Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng, các khu kinh tế này được ví như những viên "ngọc trai lấp lánh" dọc "Vành đai - Con đường".

Nhật là một trong những xã hội già nhất thế giới với dân số đang già đi nhanh chóng cùng lực lượng lao động ngày càng ít ỏi.
Nỗi lo dân số già làm suy yếu tăng trưởng cuối cùng đã thành hiện thực khi quý I/2018, kinh tế Nhật đã tăng trưởng âm 0,2% so với quý trước, chấm dứt 8 quý liên tiếp tăng trưởng. “Một dân số đang già đi nhanh chóng và lực lượng lao động teo tóp đang kìm hãm tăng trưởng”, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã khuyến cáo trong báo cáo mới nhất về nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Giống như Nhật, Ý, một thành viên trong khối các nền kinh tế G7, cũng đang tăng trưởng một cách đình trệ nhưng sự đình trệ này có liên quan đến tỉ lệ thất nghiệp cao kỷ lục và thị trường lao động yếu ớt. Nhưng Nhật thì lại có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất trong nhóm G7. Tỉ lệ người dân trong độ tuổi lao động ở Nhật đang có việc làm đã ở mức cao nhất kể từ thập niên 1960, với tỉ lệ số công việc có sẵn trên mỗi ứng viên xin việc đã gần mức cao mọi thời đại của năm 1963 là 1,6. Thị trường lao động vẫn tốt nhưng tăng trưởng GDP Nhật được dự báo sẽ tiếp tục ảm đạm do tình trạng dân số già.
1. “Nhật không thể bắt kịp tăng trưởng như các nền kinh tế phát triển khác. Đó là vì thực trạng dân số của Nhật đã làm suy yếu tăng trưởng GDP”, Rob Carnell, đứng đầu bộ phận nghiên cứu và là chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại ING, nhận định. IMF cũng tính toán: “Tình trạng già hóa dân số có thể giảm tăng trưởng GDP bình quân hằng năm của Nhật tới 1 điểm phần trăm trong 30 năm tới”.
2.Kể từ khi dân số Nhật suy giảm vào năm 2010, dân số của nước này đã giảm khoảng 1,3 triệu người. Đến năm 2065, Liên hiệp Quốc dự kiến dân số Nhật sẽ giảm thêm 28 triệu người, tương đương giảm 22%. Cùng thời kỳ, dân số ở các nền kinh tế phát triển sẽ tăng 3%. Dân số Nhật không chỉ giảm mà còn đang già đi nhanh chóng. Kể từ năm 2000, số dân ở độ tuổi lao động của Nhật đã giảm 13%. Đến năm 2040, cứ 3 người dân ở Nhật thì có hơn 1 người sẽ trên 65 tuổi, tỉ lệ cao nhất trên thế giới.
3.Một đất nước có số dân suy giảm có nghĩa là thị trường nội địa sẽ có ít người mua hàng hóa/dịch vụ hơn. Chẳng hạn, trên thị trường xây dựng, nhu cầu xây dựng nhà ở đã giảm mạnh kể từ năm 1988 do ít có người mua hơn. Điều đó là dễ hiểu khi tỉ lệ sinh thấp, dân số liên tục giảm mạnh. Năm 2016, có ít hơn 2.300 nhà trẻ so với cách đó 7 năm khi số học sinh giảm 18%. Gần 2.000 trường tiểu học đã bị đóng cửa so với cùng kỳ trong khi số học sinh tiểu học giảm 8%.
4.Số doanh nghiệp Nhật đã giảm tới 31% trong giai đoạn 2006-2013. Dân số Nhật giảm mạnh nghĩa là với tăng trưởng năng suất bằng 0, “sản lượng GDP sẽ giảm đều đặn từ năm này qua năm khác”, Rob Carnell, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại ING, nhận định. Trước mắt, dự báo tăng trưởng GDP cho cả năm 2018 cũng không mấy lạc quan.
Văn Quốc
Theo Nhipcaudautu.vn
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng, các khu kinh tế này được ví như những viên "ngọc trai lấp lánh" dọc "Vành đai - Con đường".
Dự án đường sắt cao tốc liên doanh giữa Lào và Trung Quốc dự kiến sẽ thúc đẩy kinh tế Lào nhưng cũng đem lại cho nước này nhiều rủi ro.
Chính phủ Myanmar đang xét lại dự án cảng nước sâu hơn 9 tỉ USD được Trung Quốc hỗ trợ do lo ngại nó quá tốn kém và có thể cuối cùng nằm dưới quyền kiểm soát của Bắc Kinh nếu Naypyidaw không trả được nợ.
Báo cáo của Ngân hàng World Bank cho thấy ngành nông nghiệp Campuchia đạt tốc độ tăng trưởng 5,3% trong khoảng 2004-2012, mức cao nhất thế giới và đây được đánh giá là thời kỳ vàng son cho quốc gia này.
Hoạt động đầu tư và tài trợ vốn cho khu vực châu Phi suốt 10 năm qua của Trung Quốc giúp châu lục này có khả năng trở thành "công xưởng mới" của thế giới. Bắc Kinh còn trở thành nhân tố quan trọng kết nối các nước châu Phi.
Mỹ xem xét trừng phạt các công ty của Đức và các nước châu Âu vì có liên quan đến việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy phương Bắc-2".
Nhật Bản muốn cùng các nước Mê Kông hướng đến thực hiện hòa bình và thịnh vượng bằng hợp tác mang tính chức năng.
Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng trong tuyệt vọng để ngăn đà lao dốc tỷ giá nội tệ, một tình trạng có thể gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế ngay vào thời điểm nước này chuẩn bị bầu cử.
Chuyên trang MarketWatch vừa dẫn các nguồn tin cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tăng cường các biện pháp nhằm cắt giảm thêm 10% lượng thép nhập từ châu Âu.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã bày tỏ quan ngại về rủi ro vỡ nợ của các nước vì khoản vay của Trung Quốc tại cuộc họp IMF tháng trước.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự