So với cùng kỳ 2018, kim ngạch nhập khẩu thuốc tính từ đầu năm đến hết tháng 3/2019 đạt 700 triệu USD, tăng 16,2% so với cùng năm trước, tính riêng tháng 3/2019 kim ngạch đạt 255 triệu USD, tăng 42,3% so với tháng 2/2019.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tôm nuôi của Việt Nam đã được áp dụng quy trình chứng nhận và truy xuất nguồn gốc nghiêm ngặt. Các quy trình này rất phù hợp để loại tôm nuôi ra khỏi danh sách các loài bị dán sai nhãn và gian lận.
Hôm qua (21/9), VASEP chính thức lên tiếng về dự thảo các nguyên tắc hoạt động của Nhóm đặc trách (Task Force) của Mỹ nhằm xác định các loài cá hay hải sản có dấu hiệu gian lận thương mại hay có nguy cơ bị khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), cũng như dự thảo danh sách “các loài có nguy cơ”.
Cụ thể, bản thông báo Liên bang của NOAA hôm 03/8/2015 đã đưa ra danh sách “các loài có nguy cơ” bao gồm: bào ngư, cá tuyết Đại Tây Dương, ghẹ xanh, cá nục heo, cá mú, cua huỳnh đế, cá tuyết Thái Bình Dương, hải sâm, cá mập, tôm, cá kiếm và cá ngừ.
Theo VASEP, bản dự thảo danh sách các loài có nguy cơ mà Nhóm đặc trách đưa ra thiếu minh bạch và thiếu cụ thể. Kết luận của Nhóm đặc trách được đưa ra dựa trên các ý kiến mơ hồ không cho phép các bên liên quan có đủ thông tin để đưa ra các ý kiến quan trọng, gây ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả chương trình của của Nhóm công tác và Nhóm đặc trách.
"Chúng tôi yêu cầu Nhóm đặc trách sửa đổi bản dự thảo “danh sách các loài có nguy cơ”, cụ thể bỏ tôm ra khỏi danh sách này, trừ khi Nhóm đặc trách có thể đưa ra luận chứng đầy đủ cho các thông tin và lý do của mình.”, VASEP khẳng định.
Ngoài ra, VASEP cho rằng, sản phẩm tôm nuôi của Việt Nam đã được áp dụng quy trình chứng nhận và truy xuất nguồn gốc nghiêm ngặt. Các quy trình này phù hợp để loại tôm nuôi ra khỏi danh sách các loài bị dán sai nhãn và gian lận.
VASEP cũng cáo buộc nhóm công tác vi phạm các quy định pháp lý của WTO. Bởi chương trình đòi hỏi có sự tham gia của ít nhất là các cơ quan như Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới (CBP), Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA). NOAA trong việc thực thi và giám sát, gây tốn kém cho các DN XK. Chương trình sẽ áp đặt các rào cản đáng kể đối với thương mại thủy sản và sản phẩm thủy sản NK vào Mỹ, trong khi các sản phẩm sản xuất tại Mỹ không bị cản trở. Điều này vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia.
"Dự thảo về các nguyên tắc và dự thảo về danh sách các loài "có nguy cơ cao" như hiện nay sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các DN XK nước ngoài khi NK vào Mỹ. Do đó VASEP đánh giá cao cơ hội được nhận xét trên cả 2 bản dự thảo và mong muốn hợp tác với các bên liên quan khác để đảm bảo rằng 2 dự thảo đạt được công bằng, và phù hợp với luật pháp quốc tế", VASEP nhấn mạnh.
Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn của con tôm Việt Nam trong nhiều năm qua. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2014, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường này là 1 tỉ USD, chiếm 25% tổng giá trị xuất khẩu của toàn ngành.
Trong tháng 7/2015, xuất khẩu tôm vào Mỹ đạt 50,9 triệu USD – mức cao nhất trong các tháng kể từ đầu năm 2015 đến nay tuy nhiên XK trong 7 tháng đầu năm nay đạt 313,6 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm 2014.
Nguyên nhân giảm chủ yếu là do mặt hàng tôm giảm 51% do giá tôm giảm và cạnh tranh khó khăn về nguồn cung và giá với tôm Ấn Độ và Indonesia.
Kiều Linh
Theo Vinanet
So với cùng kỳ 2018, kim ngạch nhập khẩu thuốc tính từ đầu năm đến hết tháng 3/2019 đạt 700 triệu USD, tăng 16,2% so với cùng năm trước, tính riêng tháng 3/2019 kim ngạch đạt 255 triệu USD, tăng 42,3% so với tháng 2/2019.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng xăng dầu của Việt Nam ra thị trường nước ngoài tăng rất mạnh trong 4 tháng đầu năm 2019, tăng 57,7% về lượng và tăng 61,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018, đạt 1,15 triệu tấn, tương đương 709,48 triệu USD.
Mexico hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam tại Mỹ Latinh, và ngược lại, Việt Nam hiện đang là thị trường lớn thứ tám của Mexico ở Châu Á. Kim ngạch trao đổi thương mại song phương đạt hơn 4 tỷ USD trong năm 2018, và Việt Nam xuất siêu sang nước này.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 4/2019 đạt 275 triệu USD, giảm 20,26% so với tháng trước đó và giảm 21,2% so với cùng tháng năm ngoái.
Trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trong quý 1/2019, mặt hàng ôtô tuy kim ngạch chỉ đạt trên 40 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ tăng vượt trội.
Xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam hàng năm cũng thu về đền tiền tỷ USD, nhưng ngược lại cũng phải nhập khẩu nguyên liệu tới hàng trăm triệu USD. Cùng với quá trình hội nhập và sự bùng nổ của Cách mạng công nghiệp 4.0, sẽ tạo ra cơ hội lớn cho ngành công nghiệp nhựa Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao trong thời gian tới. Tuy nhiên, ngành này cũng đang gặp phải không ít khó khăn, đặc biệt là về nguyên liệu.
Xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ 3 tháng đầu năm 2019 đạt gần 13,32 tỷ USD, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm trước.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong quý 1/2019 kim ngạch xuất khẩu túi xách, va li, ô dù ra thị trường nước ngoài đạt 841,23 triệu USD, tăng 10,4% so với quý 1/2018; trong đó riêng tháng 3/2019 đạt 299,8 triệu USD, tăng mạnh 82,5% so với tháng 2/2019 và tăng 9,7% so với tháng 3/2018.
Tuy là thị trường đứng thứ tư về lượng bông nhập khẩu trong quý 1/2019, nhưng tốc độ tăng trưởng từ Achentina tăng đột biến cả về lượng và trị giá so với quý 1/2018.
Xuất khẩu sản phẩm nhựa quý 1/2019 đạt 807,33 triệu USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự