Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong bốn tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc của nước ta đạt 4,432 tỉ đô la Mỹ, nhưng nhập khẩu từ nước này lên đến 14,374 tỉ đô la Mỹ, tăng 52,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2018, cả nước nhập khẩu 11,98 triệu tấn than đá, trị giá 1,39 tỷ USD, tăng mạnh trên 51% về lượng và tăng 73% về kim ngạch so với 7 tháng đầu năm 2017.
Riêng tháng 7/2018 nhập khẩu 1,69 triệu tấn, tương đương 181,45 triệu USD, giảm 9,4% về lượng và giảm 15,8% về kim ngạch so với tháng 6/2018, nhưng tăng 10% về lượng và tăng 23,4% về kim ngạch so với cùng tháng năm 2017.
Giá than nhập khẩu trong tháng 7/2018 đạt 107,2 USD/tấn, giảm 7% so với tháng 6/2018 nhưng tăng 12% so với tháng 7/2017. Tính trung bình cả 7 tháng đầu năm nay, giá đạt 115,7 USD/tấn, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Indonesia là thị trường hàng đầu cung cấp than cho Việt Nam, đạt 6,39 triệu tấn, tương đương 450,33 triệu USD, chiếm 53,3% trong tổng lượng than nhập khẩu của cả nước và chiếm 32,5% trong tổng kim ngạch, so với cùng kỳ năm ngoái thì tăng rất mạnh 120% về lượng và tăng 133,6% về kim ngạch.
Australia là thị trường lớn thứ 2 cung cấp than cho Việt Nam đạt 2,78 triệu tấn, tương đương 438,81 triệu USD, chiếm 23,2% trong tổng lượng than nhập khẩu của cả nước và chiếm 31,7% trong tổng kim ngạch, tăng 16,9% về lượng và tăng 55% về kim ngạch.
Tiếp sau đó là thị trường Nga đạt 1,38 triệu tấn, tương đương 145,13 triệu USD, tăng 8,4% về lượng và tăng 21% về kim ngạch.
Lượng than nhập khẩu từ Trung Quốc mặc dù giảm 23,4% so với cùng kỳ, đạt 470.422 tấn, nhưng kim ngạch lại tăng mạnh 52,2%, đạt 470.422 tấn, tương đương 168,03 triệu USD.
Than nhập từ Malaysia cũng tăng tương đối mạnh 66,7% về lượng và tăng 74% về kim ngạch, đạt 190.872 tấn, tương đương 10,93 triệu USD.
Trong 7 tháng đầu năm nay, thị trường Nhật Bản nổi bật lên với mức tăng cực mạnh gấp 503,7 lần về lượng và tăng gấp 131 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù lượng nhập rất ít 14.607 tấn, tương đương 5,04 triệu USD.
Nhập khẩu than 7 tháng đầu năm 2018
Thị trường | 7T/2018 | +/- so với cùng kỳ (%)* | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 11.979.724 | 1.385.434.167 | 51,09 | 72,95 |
Indonesia | 6.388.188 | 450.326.436 | 119,93 | 133,63 |
Australia | 2.780.272 | 438.812.653 | 16,88 | 55,08 |
Nga | 1.379.461 | 145.130.413 | 8,36 | 20,99 |
Trung Quốc | 470.422 | 168.025.291 | -23,4 | 52,16 |
Malaysia | 190.872 | 10.933.886 | 66,66 | 73,97 |
Nhật Bản | 14.607 | 5.035.829 | 50.268,97 | 13.004,58 |
(*Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong bốn tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc của nước ta đạt 4,432 tỉ đô la Mỹ, nhưng nhập khẩu từ nước này lên đến 14,374 tỉ đô la Mỹ, tăng 52,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngày 27/5, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2017.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản tháng 5 năm 2017 ước đạt 2,8 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2017 đạt 13,7 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2016.
Lần đầu tiên, Hàn Quốc vượt qua Trung Quốc thành thị trường nhập siêu lớn nhất của VN với hơn 9,3 tỉ USD trong 4 tháng đầu năm 2017.
Sau một thời gian dài rơi vào trầm lắng, tình hình xuất khẩu gạo hiện đang ấm dần với những tín hiệu khá lạc quan. Mặc dù chưa thực sự tạo ra đột biến, nhưng những tín hiệu này cũng đã góp phần giúp thị trường lúa gạo Việt Nam sôi động trở lại.
Chiều 23/5, tại Hà Nội, được sự ủy quyền của hai Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thay mặt Chính phủ Việt Nam và Bộ trưởng Advocate Qamrul Islam thay mặt Chính phủ Bangladesh đã chính thức ký gia hạn Bản ghi nhớ (MOU) về Thương mại gạo giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Bangladesh.
Chiều 21/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi tiếp Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Liên bang Nga Maxim Oreshkin đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam.
Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam sẽ chỉ được phê chuẩn khi được quốc hội mỗi nước thuộc khối này thông qua.
Hàn Quốc là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam với 9,9 tỷ USD.
Chiều 16/5, Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam cho biết, EU và Việt Nam vừa kết thúc các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA) về Tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Buôn bán gỗ (FLEGT).
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự