Nhắm vào phân khúc cao hơn, liệu Miss Sài Gòn có thành công hay không, khi thị trường đã gần như bị các thương hiệu ngoại chiếm lĩnh hoàn toàn?

Ý tưởng lấp hồ Thành Công để xây dựng nhà tái định cư đang làm nóng dư luận. Tác giả đề xuất ý tưởng này là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico). Vậy thực lực của Vihajico ra sao và chủ sở hữu doanh nghiệp này là ai?
Vihajico thành lập ngày 19/08/2003, trụ sở chính đặt tại Khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang, xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Nói một cách dễ hình dung hơn, Vihajico là chủ đầu tư của khu đô thị Ecopark - dự án bất động sản quy mô lớn, nằm phía Đông và cách trung tâm Hà Nội 10 km, tiếp giáp với sông Hồng và sông bắc Hưng Hải.
Dự án có tổng diện tích 500ha tại tỉnh Hưng Yên, trong đó 104 ha dành cho không gian cây xanh và nước. Tổng vốn đầu tư theo công bố là 800 triệu USD.
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi ngày 13/09/2016, Vihajico có vốn điều lệ 708 tỷ đồng, do 9 cổ đông – gồm 2 cá nhân và 7 pháp nhân - góp vốn sáng lập.
Người đại diện theo pháp luật là ông Đào Ngọc Thanh (SN: 1946), Tổng Giám đốc. Ông Thanh cũng là người đại diện vốn góp cho 3 cổ đông sáng lập tại Vihajico, là CTCP Tư vấn Đầu tư và Thương mại Nam Thanh, CTCP Tư vấn Xây dựng Nam Thành Đô, CTCP Đầu tư và Xây dựng Thành Nam. 3 pháp nhân này sở hữu tổng cộng 10% cổ phần Vihajico.
Có một chi tiết thú vị khi Tổng Giám đốc Vihajico có địa chỉ hộ khẩu thường trú và chỗ ở hiện tại khá gần hồ Thành Công. Cụ thể là tại Khu tập thể B3 Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình. Tuy nhiên, chưa rõ khu tập thể này có thuộc diện tái định cư trong ý tưởng lấp hồ Thành Công hay không.
Theo miêu tả trên một số tờ báo, trước khi nắm trọng trách tại Vihajico, ông Thanh làm công tác giảng dạy tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội và là người thường xuyên tư vấn cho các dự án. Năm 2003, khi đang có năm thâm niên thứ 33 trên bục giảng, ông Thanh nhận được lời mời từ người bạn: “Bác tham gia hỗ trợ nhiều dự án, sao không cùng chúng em kiếm một cái gì rồi tự mình làm chủ, mình triển khai?”.
Người bạn này, không ai khác, chính là đương kim Chủ tịch HĐQT Vihajico Lương Xuân Hà – vị doanh nhân khởi nghiệp từ nghề sửa chữa đồng hồ, rồi kinh doanh nhà hàng, khách sạn.
Theo đăng ký kinh doanh, ông Hà là người đại diện vốn cho cổ đông lớn nhất – nắm giữ 54% vốn - của Vihajico: Công ty TNHH Duy Nghĩa.
Công ty TNHH Duy Nghĩa thành lập ngày 05/07/1995, có địa chỉ trụ sở chính tại số 17A, phố Trần Hưng Đạo, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, do ông Hoàng Quang Thanh (SN: 1965) làm Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật. Nhưng cá nhân ông Thanh chỉ nắm giữ 10% trên tổng số vốn điều lệ 200 tỷ đồng của doanh nghiệp.
90% vốn còn lại (180 tỷ đồng) thuộc sở hữu của cá nhân ông bà Lương Xuân Hà – Đặng Thị Ngọc Bích (mỗi người 45%). Bắt đầu từ 30/12/2016, phần vốn sở hữu của hai cá nhân này được chuyển sang đứng tên bởi hai pháp nhân, là Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển BB (BB) và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển DB (DB). Tuy nhiên, về bản chất, có lẽ không có gì thay đổi, bởi bà Bích là chủ sở hữu duy nhất của BB, còn ông Hà là chủ sở hữu duy nhất của DB. DB và BB cùng được thành lập ngày 11/07/2016, đăng ký trụ sở chính tại cùng địa chỉ với Công ty TNHH Duy Nghĩa tại số 17A, phố Trần Hưng Đạo, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm.
Theo tìm hiểu, ông Lương Xuân Hà (SN: 1961) và bà Đặng Thị Ngọc Bích (SN: 1962) đăng ký hộ khẩu thường trú tại hai địa chỉ riêng biệt thuộc phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm nhưng cũng có chỗ ở hiện tại tại một số nhà trên đường Nguyễn Gia Thiều, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm.
Tại Vihajico, bà Đặng Ngọc Bích nắm giữ trọng trách Phó Tổng Giám đốc. Theo đăng ký kinh doanh, bà Bích là người đại diện vốn cho cổ đông lớn thứ hai – nắm giữ 20% vốn - của Vihajico: Công ty TNHH Thương mại Phụng Thiên.
Công ty TNHH Thương mại Phụng Thiên thành lập ngày 24/04/1999, đăng ký trụ sở chính tại số 77, phố Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, do hai cá nhân sáng lập là bà Đặng Thị Ngọc Bích và bà Đặng Thị Hòa Bình (SN: 1969), trong đó mỗi người đóng góp 50%. Bắt đầu từ ngày 30/12/2016, phần vốn sở hữu của hai cá nhân này được chuyển sang đứng tên bởi hai pháp nhân là Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển BB và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển thương mại Hòa Bình. Bà Bích, như đề cập phía trên, là chủ sở hữu duy nhất của BB; Còn Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển thương mại Hòa Bình thuộc sở hữu duy nhất của bà Bình.
Bên cạnh các cái tên kể trên, cơ cấu sở hữu Vihajico còn có sự xuất hiện của hai pháp nhân có trụ sở tại TP. HCM là CTCP Đầu tư và Phát triển Bảo Tín, CTCP Xây dựng Kiến trúc AA; hai cá nhân là ông Thái Ngọc Hùng (TP. HCM) và ông Nguyễn Công Hồng (Hà Nội). Tuy nhiên, quy mô sở hữu của các cổ đông này tại Vihajico là khá hạn chế./.
Ninh Giang
Theo Viettimes.vn
Nhắm vào phân khúc cao hơn, liệu Miss Sài Gòn có thành công hay không, khi thị trường đã gần như bị các thương hiệu ngoại chiếm lĩnh hoàn toàn?
Bầu trời Việt không còn là cuộc chơi của một cánh bay Vietnam Airlines. Cạnh tranh đã diễn ra trong nhiều phân khúc, đặc biệt với sự nổi lên của Vietjet Air.
Nhu cầu khoai tây chiên tăng mạnh tại Nhật Bản trong tuần này. Nhiều sản phẩm được chào bán với giá gấp sáu lần mức giá bán lẻ trực tuyến.
Thị trường kem tại Ấn Độ ước tính đạt 619 triệu USD và có hơn 1.000 nhà sản xuất các loại từ kem hoa quả cho đến kem thường.
Livestream đã thúc đẩy nhiều ngành đi kèm, như môi giới người dẫn chương trình, cho vay tiêu dùng hay thậm chí là phẫu thuật thẩm mỹ.
Không chỉ gặp khủng hoảng trong nội bộ, tập đoàn Lotte gần đây còn phải đối mặt với việc hàng loạt cửa hàng, siêu thị tại Trung Quốc bị đóng cửa sau sự kiện triển khai THAAD ở Hàn Quốc. Liệu điều này sẽ ảnh hưởng tới đầu tư của Lotte tại Việt Nam?
Hãng xe điện của tỷ phú Elon Musk vừa đạt mức vốn hóa 50,9 tỷ USD sau phiên giao dịch 10/4, vượt qua General Motors (GM) khoảng 100 triệu USD.
Những tranh luận về đề xuất áp giá sàn, suy cho cùng, cũng chỉ là một biểu hiện của cạnh tranh. Quan điểm của mỗi hãng về đề xuất thể hiện tư thế cạnh tranh của các thành viên thị trường. Còn quyết định của bên quản lý sẽ phản ánh tư duy và cả năng lực quản trị thị trường của nhà điều hành.
Đăng video ca nhạc, làm tiểu phẩm hài hay xây dựng kênh YouTube riêng giúp nhiều người không chỉ nổi tiếng mà còn kiếm được tiền tỉ trên trang mạng xã hội này.
Xuất khẩu cà phê nhân nước ta đứng thứ hai thế giới với sản lượng 1,78 triệu tấn (đạt 3,34 tỷ USD), tăng 32,8% về lượng và 25% về giá trị. Nhưng giá trị xuất khẩu của cà phê nước ta còn thấp, do chủ yếu xuất khẩu ở dạng nguyên liệu thô.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự