Đặc biệt Trung Quốc là thị trường được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 11,25% tổng kim ngạch.

Mặc dù là thị trường chỉ đạt kim ngạch 9,8 triệu USD trong 7 tháng đầu năm nay, nhưng xuất khẩu thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh sang thị trường Philippines tăng mạnh 88% so với cùng kỳ năm 2017.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh trong tháng 7 giảm 1,5% so với tháng 6/2018 còn 83,8 triệu USD, tính chung từ đầu năm đến hết tháng 7 đạt 592,8 triệu USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ 2017.
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang các nước Đông Nam Á, chiếm 58,3% tỷ trọng đạt 297,1 triệu USD, tăng 13,59% so với cùng kỳ.
Nếu như kết thúc quý 2/2018, Singapore, Malasyia và Hàn Quốc là những thị trường chủ lực xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam, thì nay sang quý 3/2018 cụ thể là tháng đầu tiên của quý những thị trường này tiếp tục dẫn đầu kim ngạch, chiếm 70,1% tỷ trọng, trong đó Singapore đạt cao nhất 179,9 triệu USD nhưng tốc độ so với cùng kỳ giảm 9,83%; đứng thứ hai là Malaysia 157,4 triệu USD tăng 54,38% và Hàn Quốc đạt 78,3 triệu USD, tăng 52,84% so với cùng kỳ 2017.
Ngoài những thị trường kể trên, mặt hàng thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh của Việt Nam còn được xuất sang các nước như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản….
Nhìn chung, 7 tháng đầu năm 2018 kim ngạch xuất sang các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng chiếm 63,6%, trong đó đặc biệt tăng đột biến ở thị trường Philippines, tuy chỉ đạt 9,8 triệu SUSD, nhưng tăng 88% so với cùng.
Ở chiều ngược lại, những thị trường kim ngạch suy giảm chiếm 36,3%, trong đó xuất sang Trung Quốc lục địa và Đài Loan (TQ) giảm mạnh, giảm lần lượt 56,8% và 40,69%, tương ứng với 20,9 triệu USD; 7,8 triệu USD.
Thị trường xuất khẩu thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh 7T/2018
Thị trường | T7/2018 (USD) | +/- so với T6/2018 (%)* | 7T/2018 (USD) | +/- so với cùng kỳ 2017 (%)* |
Singapore | 29.667.447 | 11,68 | 179.974.244 | -9,83 |
Malaysia | 24.009.420 | -2,31 | 157.430.001 | 54,38 |
Hàn Quốc | 4.718.245 | -45,07 | 78.319.835 | 52,84 |
Nhật Bản | 7.933.966 | 21,23 | 50.511.870 | -2,22 |
Hoa Kỳ | 5.273.687 | 4,17 | 37.313.376 | 5,12 |
Trung Quốc | 2.689.349 | -17,51 | 20.988.977 | -56,8 |
Philippines | 1.643.106 | -18,99 | 9.838.787 | 88 |
Đài Loan | 616.428 | 0,64 | 7.836.103 | -40,69 |
Thái Lan | 299.968 | -21,91 | 4.025.740 | 50,69 |
Canada | 417.170 | -14,4 | 3.084.447 | 10,48 |
Campuchia | 563.743 | 40,93 | 2.017.151 | 32,66 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Đặc biệt Trung Quốc là thị trường được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 11,25% tổng kim ngạch.
Nếu như 7 tháng đầu năm 2018 hàng rau quả đã góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước 2,3 tỷ USD, thì ngược lại cũng phải nhập khẩu trên 900 triệu USD mặt hàng này.
Lượng sắt thép phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam sau khi sụt giảm liên tục trong 3 tháng của quí 2/2018 thì sang tháng 7/2018 nhập khẩu tăng trở lại.
Theo số liệu thống kê, nếu như tháng 6/2018 kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm của Việt Nam sụt giảm, thì sang tháng 7/2018 đã tăng trở lại, tăng 13,9% đạt 76,3 triệu USD.
Nếu như 7 tháng đầu năm 2018 Việt Nam thu về 1,98 tỷ USD từ xuất khẩu hạt điều, nhưng ngược lại cũng phải nhập tới 1,52 tỷ mặt hàng này, chiếm 1,15% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Tuy không phải là thị trường truyền thống xuất khẩu sản phẩm gốm sứ của Việt Nam, nhưng 7 tháng đầu năm nay xuất khẩu sang Inonesia tăng đột biến, gấp 2,8 lần kim ngạch so với cùng kỳ.
Lần đầu tiên ngành gỗ đạt kim ngạch xuất khẩu 4,85 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2018. Mặc dù cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung diễn ra, nhưng hiện vẫn chưa ảnh hưởng tới ngành gỗ Việt Nam.
Nhìn chung, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ đa số các thị trường trong 7 tháng đầu năm nay đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó nhập từ Ấn Độ tăng mạnh nhất.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trị giá xuất khẩu hàng hóa cả nước trong tháng đạt 20,32 tỷ USD, tăng 2,4% so với tháng trước, tương ứng tăng 475 triệu USD về số tuyệt đối.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2018, cả nước nhập khẩu 11,98 triệu tấn than đá, trị giá 1,39 tỷ USD, tăng mạnh trên 51% về lượng và tăng 73% về kim ngạch so với 7 tháng đầu năm 2017.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự