Kế hoạch đổi chủ của thương hiệu thời trang xa xỉ đã được giới chức Anh chấp thuận và cổ đông lớn nhất ủng hộ.

Guangzhou Automobile Group (GAC) đang lên kế hoạch thâm nhập thị trường Mỹ, nhưng hiện phải đối mặt với rắc rối liên quan đếnthương hiệu xe Trumpchi.
GAC được thành lập từ năm 2008 và hiện là một trong những nhà sản xuất xe hàng đầu Trung Quốc. Hãng này dự kiến bán xe tại Mỹ từ cuối năm 2019. Tuy nhiên, tham vọng của GAC có thể gặp khó vì Trumpchi - tên thương hiệu xe quan trọng nhất của hãng.Giám đốc điều hành GAC lo ngại tên thương hiệu gần giống với Tổng thống Mỹ sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch của họ tại quốc gia này. Trong khi đó, người phát ngôn của hãng cho biết họ đang nghiên cứu và cân nhắc xem có nên sử dụng thương hiệu Trumpchi ở Mỹ hay không.
Hồi tháng một, GAC nhận được một số phản hồi thẳng thắn sau khi một chiếc Trumpchi được trưng bày tại gian chính của triển lãm xe Detroit (Mỹ). Đồng thời, nó cũng bị nhiều chế giễu trên mạng xã hội.
Đầu tuần này, tại triển lãm xe Thượng Hải, ông Feng Xingya - Chủ tịch GAC giải thích: "Đây là một sự trùng hợp, chúng không nghĩ ông Donald Trump trở thành Tổng thống".
"Lúc đầu, tôi chưa bao giờ nghĩ tới điều này. Tại sao phải đổi tên Trumpchi? Ông Donald Trump là do người Mỹ bầu ra, chiếc xe trùng với tên với Tổng thống chẳng phải là điều tốt sao?".
Tuy nhiên, GAC sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn nếu gia nhập thị trường Mỹ, không chỉ về vấn đề tên thương hiệu. Hiện tại, ông Donald Trump đang nỗ lực thực thi chính sách "mua hàng Mỹ, thuê người Mỹ" - một trong những cam kết quan trọng từ khi tranh cử của ông. Theo đó, xe bán cho người Mỹ phải được sản xuất tại Mỹ.
Trước đây, hai hãng xe Trung Quốc là Geely và BYD đã cố gắng thâm nhập thị trường Mỹ nhưng đều thất bại. Năm ngoái, GAC bán được 1,7 triệu xe tại các thị trường Trung Đông, Đông Âu, châu Phi và Mỹ Latinh.
Anh Tú (theo CNN, VNE)
Kế hoạch đổi chủ của thương hiệu thời trang xa xỉ đã được giới chức Anh chấp thuận và cổ đông lớn nhất ủng hộ.
Là các chuỗi nổi tiếng trên thế giới, nhưng khi gia nhập thị trường Việt Nam, nhiều thương hiệu cà phê gặp khó khăn và lần lượt ‘âm thầm’ rút khỏi thị trường.
Sau khi giảm tới 76% doanh thu trong năm 2016, triển vọng kinh doanh trong các năm tới cũng chưa có gì sáng sủa cho Gỗ Trường Thành.
Nối bước ILLY và Gloria Jean Coffee, The KAfe đã chấm dứt chuỗi ngày phiêu lưu ngọt ngào trong ngành F&B. Theo doanh nhân Khải Silk, mọi dự tính cẩn thận đến đâu cũng sai, khi bạn là người thua cuộc.
Để chứng minh loại thuốc diệt cỏ làm từ thảo dược của mình an toàn cho người, chủ nhân của các loại thuốc diệt cỏ đã “tu ừng ực” trước các nhà khoa học về nông nghiệp và bảo vệ thực vật.
Dù chỉ là số lẻ so với số tiền thu được từ iPhone hay Macbook song doanh thu mảng dịch vụ đang ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Apple.
Mới có 8% tổng doanh số bán hàng xa xỉ cá nhân được thực hiện qua mạng, so với 16% của các phân khúc khác trong ngành bán lẻ.
Tính đến cuối tháng 3, đã có hơn 250 thương hiệu ngừng chi tiền cho quảng cáo trên YouTube.
Mô hình quản trị gia đình có điểm yếu dễ dẫn đến đổ vỡ, và mọi đổ vỡ đều có thể khiến doanh nghiệp thiệt hại lớn.
Nhắm vào phân khúc cao hơn, liệu Miss Sài Gòn có thành công hay không, khi thị trường đã gần như bị các thương hiệu ngoại chiếm lĩnh hoàn toàn?
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự