi chúng tôi tiến hành khảo sát về các kiến nghị của doanh nghiệp, hiệp hội gửi về bộ, VCCI.
Trong rất nhiều kiến nghị, nổi bật hai nội dung lớn đó là bị thanh tra, kiểm tra quá nhiều lần, thứ hai là bị hình sự hóa những hành vi không đáng. Quy định này là thực tế, chứ chúng tôi không phải ngồi tự vẽ ra”.
Theo ông Đông, thanh tra, kiểm tra là hoạt động bắt buộc. Tự do kinh doanh nhưng phải trong phạm vi của pháp luật để đảm bảo công bằng.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng cố gắng theo thông lệ quốc tế, đó là kiểm tra là kiểm tra liên ngành luôn, bao gồm cả thuế, hải quan, môi trường… chứ không tiến hành kiểm tra đơn lẻ, mai một đoàn, ngày kia một đoạn.
“Quá nhiều lần vào rồi vào lại ra, ra rồi lại vào thì chứng tỏ các anh không đi đến tận cùng của vấn đề thì mới kiểm tra, thanh tra nhiều lần thế chứ. Quy định về số lần kiểm tra như vậy sẽ giúp cơ quan quản lý thêm có trách nhiệm tường minh hơn”, ông Đông nhấn mạnh.
Bà Phạm Thị Thu Hằng - Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Viện trưởng Viện phát triển Doanh nghiệp cũng đề cập đến một điểm mới trong nghị quyết, đó là đề nghị kiểm tra phải kế thừa kết quả thanh tra, kiểm tra trước; tránh tình trạng trùng lặp trong việc thanh tra kiểm tra.

Từ đầu năm đến nay, Việt Nam bán hạt điều thu nhiều ngoại tệ hơn dầu thô

Tính ra, cứ mỗi tấn hạt điều bán ra trong 4 tháng qua, số tiền thu về tương đương 26,4 tấn dầu thô được múc lên đem bán.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Hạt điều đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong rổ nông sản xuất khẩu của Việt Nam.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải Quan, năm ngoái Việt Nam đã xuất đi gần 329 nghìn tấn điều hạt, tăng 8,7% về lượng so với năm 2014, mang về hơn 2,4 tỷ USD, tăng hơn 20% về giá trị.

Với kết quả này, Việt Nam tiếp tục giữ vững ngôi vị quốc gia xuất khẩu điều lớn nhất thế giới, với 50% thị phần điều toàn cầu.

Tin vui từ xuất khẩu hạt điều càng trở nên quý giá khi đặt trong bối cảnh các mặt hàng xuất khẩu tỷ đô chủ lực của chúng ta như thủy sản, gạo hay cà phê đều giảm trong năm qua.

Trong các thị trường nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam, Mỹ là thị trường lớn nhất, chiếm hơn 30% kim ngạch xuất khẩu hạt điều và 50% thị phần điều nhân của Việt Nam. Năm 2015, thị trường này tiêu thụ 111,7 nghìn tấn điều Việt Nam, trị giá 825 triệu USD.

Tình hình khả quan này của ngành điều trong nước tiếp tục được duy trì trong những tháng đầu năm nay.

Tổng cộng 4 tháng đầu năm 2016, Việt Nam xuất khẩu được 90,6 ngàn tấn điều ra toàn thế giới, mang về lượng ngoại tệ trị giá 688 triệu USD (tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2015), nhiều hơn lượng ngoại tệ mà dầu thô đem lại và tương đương hơn 83% tổng kim ngạch xuất khẩu điều của cả năm ngoái.

Tính ra, cứ mỗi tấn hạt điều bán ra trong 4 tháng qua, số tiền thu về tương đương 26,4 tấn dầu thô.

Phải nói thêm rằng, diễn biến giá dầu thế giới giảm mạnh những tháng đầu năm đã ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu dầu thô của Việt Nam. Lượng dầu thô đã xuất khẩu 4 tháng qua đạt xấp xỉ 2,4 triệu tấn, trị giá 683 triệu USD, giảm 25% về lượng và 51,7% về giá trị so với cùng kì năm 2015.

Đóng góp của dầu thô vào ngân sách vì thế cũng giảm mạnh xuống còn 13 nghìn tỷ đồng, chỉ còn chiếm 4% tổng thu ngân sách 4 tháng.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-05-2016

    Hơn 220 doanh nghiệp 'chết' mỗi ngày
    Nhận diện "tấm lá chắn" cho ngành thủy sản
    Quảng cáo của Trung Quốc bị chỉ trích phân biệt chủng tộc
    Phân bón giả gây thiệt hại 2 tỉ USD mỗi năm
    Mỹ, Hàn Quốc chuộng trái cây Việt

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-05-2016

    Vietnam Airlines chính thức có cổ đông chiến lược ngoại đầu tiên
    Giảm 50% thuế thu nhập cá nhân đối với nhân lực công nghệ cao CNTT
    Tiềm năng tăng tốc dòng vốn từ Nhật Bản
    Quảng Ngãi:Rút ngắn 50% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư
    FPT ký thỏa thuận hợp tác với hai đối tác Nhật

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-05-2016

    Thống đốc ra thông điệp về chính sách tiền tệ những tháng cuối năm
    Chính thức mở lại cho vay ngoại tệ từ 1/6
    Cẩn trọng với dịch vụ “cho vay không thế chấp”
    Lãi suất vừa giảm vừa… run?
    Mong manh lãi suất

  • Tin kinh tế đọc nhanh 29-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 29-05-2016

    Tin tặc có thể hạ gục ngân hàng
    Microsoft và Facebook xây dựng đường cáp quang nhanh nhất thế giới
    Cisco: Cơn lốc số thức sẽ “nhấn chìm” 4 trong số 10 công ty hàng đầu
    Quảng cáo trên Google sắp chứng kiến sự thay đổi lớn nhất trong 15 năm qua
    Muốn “dẫn dắt cuộc chơi OTT” nhà mạng cần làm gì?

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-05-2016

    Vì sao đầu tư vào Nga nhiều lợi nhuận hơn là ở Mỹ?
    Đồng USD tăng sau phát biểu của Chủ tịch Fed
    Cấm Bitcoin, Nga sẽ tung ra đồng tiền ảo riêng
    Cảnh sát Pháp “sờ gáy” hãng thức ăn nhanh nổi tiếng McDonald's
    Pháp mỗi năm phí phạm 10 triệu tấn thực phẩm, trị giá 16 tỷ euro

  • Tin kinh tế đọc nhanh  chiều 28-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-05-2016

    Nam Phi đã bán 10 triệu thùng dầu dự trữ trong tháng 12
    Argentina tăng sản lượng dầu thô lên 653.000 thùng/ngày vào năm 2025
    Sản lượng quả vải có thể giảm khoảng 10% so với năm ngoái
    Giá muối xu hướng giảm, tồn kho tăng tới 66%
    Giá hoa quả tại ĐBSCL tăng do nắng nóng

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-05-2016

    Cảnh giác với “bóng ma” lạm phát
    Chỉ số IIP tăng trở lại trong tháng 5, sản xuất điện tăng mạnh
    Ngân hàng thoái vốn nước rút
    3 ngân hàng Việt lọt Top 2.000 công ty lớn nhất thế giới của Forbes
    Liên Danh Lotte và các đối tác Nhật được chỉ định đầu tư dự án 2,2 tỷ USD tại Thủ Thiêm

  • Tin kinh tế đọc nhanh 28-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 28-05-2016

    Citigroup bị phạt 425 triệu USD do hành vi thao túng lãi suất
    G7: Nhất trí về các biện pháp tài chính cho tăng trưởng toàn cầu
    Nhật Bản: CPI giảm tháng thứ 2 liên tiếp, tạo áp lực nới lỏng thêm tiền tệ
    Khả năng Fed tăng lãi suất hỗ trợ đồng USD tăng giá
    Báo động: Nhân dân tệ đã xuống mức thấp nhất 5 năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 27-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 27-05-2016

    Nhiều loại trái cây tăng giá, không đủ hàng xuất khẩu
    Giá chuối xuất khẩu giảm mạnh
    Hoàng Anh Gia Lai có thể được nhập khẩu đường với thuế 0%
    Gần 3.400 tỷ đồng đầu tư xây dựng KCN Minh Hưng - Sikico
    Quỹ Đầu tư tín thác BĐS: Tạo kỳ vọng cho thị trường địa ốc

     

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-05-2016

    Doanh nghiệp siêu nhỏ “hấp dẫn” ngân hàng
    G7 nhất trí thúc đẩy kinh tế
    Microsoft sa thải 1.850 nhân viên, ngừng sản xuất điện thoại thông minh
    Foxconn thay 60.000 công nhân nhà máy bằng robot
    Hy Lạp được cấp 10,3 tỷ USD cứu trợ