Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của Cadivi được ghi nhận tăng trưởng ở mức 44,74%.

Chiến lược để khác biệt và vượt trội của Gemadept là xây dựng hệ thống cảng từ Bắc vào Nam nhưng ưu tiên đầu tư các cảng ở Hải Phòng.
Trong ngành khai thác cảng và logistics, tên tuổi Gemadept từ lâu đã nổi bật, bởi Gemadept là đơn vị sở hữu, đầu tư và khai thác nhiều cảng nhất, gồm cảng Phước Long (TP.HCM), Gemalink (Vũng Tàu), Dung Quất (Quảng Ngãi), Nam Hải, Nam Hải Đình Vũ, Nam Đình Vũ (Hải Phòng). Chiến lược để khác biệt và vượt trội của Gemadept là xây dựng hệ thống cảng từ Bắc vào Nam nhưng ưu tiên đầu tư các cảng ở Hải Phòng. Nhờ đó, Gemadept ít bị cạnh tranh, cho hiệu quả đầu tư cao với hiệu suất vận hành, năng lực xếp dỡ, doanh thu của Gemadept ở các cảng đều tăng trưởng mạnh.
Cảng biển trở thành mắt xích quan trọng để Gemadept khép kín chuỗi logistics. Ngay từ đầu, Gemadept đã coi trọng đầu tư các trung tâm phân phối nhằm bổ sung giải pháp tùy biến với các tiện ích đúng lúc, đúng nơi như: lưu kho, bảo quản, phân loại hàng, đóng gói lại, giao nhận hàng lỗi, dán nhãn, quét mã vạch... vốn đem lại lợi nhuận biên rất tốt.
Gemadept cũng đã đầu tư thận trọng vào cảng hàng hóa hàng không, vận tải biển, vận tải đường bộ, vận chuyển hàng hóa dự án, nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng, triển khai dịch vụ 3PL (dịch vụ logistics bên thứ 3). Công ty còn nhận làm đại lý hàng hải, đại lý tàu biển, đại lý giao nhận và xếp dỡ hàng hóa cho hơn 15 hãng tàu biển, tàu container, hãng logistics hàng đầu thế giới. Để tiếp cận công nghệ, trình độ quản lý hiện đại, Gemadept chọn cách hợp tác với các đối tác cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu như Schenker (Đức) và Molenbergnatie (Bỉ).
Mảng logistics góp 56% tổng doanh thu năm 2016 cho Gemadept, nhờ thị trường sôi động và Công ty đã đẩy mạnh hoạt động kinh doanh Contract Logistics, mở thêm trung tâm phân phối lạnh Mekong Logistics, Trung tâm K’Line Gemadept Logistics, duy trì được hệ số sử dụng tàu ở mức cao hơn thị trường.
Năm 2017, Gemadept tiếp tục đầu tư các trung tâm phân phối, mở rộng quy mô Cảng Bình Dương, Cảng Phước Long ICD, mở rộng Cảng hàng hóa hàng không SCSC... Gemadept còn dự tính triển khai dự án Cảng Nam Đình Vũ và tái khởi động dự án Cảng nước sâu Gemalink. Công ty đang lên kế hoạch thoái vốn và chuyển nhượng cổ phần tại các công ty con, phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ, sáp nhập để gia tăng quy mô.
Theo nhipcaudautu.vn
Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của Cadivi được ghi nhận tăng trưởng ở mức 44,74%.
Từ năm 2015, KDH chuyển mình thành công nhờ chiến lược sản phẩm mới và hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng đang được phát triển chóng mặt.
Vào ngày 19.5 vừa qua, HSC đã chính thức nới room ngoại lên 100%, kỳ vọng sẽ nâng cao tính thanh khoản cho cổ phiếu HSC trong tương lai.
top 50 doanh nghiệp việt nam 2017Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
PAN tỏ rõ tham vọng trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm ở Việt Nam và Đông Nam Á.
Trong 5 năm qua, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của PTB liên tục tăng trưởng, lần lượt 20% và gần 40%.
Bảo Việt tiếp tục giữ vững vị trí thứ 2 trên thị trường bảo hiểm nhân thọ lẫn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.
TLG có CAGR lợi nhuận đạt mức 23,3% giai đoạn 2012-2015 và thị phần trên 65% trong mảng bút viết.
top 50 doanh nghiệp việt nam 2017Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long
BIC nhiều năm liền đạt mức tăng trưởng cao trong khi tỉ suất lợi nhuận ổn định ở top đầu của thị trường.
Năm 2016, nhà bán lẻ này đã đạt được quy mô doanh thu 2 tỉ USD, tăng trưởng đến 77%.
top 50 doanh nghiệp việt nam 2017Công ty Cổ phần đầu tư Thế giới Di động
DVP có tỉ lệ tăng trưởng kép trong 3 năm đạt 9,2%, lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đạt 31,1%, tốc độ tăng trưởng vốn hóa 115,9%.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự