tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-05-2016

  • Cập nhật : 29/05/2016

Vietnam Airlines chính thức có cổ đông chiến lược ngoại đầu tiên

Tập đoàn ANA của Nhật Bản đã chính thức mua 8,771% cổ phần của Vietnam Airlines với giá trị 2.431 tỷ đồng (tương đương 109 triệu USD). 
mua co phan cua vietnam airlines se giup ana tham nhap vao thi truong viet nam thong qua cac chuyen bay lien danh. anh: planespotters

Mua cổ phần của Vietnam Airlines sẽ giúp ANA thâm nhập vào thị trường Việt Nam thống qua các chuyến bay liên danh. Ảnh: planespotters

Theo thông tin từ Bộ ngoại giao, ngày 28/5, Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnam Airlines) và Tập đoàn hàng không lớn nhất Nhật Bản ANA Holding Inc. (Tập đoàn ANA) đã chính thức ký hợp đồng và sau đó trao văn kiện hợp tác chiến lược dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. 
Theo đó, tập đoàn ANA mua 8,771% cổ phần của Vietnam Airlines với giá trị 2.431 tỷ đồng (tương đương 109 triệu USD). 
Dự kiến sau khi hoàn tất các giao dịch vào ngày 01/7/2016, ANA sẽ chính thức trở thành cổ đông chiến lược của Vietnam Airlines.
Hai bên sẽ triển khai hợp tác liên danh và chương trình khách hàng thường xuyên bắt đầu từ ngày 30/10/2016. 
VNA và ANA sẽ hợp tác liên danh trên 30 đường bay nội địa tại Nhật Bản và Việt Nam cùng 10 đường bay quốc tế. 
Ngoài ra, khách hàng thường xuyên của mỗi hãng có thể tích lũy dặm khi bay trên các chuyến bay hợp tác liên danh giữa hai hãng và được trả thưởng trên các chuyến bay do hai hãng vừa là hãng tham gia vừa là hãng khai thác.
Bên cạnh đó, VNA và tập đoàn ANA cũng sẽ tiến hành hợp tác trong hàng loạt các dịch vụ liên quan đến làm thủ tục hành khách, dịch vụ hàng hóa, vận tải, suất ăn, bảo dưỡng máy bay và các dịch vụ khác tại các sân bay ở Nhật Bản và Việt Nam.
Tập đoàn ANA sẽ cử đại diện tham gia Hội đồng Quản trị của Vietnam Airlines, đồng thời cam kết chia sẻ các kinh nghiệm quản trị.
Hiện tại, 95% cổ phiếu của Vietnam Airlines vẫn thuộc quyền kiểm soát của Chính phủ sau khi cổ phần hóa. Sự hợp tác này sẽ đánh dấu khoản đầu tư đầu tiên của ANA vào một hãng hàng không quốc gia ở bên ngoài Nhật Bản, cũng như là lần đầu tiên Vietnam Airlines được đầu tư bởi một tập đoàn hàng không nước ngoài.(Bizlive)
Vietnam Airlines đang khai thác một đội máy bay trẻ gồm 89 máy bay. Mạng đường bay của Vietnam Airlines kết nối tới 20 điểm nội địa, 29 điểm đến quốc tế và hiện đang khai thác 66 chuyến bay mỗi tuần tới Nhật Bản.
Tập đoàn ANA là tập đoàn hàng không hoạt động toàn cầu với tổng cộng 63 công ty con hợp nhất và 18 chi nhánh. Đây là công ty mẹ của ANA – hãng hàng không truyền thống cung cấp dịch vụ đầy đủ và Vanilla Air – Hãng hàng không giá rẻ.
ANA sở hữu đội máy bay khoảng 240 chiếc, khai thác tới 88 điểm đến và vận chuyển khoảng 47 triệu lượt hành khách. ANA là hãng hàng không lớn nhất Nhật Bản về doanh thu và sản lượng hành khách. 

Giảm 50% thuế thu nhập cá nhân đối với nhân lực công nghệ cao CNTT

Nghị quyết về chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam vừa được Chính phủ ban hành.

Theo đó, đối với các giải pháp về chính sách ưu đãi thuế thuộc thẩm quyền của Quốc hội, bổ sung thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện các dự án: sản xuất sản phẩm nội dung thông tin số, dịch vụ phần mềm, sản xuất sản phẩm CNTT trọng điểm, dịch vụ khắc phục sự cố an toàn thông tin, bảo vệ an toàn thông tin được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như mức đang áp dụng đối với dự án sản xuất sản phẩm phần mềm theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các cá nhân nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực CNTT, là đội ngũ những người có trình độ và kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực CNTT; dịch vụ công nghệ cao trong lĩnh vực CNTT, quản lý hoạt động công nghệ cao trong lĩnh vực CNTT; vận hành các thiết bị, dây truyền sản xuất sản phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực CNTT; quản lý an toàn hệ thống thông tin.

Bộ Tài chính được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ báo cáo Quốc hội việc sửa đổi, bổ sung các Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập các nhân để thực hiện các giải pháp trên vào thời điểm thích hợp.

Đối với các giải pháp về chính sách ưu đãi thuế thuộc thẩm quyền của Chính phủ, bổ sung các hoạt động CNTT cần đặc biệt khuyến khích là: Sản xuất và dịch vụ phần mềm; dịch vụ thiết kế, tư vấn CNTT; dịch vụ tích hợp hệ thống; dịch vụ quản lý, duy trì hệ thống CNTT (ứng dụng, mạng, thiết bị); dịch vụ thuê ngoài hệ thống CNTT; dịch vụ bảo mật hệ thống thông tin không sử dụng mật mã dân sự; dịch vụ xử lý, khai thác dữ liệu cơ sở dữ liệu; dịch vụ tìm kiếm thông tin trên mạng; dịch vụ trung tâm dữ liệu Data center; dịch vụ thuê ngoài BPO, KPO cho xuất khẩu; dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử vào Danh mục hoạt động thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Danh mục công nghệ cao được ưu tiênđầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.

Trường hợp dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực CNTT cần đặc biệt khuyến khích đầu tư nêu trên có sử dụng thường xuyên trên 1.000 lao động (kể cả trường hợp dự án đã hết thời gian gian 15 năm hưởng thuế suất 10%), được kéo dài thêm thời gian áp dụng mức thuế suất 10% trong 15 năm.


Tiềm năng tăng tốc dòng vốn từ Nhật Bản

Vốn đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam đang có xu hướng chậm lại, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều tiềm năng tăng tốc trong thời gian tới.

Hôm 26/5, Panasonic đã chính thức khai trương phòng trưng bày mới tại Trung tâm Panasonic Risupia Việt Nam. Phòng trưng bày này chính là nơi Panasonic giới thiệu trực quan sống động đến khách hàng về những công nghệ mới nhất của Công ty.

Thực ra, đây chính là một trong những sự kiện quan trọng đánh dấu 10 năm hoạt động của Panasonic tại Việt Nam. Trong 10 năm qua, với chiến lược đưa Việt Nam trở thành một điểm đến trọng điểm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Panasonic đã không ngừng mở rộng các nhà máy sản xuất, trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư 243 triệu USD và mang lại hơn 7.500 việc làm cho người dân Việt Nam. Hiện tại, ở Việt Nam, Panasonic có 7 thành viên, trong đó có 5 công ty sản xuất.

..

Giống như Panasonic, nhiều tên tuổi Nhật Bản đã lựa chọn Việt Nam là điểm dừng chân, như Honda, Toyota, Kyocera, Canon, Fuji Xerox... Hàng ngàn nhà máy đã được các doanh nghiệp Nhật Bản xây dựng tại Việt Nam và chính điều này đã đưa Nhật Bản trở thành nhà đầu tư chiến lược của Việt Nam. Nhật Bản trong một thời gian dài luôn là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam. Ngôi vị này chỉ tạm thời bị “soán” sau khi Hàn Quốc liên tục có các dự án quy mô tỷ USD vào Việt Nam.

Lũy kế tính đến tháng 4/2016, Nhật Bản có 3.051 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký 39 tỷ USD, đứng thứ hai trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam. Còn nếu tính trong 4 tháng, mức cam kết của doanh nghiệp Nhật Bản là 563 triệu USD, đứng thứ 4.

Một thực tế khá rõ ràng là, sau thời gian dài doanh nghiệp Nhật Bản liên tiếp chọn Việt Nam là địa điểm sản xuất hàng đầu tại châu Á, thì 2 năm trở lại đây, tốc độ tăng đầu tư của Nhật Bản đã chậm lại. Nguyên nhân được cho là không phải từ phía Việt Nam, mà từ phía Nhật Bản. Đó là do nhu cầu tái thiết đất nước lớn, nên Chính phủ Nhật đang kêu gọi các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư kinh doanh trong nước. Việc giảm giá đồng yên cũng đã gây khó cho doanh nghiệp Nhật đầu tư ra nước ngoài, bởi sẽ khiến chi phí vốn tăng vọt. Do vậy, các nhà đầu tư Nhật Bản đang thận trọng trong việc ra quyết định đầu tư ra nước ngoài.

Thêm vào đó, điều đáng chú ý là, trong các dự án đầu tư mới từ Nhật Bản, theo khảo sát mà Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) công bố mới đây, tỷ lệ ngành công nghiệp chế tạo giảm 15% so với năm 2014. Ngược lại, tỷ lệ vốn đầu tư vào ngành phân phối, bán lẻ tăng từ 14% năm 2014 lên 17% năm 2015.

Thực trạng trên đã chỉ rõ sự thay đổi trong xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam. Nói cách khác, Việt Nam không chỉ được coi là một địa điểm sản xuất với chi phí nhân công rẻ nữa, mà còn là một thị trường hứa hẹn với các nhà đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ và tiêu dùng nội địa. “Xu hướng này sẽ còn tăng trong những năm tới, do thị trường Việt Nam tiếp tục là mối quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư Nhật Bản”, ông Kawada Atsusuke, Trưởng đại diện Jetro tại Hà Nội nhận định.

Có thể thấy rõ sự thay đổi của xu hướng đầu tư qua hoạt động của các hãng bán lẻ và các công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Hãng bán lẻ lớn nhất Nhật Bản là Aeon sau khi mở 3 trung tâm thương mại và siêu thị tại Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, đã xây dựng một trung tâm mới tại TP.HCM.

Trước đó, nhà bán lẻ 7-Eleven ở Nhật Bản tuyên bố sẽ khai trương cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2017. Trong vòng 3 năm, 7-Eleven sẽ phát triển 100 cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam và sẽ đưa con số này lên tới 1.000 cửa hàng sau 10 năm. Một tập đoàn bán lẻ khác đến từ Nhật Bản là Nojima Corporation cũng đã mua 10% cổ phần của Công ty bán lẻ Trần Anh nhằm tham gia thị trường bán lẻ điện máy.

“Quy mô thị trường và nhu cầu tiêu dùng với tỷ lệ dân số trẻ chiếm phần lớn là yếu tố khuyến khích sự dịch chuyển xu hướng đầu tư mới của các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam”, ông Atsusuke nói.

Chưa kể, một xu hướng mới cũng đã xuất hiện, đó là ngày càng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam. Số liệu thống kê cho thấy, lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm - thủy sản đã chiếm khoảng 6% tổng số 1,285 tỷ USD vốn đầu tư mới của Nhật vào Việt Nam trong năm 2015.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư cách đây chưa lâu, ông Hirono Mitsutoshi, Phó chủ tịch cấp cao, thành viên Ban Điều hành Fujitsu - đơn vị hợp tác với FPT để đưa công nghệ cao vào nông nghiệp của Việt Nam chia sẻ, Fujitsu rất vui mừng trước xu hướng này. “Chúng tôi mong muốn góp phần vào phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một cường quốc nông nghiệp”, ông Hirono Mitsutoshi nói.

Theo đánh giá của các chuyên gia, dù đầu tư từ Nhật Bản đang chậm lại, song chỉ mang tính thời điểm. Các khảo sát từ Jetro cho thấy, vẫn có tới 70% doanh nghiệp Nhật Bản được hỏi muốn đầu tư và mở rộng đầu tư ở Việt Nam. Và một trong những lý do là có nhiều cơ hội to lớn do việc Việt Nam tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), cũng như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, mà Nhật Bản cũng là một trong 12 thành viên, mang lại.


Quảng Ngãi:Rút ngắn 50% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư

Quảng Ngãi yêu cầu cơ quan chức năng lập ngay đường dây nóng nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, kiên quyết xử lý cán bộ nhũng nhiễu gây phiền hà cho doanh nghiệp.

Đó là một trong những chỉ đạo của ông Trần Ngọc Căng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo lực hấp dẫn nhà đầu tư.

Theo đó, các sở ngành, địa phương tập trung rà soát kế hoạch thanh tra, kiểm tradoanh nghiệp trên địa bàn đã ban hành. Nếu có sự chồng chéo, trùng lắp thì cần phải điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật (không quá một lần/năm).

cang nuoc sau dung quat dang la the manh thu hut dau tu vao kkt dung quat nhung nam qua cua quang ngai.

Cảng nước sâu Dung Quất đang là thế mạnh thu hút đầu tư vào KKT Dung Quất những năm qua của Quảng Ngãi.

Kết hợp thanh tra liên ngành nhiều nội dung trong một đợt. Hướng dẫn giải quyết thủ tục hành chính cho nhà đầu tư, doanh nghiệp theo nguyên tắc không được yêu cầu bổ sung hồ sơ quá 1 lần, không kéo được kéo dài thời gian. 

"Các sở ngành, địa phương cần lập ngay đường dây nóng điện thoại, website để tiếp nhận ý kiến doanh nghiệp. Từng cán bộ thực hiện nghiêm cải cách thủ tục hành chính, chống quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu. Tỉnh quyết xử lý các cán bộ vi phạm quy trình xử lý hồ sơ, gây phiền hà cho doanh nghiệp", vị chủ tịch tỉnh yêu cầu. 

Hiện Bí thư Tỉnh ủy Lê Viết Chữ và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng đều công bố số điện thoại, email cá nhân để tiếp thu ý kiến của người dân, nhà đầu tư.

Ông Lê Viết Chữ - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi cho rằng, việc công khai số điện thoại, hộp thư điện tử cá nhân nhằm lắng nghe ý kiến “đa chiều” của người dân, doanh nghiệp nhằm tạo bước đột phá cải cách hành chính, tạo bộ máy hành chính thân thiện, gần gũi hơn với công dân, nhà đầu tư. 

Năm 2016 cũng là năm tỉnh Quảng Ngãi tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, mạnh dạn loại bỏ thủ tục nhiêu khê, đồng thời ban hành cơ chế thông thoáng, lập tổ tư vấn hỗ trợ tối đa nhà đầu tư.


FPT ký thỏa thuận hợp tác với hai đối tác Nhật

Toppan Printing Co.Ltd và Tokyo Shoseki là hai đối tác mới của FPT tại thị trường Nhật Bản.

Trong khuôn khổ Diễn đàn Đối thoại Chính sách kinh tế cao cấp Việt Nam - Nhật Bản, diễn ra tại Nhật Bản, FPT đã chính thức ký kết hợp đồng với Toppan Printing Co.Ltd và Tokyo Shoseki, hai doanh nghiệp tên tuổi trong lĩnh vực in ấn và giáo dục của Nhật Bản.

Theo đó, FPT và Toppan Printing ký Thỏa thuận hợp tác gia công phần mềm và mở rộng hoạt động kinh doanh tại thị trường Đông Nam Á.

fpt ky thoa thuan hop tac voi toppan printing.

FPT ký thỏa thuận hợp tác với Toppan Printing.

Cụ thể, FPT sẽ thực hiện ủy thác dịch vụ phần mềm (Software Outsourcing) cho Công ty Toppan Printing và cùng triển khai hoạt động kinh doanh trong khu vực Đông Nam Á.

Với thỏa thuận này, FPT cũng sẽ có cơ hội nhận được nhiều hợp đồng ủy thác dịch vụ phần mềm hơn nữa từ khách hàng Toppan Printing, đặc biệt trong lĩnh vực BPO (Ủy thác quy trình doanh nghiệp) vốn đang bị cạnh tranh rất mạnh từ các công ty Trung Quốc và Philippines.

Bên cạnh đó, FPT đồng thời ký kết thỏa thuận hợp tác với Tokyo Shoseki trong lĩnh vực số hóa sách giáo khoa điện tử cho thị trường Nhật Bản và Việt Nam.

Trong năm 2016, Bộ Giáo dục Nhật Bản sẽ thông qua kế hoạch điện tử hóa toàn bộ sách giáo khoa cấp tiểu học và phổ thông vào năm 2020. Việc ký kết thảo thuận hợp tác với Tokyo Shoseki sẽ mở ra cơ hội rất lớn để FPT đón nhận những hợp đồng liên quan đến dự án điện tử hóa sách giáo khoa của Nhật trong tương lai.

Tokyo Shoseki thành lập năm 1909 và là nhà xuất bản sách giáo khoa lớn nhất Nhật Bản. Trong khi đó, Toppan Printing Co.Ltd thành lập năm 1900, là công ty hàng đầu của Nhật Bản về công nghệ in ấn và là công ty hoạt động đa lĩnh vực bao gồm công nghệ thông tin; điện tử; công nghiệp, sản xuất bao bì sử dụng trong lĩnh vực y tế, thực phẩm, đóng gói; vật liệu trang trí nội thất.

Đây cũng là hai trong số những lĩnh vực FPT đang tập trung đẩy mạnh tại thị trường Nhật Bản. Hiện các công ty cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực BPO tại thị trường Nhật Bản chủ yếu đến từ Trung Quốc, Philippines, việc FPT đạt được những thỏa thuận cung cấp dịch vụ BPO với quy mô lớn cho các doanh nghiệp hàng đầu ở Nhật Bản sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực BPO của Việt Nam tại thị trường này.

Bên cạnh đó, với năng lực đã được xây dựng qua quá trình hỗ trợ các tập đoàn lớn số hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh, FPT mong muốn mở rộng cơ hội hợp tác trong lĩnh vực này với các doanh nghiệp Nhật Bản.

Trong nhiều năm gần đây, thị trường Nhật Bản luôn là thị trường quan trọng số 1 trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm của FPT, với doanh thu chiếm khoảng 50% tổng doanh thu từ thị trường nước ngoài của Tập đoàn. FPT kỳ vọng năm 2017, thị trường Nhật Bản sẽ mang lại doanh thu 200 triệu USD và tạo cơ hội việc làm cho 8.800 người tại Nhật Bản và Việt Nam.

Diễn đàn “Đối thoại Chính sách Kinh tế cao cấp Việt Nam - Nhật Bản” được tổ chức trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từ 26-28/5 tại Nhật Bản.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 30-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 30-05-2016

    Đồng NDT yếu đi sẽ ảnh hưởng doanh nghiệp Việt Nam
    All Nippon Airways trở thành cổ đông chiến lược của Vietnam Airlines
    Nga từ chối giảm giá khí đốt cho Belarus
    Phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông lâm nghiệp
    Khẩn trương xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 30-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 30-05-2016

    Giám đốc World Bank: Cần tạo điều kiện cho tư nhân dẫn dắt nền kinh tế thị trường
    50% số lượng thuốc trừ sâu nhập về Việt Nam là từ Trung Quốc
    Ngân sách quốc gia đang “mở cờ trong bụng”
    Doanh nghiệp nhỏ và vừa tìm thị trường “ngách” để cạnh tranh
    Thuế, phí “đè bẹp” doanh nghiệp

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 30-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 30-05-2016

    Can thiệp vào giá sữa là không ổn!
    Tỷ giá tiếp tục tăng ngay khi bước vào tuần giao dịch mới
    Khi khối ngoại dẫn lối BĐS
    Vải thiều Bắc Giang vẫn chọn Trung Quốc là thị trường chủ lực
    Hàng tiêu dùng Thái Lan đang chiếm lĩnh thị trường Việt

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 30-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 30-05-2016

    Gạo Việt xuất mạnh sang Trung Quốc
    Nợ xấu lại “vật” nhà băng
    Money Week: Thị trường chứng khoán Việt Nam đang siêu rẻ
    Sài Gòn bùng nổ các 'siêu' dự án
    Người giàu nhất Trung Quốc tuyên chiến với Disneyland

  • Tin kinh tế đọc nhanh 30-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 30-05-2016

    Chủ tịch FED: Hoàn toàn có thể tăng lãi suất trong vài tháng tới
    Top 10 ngân hàng lớn nhất thế giới: Sự thụt lùi của Mỹ
    NHNN mở "van" cho vay ngoại tệ trong nước tới 31/12
    Sửa đổi Thông tư 36: "Vòng kim cô" siết tín dụng BĐS đã được nới rộng hơn
    Nhiệt điện nửa tỉ đô lại “liệt” một nửa

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-05-2016

    Hơn 220 doanh nghiệp 'chết' mỗi ngày
    Nhận diện "tấm lá chắn" cho ngành thủy sản
    Quảng cáo của Trung Quốc bị chỉ trích phân biệt chủng tộc
    Phân bón giả gây thiệt hại 2 tỉ USD mỗi năm
    Mỹ, Hàn Quốc chuộng trái cây Việt

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-05-2016

    Thống đốc ra thông điệp về chính sách tiền tệ những tháng cuối năm
    Chính thức mở lại cho vay ngoại tệ từ 1/6
    Cẩn trọng với dịch vụ “cho vay không thế chấp”
    Lãi suất vừa giảm vừa… run?
    Mong manh lãi suất

  • Tin kinh tế đọc nhanh 29-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 29-05-2016

    Tin tặc có thể hạ gục ngân hàng
    Microsoft và Facebook xây dựng đường cáp quang nhanh nhất thế giới
    Cisco: Cơn lốc số thức sẽ “nhấn chìm” 4 trong số 10 công ty hàng đầu
    Quảng cáo trên Google sắp chứng kiến sự thay đổi lớn nhất trong 15 năm qua
    Muốn “dẫn dắt cuộc chơi OTT” nhà mạng cần làm gì?

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-05-2016

    Vì sao đầu tư vào Nga nhiều lợi nhuận hơn là ở Mỹ?
    Đồng USD tăng sau phát biểu của Chủ tịch Fed
    Cấm Bitcoin, Nga sẽ tung ra đồng tiền ảo riêng
    Cảnh sát Pháp “sờ gáy” hãng thức ăn nhanh nổi tiếng McDonald's
    Pháp mỗi năm phí phạm 10 triệu tấn thực phẩm, trị giá 16 tỷ euro

  • Tin kinh tế đọc nhanh  chiều 28-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-05-2016

    Nam Phi đã bán 10 triệu thùng dầu dự trữ trong tháng 12
    Argentina tăng sản lượng dầu thô lên 653.000 thùng/ngày vào năm 2025
    Sản lượng quả vải có thể giảm khoảng 10% so với năm ngoái
    Giá muối xu hướng giảm, tồn kho tăng tới 66%
    Giá hoa quả tại ĐBSCL tăng do nắng nóng