Thông tin từ Hiệp hội Thép cho biết, Hội đang chuẩn bị để kiện chống bán phá giá sản phẩm tôn mạ nhập từ Trung Quốc.

Tính đến hết tháng 8/2015, lượng dầu thô xuất khẩu của cả nước đạt gần 6,3 triệu tấn với kim ngạch đạt 2,74 tỷ USD; giảm 2,6 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, chỉ trong 8 tháng, xuất khẩu đã “hụt hơi” gần 3 tỷ USD vì giá dầu.
Theo số liệu mới công bố của Tổng cục hải quan, trong tháng 8/2015, lượng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam đạt 823 nghìn tấn, tăng 2,8% so với tháng trước.
Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng này giảm 57 USD/tấn nên trị giá đạt gần 295 triệu USD, giảm 11,3%.
Tính đến hết tháng 8/2015, lượng dầu thô xuất khẩu của cả nước đạt gần 6,3 triệu tấn; tăng nhẹ 0,6% và kim ngạch đạt 2,74 tỷ USD, giảm mạnh 48,6% (tương ứng giảm 2,6 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong 8 tháng qua, dầu thô của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang Singapore với 1,14 triệu tấn, gấp 3 lần, sang Nhật Bản đạt 1,09 triệu tấn, giảm28,3%; sang Trung Quốc đạt 1,05 triệu tấn, giảm 6,4%; sang Malaysia đạt 1,04 triệu tấn, tăng 49,1% so với cùng kỳ năm 2014.
Đồng thời, Tổng cục hải quan cũng cho biết, lượng nhập khẩu xăng dầu các loại trong tháng 8 ở mức thấp nhất kể từ tháng 12/2014.
Cụ thể, lượng nhập khẩu xăng dầu các loại trong tháng là gần 574 nghìn tấn, giảm 36%. Đơn giá nhập khẩu bình quân giảm tới 17,2% nên trị giá nhập khẩu là 258 triệu USD; giảm 47% so với tháng trước.
Lũy kế 8 tháng năm 2015, cả nước nhập khẩu 6,49 triệu tấn xăng dầu các loại với trị giá đạt 3,68 tỷ USD, tăng 5,1% về lượng và giảm 36,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 8 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ: Singapore với 2,74 triệu tấn, tăng 28,5%;Thái Lan đạt 1,2 triệu tấn, tăng mạnh 188%; Trung Quốc đạt 1,03 triệu tấn, giảm 6%; Đài Loan đạt 687 nghìn tấn, giảm 24%... so với cùng kỳ năm 2014.
Thông tin từ Hiệp hội Thép cho biết, Hội đang chuẩn bị để kiện chống bán phá giá sản phẩm tôn mạ nhập từ Trung Quốc.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tôm nuôi của Việt Nam đã được áp dụng quy trình chứng nhận và truy xuất nguồn gốc nghiêm ngặt. Các quy trình này rất phù hợp để loại tôm nuôi ra khỏi danh sách các loài bị dán sai nhãn và gian lận.
Theo các chuyên gia ngành cà phê, trong khi tồn kho của các nước đều đang cao, Brazil có thể hạ giá để thúc đẩy xuất khẩu thì Việt Nam lại ra sức ghìm giữ cà phê. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến tình hình xuất khẩu trong thời gian tới.
Dầu thô và xăng dầu, ô tô nguyên chiếc, linh kiện và phụ tùng ô tô, xe máy, máy móc thiết bị và sắt thép… là những ngành đang đóng thuế xuất nhập khẩu nhiều nhất vào ngân sách.
3 thị trường Đông Nam Á là Indonesia, Thái Lan và nay là Malaysia đều đã tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với thép Việt Nam.
Những ngành sẽ chịu tác động đáng kể khi Cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành vào cuối năm 2015 nằm trong nhóm sản phẩm nhạy cảm cao được hưởng hàng rào bảo hộ thuế, phi thuế trong suốt thời gian qua, đặc biệt đường, ô tô.
Trung Quốc đang kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu gạo qua biên giới, tăng cường nhập khẩu theo đường chính thức từ nhiều nguồn cung cấp với giá thấp của một số thị trường như Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Myanmar… Điều này dẫn tới nguy cơ gạo Việt Nam bị Campuchia, Lào “vượt mặt”.
Dù có nhiều thuận lợi khi xuất khẩu sang Trung Quốc, nông sản Việt vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận thị trường láng giềng rộng lớn với 1,3 tỉ người này.
Trái cây ngon của Việt Nam không còn quanh quẩn ở các thị trường dễ tính mà đã vào thị trường cao cấp.
Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 8 tăng chung nhưng nhiều mặt hàng xuất khẩu chính như nông, lâm sản vẫn giảm nhẹ so với tháng 7/2015.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự