Guangzhou Automobile Group (GAC) đang lên kế hoạch thâm nhập thị trường Mỹ, nhưng hiện phải đối mặt với rắc rối liên quan đến thương hiệu xe Trumpchi.

Nhu cầu khoai tây chiên tăng mạnh tại Nhật Bản trong tuần này. Nhiều sản phẩm được chào bán với giá gấp sáu lần mức giá bán lẻ trực tuyến.
Theo Bloomberg, lý do là vì hãng sản xuất bánh snack Calbee vừa ngừng sản xuất một số thương hiệu khoai tây chiên phổ biến nhất. Hôm 14.4, loại khoai tây chiên hương vị pizza của Calbee được bán với giá khoảng 1.250 yen Nhật, tương đương 12 USD, trên trang web đấu giá của hãng Yahoo Japan. Hình ảnh các kệ hàng bán loại snack này gần như trống rỗng đang là xu hướng trên mạng xã hội Twitter.
“Cơn sốt” mua khoai tây chiên đến sau thông tin Calbee tạm ngưng bán 15 loại khoai tây chiên được đưa ra vào ngày 10.4. Việc Hokkaido, vùng sản xuất khoai tây quan trọng của Nhật, vào mùa vụ xấu là nguyên nhân cho động thái này. Hòn đảo phía bắc Nhật chịu tác động của nhiều cơn bão trong năm qua. Calbee là doanh nghiệp có giá trị thị trường 507,9 tỉ yen, có 20% thuộc sở hữu của PepsiCo và chiếm 73% thị trường khoai tây chiên ở quốc gia Đông Á.
Khoai tây chiên là chủ đề lớn ở Nhật Bản, quốc gia được biết đến với loại bánh cracker gạo senbei và bánh Pocky. Các sản phẩm bánh snack khoai tây của Calbee là món ăn nhẹ phổ biến nhất ở Nhật, theo cuộc khảo sát 10.000 người của kênh truyền hình TV Asahi. Tờ Nikkei gọi tình hình hiện tại là “cuộc khủng hoảng khoai tây” vì nó có thể không dừng lại ở các sản phẩm của Calbee mà còn lan rộng ra nhiều chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh vốn sử dụng nhiều loại củ này.
Phát ngôn viên Calbee Rie Makuuchi tại Tokyo cho biết: “Chúng tôi đang làm mọi thứ để có thể tiếp tục bán hàng”. Bà Rie Makuuchi nói rằng công ty sẽ xem xét việc nhập khẩu khoai tây từ Mỹ và yêu cầu nông dân trồng khoai ở hòn đảo Kyushu thu hoạch vụ mùa sớm hơn dự kiến. Dù vậy, bà cũng nêu nhiều trở ngại về pháp lý, quy định hạn chế số lượng khoai nhập khẩu như một phần lý do của sự thiếu hụt.
Đây không phải là lần đầu tiên nước nhà thiếu hụt một mặt hàng thực phẩm. Số lượng nông dân chăn nuôi bò giảm và việc thuế hàng nhập khẩu do hàng rào thuế quan cao từng dẫn đến tình trạng thiếu bơ trong quá khứ.
Hiện đối thủ nhỏ hơn của hãng Calbee là Koike-ya cũng ngừng bán 9 sản phẩm snack. Phát ngôn viên Koike-ya cho hay hãng chỉ dùng khoai tây trong nước. Cả hai công ty Calbee và Koike-ya đều không chắc chắn về việc sẽ bán lại mặt hàng khoai tây chiên.
Nhiều người dùng Twitter đang gửi lời động viên đến hãng Calbee, công ty vừa đưa ra lời xin lỗi trên tài khoản chính thức vì không thể tiếp tục bán khoai tây chiên. “Cơn sốt” lần này có thể sẽ nhắc dân Nhật về mức độ yêu thích của họ đối với sản phẩm này. Một người dùng Twitter viết: “Tôi nhận ra mình nghiện khoai tây chiên đến mức nào khi chúng bị ngừng sản xuất. Tôi sẽ chờ nó được bán lại”.
Thu Thảo
Theo Thanh Niên
Guangzhou Automobile Group (GAC) đang lên kế hoạch thâm nhập thị trường Mỹ, nhưng hiện phải đối mặt với rắc rối liên quan đến thương hiệu xe Trumpchi.
Mới có 8% tổng doanh số bán hàng xa xỉ cá nhân được thực hiện qua mạng, so với 16% của các phân khúc khác trong ngành bán lẻ.
Tính đến cuối tháng 3, đã có hơn 250 thương hiệu ngừng chi tiền cho quảng cáo trên YouTube.
Mô hình quản trị gia đình có điểm yếu dễ dẫn đến đổ vỡ, và mọi đổ vỡ đều có thể khiến doanh nghiệp thiệt hại lớn.
Nhắm vào phân khúc cao hơn, liệu Miss Sài Gòn có thành công hay không, khi thị trường đã gần như bị các thương hiệu ngoại chiếm lĩnh hoàn toàn?
Bầu trời Việt không còn là cuộc chơi của một cánh bay Vietnam Airlines. Cạnh tranh đã diễn ra trong nhiều phân khúc, đặc biệt với sự nổi lên của Vietjet Air.
Thị trường kem tại Ấn Độ ước tính đạt 619 triệu USD và có hơn 1.000 nhà sản xuất các loại từ kem hoa quả cho đến kem thường.
Livestream đã thúc đẩy nhiều ngành đi kèm, như môi giới người dẫn chương trình, cho vay tiêu dùng hay thậm chí là phẫu thuật thẩm mỹ.
Không chỉ gặp khủng hoảng trong nội bộ, tập đoàn Lotte gần đây còn phải đối mặt với việc hàng loạt cửa hàng, siêu thị tại Trung Quốc bị đóng cửa sau sự kiện triển khai THAAD ở Hàn Quốc. Liệu điều này sẽ ảnh hưởng tới đầu tư của Lotte tại Việt Nam?
Ý tưởng lấp hồ Thành Công để xây dựng nhà tái định cư đang làm nóng dư luận. Tác giả đề xuất ý tưởng này là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico). Vậy thực lực của Vihajico ra sao và chủ sở hữu doanh nghiệp này là ai?
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự