Mới có 8% tổng doanh số bán hàng xa xỉ cá nhân được thực hiện qua mạng, so với 16% của các phân khúc khác trong ngành bán lẻ.

Tổng công ty Rau quả Nông sản - đơn vị vừa được chọn làm cổ đông chiến lược của Bia Việt Hà là doanh nghiệp do các công ty liên quan đến ông Đỗ Quang Hiển sở hữu trên 50% vốn.
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội vừa thông báo việc bán đấu giá cổ phần của Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư Việt Hà - đơn vị đang sở hữu thương hiệu bia Việt Hà.Hãng bia nêu trên vốn là doanh nghiệp Nhà nước, thuộc sở hữu của UBND TP Hà Nội. Theo quyết định cổ phần hóa, Việt Hà sẽ phát hành lần đầu 76,9 triệu cổ phần, tương ứng vốn điều lệ 769 tỷ đồng. Trong đó, Nhà nước nắm giữ 51% vốn, cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược là 24,33%. Ngoài ra, 24,33% cổ phần khác sẽ được Việt Hà bán đấu giá công khai vào ngày 26/1 tới đây. Giá khởi điểm 10.000 đồng một cổ phần.
Trước đợt IPO này, Việt Hà đã thống nhất chọn Tổng công ty Rau quả Nông sản Việt Nam (Vegetexco) là nhà đầu tư chiến lược duy nhất, nắm giữ 24,33% vốn.
Giá bán sẽ được thỏa thuận giữa hai bên khi phiên bán đấu giá có kết quả. Tuy vậy, điểm đáng chú ý là thương vụ này in đậm dấu ấn của ông Đỗ Quang Hiển, khi từ tháng 8/2015, 2 công ty của Bầu Hiển T&T Group và Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH) đã nắm giữ khoảng 50% vốn tại Vegetexco. Ngoài ra, đơn vị tư vấn cổ phần hóa cho Việt Hà cũng chính là Công ty chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS), nơi Bầu Hiển đang giữ chức Chủ tịch Hội đông quản trị.
Việt Hà hiện có tổng tài sản khoảng hơn 600 tỷ đồng, nợ phải trả 59 tỷ. Với doanh thu dự kiến cho năm 2015 là 275 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chỉ 2,75 tỷ đồng (chưa tính các công ty con), giới đầu tư cho rằng sức hấp dẫn của doanh nghiệp này với nhà đầu tư lớn như Bầu Hiển không hẳn nằm ở kết quả kinh doanh.
Thay vào đó, doanh nghiệp này lại sở hữu hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng, công ty liên kết… với số vốn góp ban đầu tại 10 đơn vị gần 260 tỷ đồng. Cụ thể, họ từng rót 131 tỷ đồng vào 4 công ty con và dành 2,32 triệu USD cộng với 129 tỷ đồng cho 6 đơn vị liên kết.
Hiện Việt Hà đang sở hữu 51% vốn của Công ty bánh mứt kẹo Hà Nội, 51,76% vốn Bánh kẹo Tràng An, 88,59% vốn của Công ty đầu tư xây dựng Việt Hà và 68,44% vốn của Công ty rượu quốc tế.
Tại các công ty liên kết, doanh nghiệp này có tỷ lệ góp vốn 2-40% như: Bia rượu và nước giải khát Việt Hà, Dược phẩm Hà Nội, Giầy Ngọc Hà, Công ty Đồng Tháp, Công ty đầu tư và dịch vụ Hà Nội, Công ty TNHH Crown Hà Nội, Công ty Đô thị sinh thái Hà Nội…
11 công ty con và đơn vị liên kết của Việt Hà
STT | Doanh nghiệp | Tỷ lệ góp vốn |
1 | Công ty bánh mứt kẹo Hà Nội | 51% |
2 | Công ty Tràng An | 51,76% |
3 | Công ty đầu tư xây dựng Việt Hà | 88,59% |
4 | Công ty rượu quốc tế | 68,44% |
5 | Công ty Bia rượu nước giải khát Việt Hà | 37,2% |
6 | Công ty dược phẩm Hà Nội | 40% |
7 | Công ty Giầy Ngọc Hà | 29,33% |
8 | Công ty Đồng Tháp | 25,28% |
9 | Công ty đầu tư và dịch vụ Hà Nội | 2,74% |
10 | Công ty đầu tư liên doanh TNHH Crown Hà Nội | 9,3% |
11 | Công ty Đô thị sinh thái Hà Nội | 2% |
Một điểm thu hút khác của doanh nghiệp trong vụ IPO nêu trên chính là những khu đất mà doanh nghiệp này đang sở hữu. Theo đó, Việt Hà đang đứng tên 3.074 m2 đất làm văn phòng làm việc tại số 254 Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) theo hình thức thuê trả tiền 50 năm.
Doanh nghiệp cũng có 2 khu đất đang thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quyết định của thành phố Hà Nội, là khu đất rộng gần 20.000 m2 tại 87 Lĩnh Nam (Hoàng Mai) và một khu đất tại số 11-13 Nguyễn Chí Thanh (Ba Đình) rộng 1.071 m2.
Ngoài ra, Việt Hà cũng đang được Hà Nội giao quản lý hàng loạt các khu đất vàng như 107m2 tại Quán Sứ, 87m2 tại Hàng Thiếc, 261m2 tại Hàng Trống… song công ty chưa thể tiếp quản vì đang có tranh chấp.
2015 là năm ấn tượng của Bầu Hiển khi ông lần lượt tuyên bố muốn đầu tư vào Ga Hà Nội, Bệnh viên Giao thông vận tải, Cảng Quảng Ninh, sân bay Phú Quốc… Khi kết quả của các thương vụ này chưa được công khai, việc Bầu Hiển mua cổ phần của nhiều doanh nghiệp nhà nước IPO đã đánh dấu hướng đi mới của Tập đoàn T&T nói chung và cá nhân ông nói riêng.
Bạch Dương
Theo Vnexpress
Mới có 8% tổng doanh số bán hàng xa xỉ cá nhân được thực hiện qua mạng, so với 16% của các phân khúc khác trong ngành bán lẻ.
Nắm bắt cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh từ hàng Việt chuẩn quốc tế, nhiều doanh nghiệp, hộ nông dân đã liên kết hình thành tổ hợp hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế.
Việc Hữu nghị và Hải Hà về tay các nhà đầu tư cá nhân “bí ẩn” được cho là sự cởi trói cho hai doanh nghiệp này trên đường vươn tới vị thế thống lĩnh thị trường bánh kẹo nội.
Vì sao một doanh nghiệp chuyên về sữa lại đổ vốn đầu tư vào cà phê?
Mục tiêu trước mắt của GrabPay là để khách hàng thanh toán GrabCar nhưng trong tương lai là dịch vụ để họ mua các mặt hàng hằng ngày.
Sản phẩm hữu cơ - Organic được đánh giá là một trong những giải pháp hiệu quả để xây dựng thương hiệu, chiếm lĩnh thị trường và thu hút người tiêu dùng. Nhiều doanh nghiệp xem các cam kết phát triển bền vững, sản phẩm Organic... là chiến lược kinh doanh dài hạn và động lực để hoạch định kế hoạch đầu tư sản xuất, hướng đến bảo lợi ích, sức khỏe người tiêu dùng nhằm nâng cao giá trị thương hiệu.
Ngay đầu năm nay, Hùng Vương đã phải đón nhận những thông tin không mấy vui, khi cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo. Thay vì khoản lãi 308 tỉ đồng, sau kiểm toán, công ty mẹ Hùng Vương báo cáo khoản lỗ ròng lên đến 49 tỉ đồng. Thậm chí, tình hình nợ còn ở mức rất cao 13.000 tỉ đồng, khiến nhiều cổ đông lo ngại.
Theo Wall Street Journal, tiền từ các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc đã được sử dụng cho việc tích tụ kho dự trữ nhôm khổng lồ chu du qua nhiều quốc gia trên thế giới và một trong số đó đang ‘đậu’ tại Việt Nam.
Giá cả bình quân tại Aldi rẻ hơn tới 21% so với các chuỗi siêu thị giá rẻ khác ở Mỹ, bao gồm cả Wal-Mart
Các nhà đầu tư Trung Quốc hay chọn đường đi khó, đầy rủi ro và nặng nợ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự