Lũy kế cả năm 2016, Vingroup đạt 58.500 tỉ đồng doanh thu từ hoạt động kinh doanh, tăng 24.500 tỉ đồng so với năm 2015.

PAN tỏ rõ tham vọng trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm ở Việt Nam và Đông Nam Á.
Đầu năm 2016, Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN đã hoàn thành việc thoái vốn khỏi lĩnh vực vệ sinh công nghiệp PAN Services để hoàn toàn tập trung phát triển mảng kinh doanh cốt lõi trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm. Theo chiến lược giai đoạn 2016-2020, ngành nông nghiệp và thực phẩm được đánh giá là rất tiềm năng ở Việt Nam nên khai thác cơ hội từ các lĩnh vực này sẽ đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao, bền vững của PAN ít nhất trong 20-30 năm nữa.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, PAN tiếp tục tận dụng lợi thế của mảng giống cây trồng với 2 công ty giống hàng đầu là NSC và SSC để chiếm lĩnh thị phần giống lúa và ngô tại Việt Nam. Bên cạnh đó, PAN cũng tận dụng lợi thế của các đối tác Nhật từ liên doanh với Công ty Saladbowl để tiếp tục mở rộng mảng kinh doanh rau và hoa cao cấp với thị trường rất tiềm năng. Lĩnh vực thực phẩm hứa hẹn là một mảng kinh doanh đóng góp lớn vào sự tăng trưởng và lợi nhuận trong tương lai với các sản phẩm mang thương hiệu riêng PAN Food và một hệ thống phân phối được đầu tư bài bản.
Mới đây, PAN Farm đã nhận khoản đầu tư 400 tỉ đồng từ nhiều định chế tài chính, quỹ đầu tư... để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh giống cây trồng hiện tại cũng như phát triển sang các lĩnh vực mới như sản xuất hoa, rau và quả đạt chất lượng xuất khẩu. Mục tiêu của PAN là hợp tác với các nhà đầu tư có cùng mục tiêu nhằm đưa nông sản của Việt Nam từ xuất khẩu thô, đứng tên các thương hiệu khác sang thương hiệu riêng trong nước.
Những năm nay PAN đã thực hiện nhiều thương vụ M&A. Đến nay, Tập đoàn đã trở thành một trong các công ty nông nghiệp, thực phẩm có quy mô lớn tại Việt Nam với tổng tài sản hợp nhất 3.761 tỉ đồng. Sang năm 2017, PAN tiếp tục phát triển thông qua việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất những sản phẩm chưa đủ đáp ứng nhu cầu thị trường như hoàn thành cụm nhà máy PAN Food Manufacturing, tăng số lượng sản phẩm cũng như diện tích canh tác của NSC và PSB, tăng vốn và mở rộng 584 Nha Trang, hoàn thành và đưa vào sản xuất dự án kẹo mềm Hifat và bánh Cracker của BBC, thực hiện M&A một số công ty để hoàn thiện chuỗi giá trị, hoàn thành việc huy động vốn cho PAN Farm, triển khai dự án phát triển vùng nguyên liệu điều... PAN tỏ rõ tham vọng trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm ở Việt Nam và Đông Nam Á.
Theo nhipcaudautu.vn
Lũy kế cả năm 2016, Vingroup đạt 58.500 tỉ đồng doanh thu từ hoạt động kinh doanh, tăng 24.500 tỉ đồng so với năm 2015.
Novaland đang sở hữu hơn 5,5 triệu m2 sàn xây dựng, đủ để công ty này phát triển trong vòng 5 năm tới.
Từ nay đến năm 2020, VCS đặt mục tiêu tăng trưởng trên 20%/năm và cố gắng giữ tốc độ tăng trưởng này với tầm nhìn đến năm 2025.
Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của Cadivi được ghi nhận tăng trưởng ở mức 44,74%.
Từ năm 2015, KDH chuyển mình thành công nhờ chiến lược sản phẩm mới và hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng đang được phát triển chóng mặt.
Vào ngày 19.5 vừa qua, HSC đã chính thức nới room ngoại lên 100%, kỳ vọng sẽ nâng cao tính thanh khoản cho cổ phiếu HSC trong tương lai.
top 50 doanh nghiệp việt nam 2017Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
Trong 5 năm qua, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của PTB liên tục tăng trưởng, lần lượt 20% và gần 40%.
Bảo Việt tiếp tục giữ vững vị trí thứ 2 trên thị trường bảo hiểm nhân thọ lẫn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.
Chiến lược để khác biệt và vượt trội của Gemadept là xây dựng hệ thống cảng từ Bắc vào Nam nhưng ưu tiên đầu tư các cảng ở Hải Phòng.
TLG có CAGR lợi nhuận đạt mức 23,3% giai đoạn 2012-2015 và thị phần trên 65% trong mảng bút viết.
top 50 doanh nghiệp việt nam 2017Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự