Thủ tướng Chính phủ đồng ý lựa chọn 8 nhóm khu kinh tế (KKT) ven biển trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương đã thông qua sáng kiến về “Thúc đẩy Công nghiệp hỗ trợ APEC” do Nhật Bản và Việt Nam đồng chủ trì.
Sáng kiến này nhằm đánh giá chính sách và kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và hiện đại hóa ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.
Từ đó, Việt Nam sẽ phối hợp với Nhật Bản và Ban Nghiên cứu hỗ trợ chính sách xây dựng Bộ hướng dẫn chính sách, Bộ thông lệ tốt về Công nghiệp hỗ trợ APEC để cải thiện chất lượng chính sách và thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ.
Doanh nghiệp lớn muốn phát triển sản phẩm ra thế giới cần có các doanh nghiệp phụ trợ. Ảnh: An Hiếu/TTXVN
Theo ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội, việc thực hiện sáng kiến đó là cần thiết bởi cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chiếm 97% là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hiện nay, nền kinh tế thế giới thế giới cũng phát triển và chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Các doanh nghiệp, tập đoàn lớn muốn xuất khẩu sản phẩm ra thế giới cần có các doanh nghiệp phụ trợ và hỗ trợ. Đó chính là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, có thể họ chỉ sản xuất một sản phẩm, nhưng hết sức chuyên biệt.
Khi sản xuất sản phẩm chuyên biệt như vậy thì việc hỗ trợ cho doanh nghiệp phải hết sức cụ thể bởi họ là đối tượng dẫn dắt của nền kinh tế...
Thực tế cho thấy, thời gian qua Luật doanh nghiệp hầu như chỉ phục vụ nhóm doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, thu hút đến 80% lượng vốn của Việt Nam, nhưng chỉ tạo ra 20% giá trị. Trong khi đó, những doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận vốn vay, nhưng lại tạo ra nhiều công ăn việc làm, giá trị và sự ổn định.
Bên cạnh đó, việc phá sản, thua lỗ và cả thất thoát hàng nghìn tỷ đồng hầu như lại rơi vào các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn, Tổng công ty. Do vậy, việc hỗ trợ những doanh nghiệp nhỏ và vừa là cần thiết và nên làm ngay, ông Quốc Anh cho biết.
Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho rằng, phát triển một cách bền vững và mạnh mẽ ngành công nghiệp hỗ trợ không những tạo công ăn việc làm, thúc đẩy chuyển giao công nghệ mà còn góp phần củng cố nội lực của nền kinh tế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Đây cũng là một trong những lựa chọn chiến lược của nhiều nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển với nhu cầu sản xuất ngày càng gia tăng.
Một trong những trụ cột của năm APEC 2017 là tạo động lực cho các nền kinh tế thành viên hội nhập sâu sắc hơn vào các chuỗi cung ứng, sản xuất, giá trị khu vực và toàn cầu; thúc đẩy các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ cho phát triển kinh tế của từng thành viên.
Dự kiến Hướng dẫn chính sách, Bộ thông lệ tốt sẽ được trình tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế cuối năm nay và là một trong những kết quả quan trọng của hợp tác APEC năm 2017.
Đức Dũng (TTXVN)
Thủ tướng Chính phủ đồng ý lựa chọn 8 nhóm khu kinh tế (KKT) ven biển trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.
Pou Chen, Feng Tay hay Tae Kwang Vina - những cái tên khá xa lạ này lại đang là những doanh nghiệp đóng vai trò trọng yếu của ngành xuất khẩu giầy dép của Việt Nam.
“Để phát triển công nghiệp nhẹ, Đài Loan có ưu đãi rõ ràng về thuế thu nhập, thuế xuất nhập khẩu… Nếu cứ bình đẳng thì DN trong nước khó có thể đọ được”.
Ngành điện Việt Nam đang đối mặt với những thách thức lớn trong giai đoạn tới đó là: Thiếu nguồn năng lượng sơ cấp cho phát điện dẫn đến Việt Nam phải nhập khẩu than ngay từ năm 2016 và quy mô tiếp tục tăng lên khoảng 50 triệu tấn năm 2020.
Da giày và dệt may được đánh giá là có cơ hội nhiều nhất từ Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang lại.
Việt Nam cần thay đổi lại toàn bộ chiến lược ngành chăn nuôi, đó là đề nghị của các chuyên gia, hiệp hội tại thông tin cam kết TPP trong lĩnh vực nông nghiệp do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 6/11.
Dự thảo Báo cáo Chính trị viết: “Nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đã không đạt được” (mục 1, phần “I. Đánh giá tổng quát...”).
Điều kiện khai thác than gặp khó khăn, cộng thêm giá than trên thế giới duy trì ở mức thấp nên Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam chuyển hướng giảm xuất khẩu, tăng lượng nhập khẩu than để phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước.
Nhiều năm liền, thị phần thức ăn thuỷ sản gần như là sân chơi độc diễn của khối doanh nghiệp FDI, dẫn đến thao túng giá, khiến ngành thuỷ sản ngắc ngoải. Mới đây, Chính phủ có chỉ đạo kiểm tra quá trình "làm giá" đối với khối ngoại sản xuất thức ăn thủy sản để xử lý. Điều này có giúp tháo nút thắt suy giảm xuất khẩu thuỷ sản?
Thua lỗ, lợi nhuận sa sút là tình cảnh mà nhiều doanh nghiệp thủy sản trên sàn niêm yết gặp phải trong 9 tháng đầu năm 2015.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự