Số liệu từ TCHQ Việt Nam cho thấy, nửa đầu năm nay, nhập khẩu đậu tương của cả nước suy giảm cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ 2015, giảm lần lượt 11,5% và 23,7%, tương ứng với 764,4 nghìn tấn, trị giá 308,8 triệu USD.

Năm 2014, XK nhân điều của nước ta đã đạt xấp xỉ 2 tỷ USD (con số chính xác theo công bố của Tổng cục Hải quan là 1,992 tỷ USD).
Năm nay, XK nhân điều đang đứng trước cơ hội không chỉ vượt qua mà có thể còn vượt xa cái mốc 2 tỷ USD.
Sở dĩ có thể khẳng định như trên là vì cho đến thời điểm này, nhân điều vẫn đang là một trong rất ít mặt hàng nông sản có được sự tăng trưởng cao về giá trị XK.
Theo Tổng cục Hải quan, đến hết tháng 7, nước ta đã XK được 184.934 tấn nhân điều, trị giá 1,345 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, về lượng tăng 12,5%, còn giá trị tăng tới 27,1%. Trong các mặt hàng nông sản XK chủ lực, mức tăng trưởng về giá trị XK của nhân điều chỉ thua sắn và các sản phẩm từ sắn.
Các mặt hàng nông sản chủ lực còn lại, đều thua xa nhân điều về tăng trưởng giá trị XK, kể cả mặt hàng hiện đang dẫn đầu về giá trị XK trong 7 tháng đầu năm là gỗ (đến hết tháng 7, giá trị XK gỗ đạt 3,754 tỷ USD, tăng 9,8% so cùng kỳ 2014). Thậm chí nhiều mặt hàng đang tiếp tục tăng trưởng âm về giá trị XK. Điều này càng cho thấy sự thành công của XK nhân điều trong năm nay.
Nhắc tới sự thành công của XK nhân điều trong năm nay, không thể không nói tới thị trường Mỹ, bởi đây vẫn là thị trường lớn nhất của điều Việt Nam và quan trọng hơn là vẫn đang có khả năng tăng trưởng tốt. 7 tháng đầu năm nay, XK nhân điều sang Mỹ đạt 66.503 tấn, trị giá trên 491 triệu USD.
Như vậy, về lượng, thị trường Mỹ chiếm 35,9% và khoảng 36% về giá trị. Còn so với cùng kỳ năm ngoái, đến hết tháng 7 năm nay, XK điều sang Mỹ tăng hơn 14 ngàn tấn và trên 150 triệu USD. Từ năm 2008, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ trở thành nhà cung cấp nhân điều số 1 cho thị trường Mỹ và luôn giữ vững vị thế này.
Năm ngoái, Việt Nam chiếm tới gần 1 nửa lượng trong số khoảng 170 ngàn tấn nhân điều được NK vào Mỹ. Điều đáng chú ý là so với 2 đối thủ chính là Ấn Độ và Brazil, nhân điều Việt Nam khi NK vào Mỹ đang phải chịu một bất lợi không nhỏ về thuế NK.
Cụ thể, trong khi nhân điều Ấn Độ và Brazil khi NK vào Mỹ không phải chịu thuế, thì nhân điều từ Việt Nam vẫn đang bị áp thuế 5%.
Thế nhưng bất chấp bất lợi nói trên, XK nhân điều của Việt Nam sang Mỹ vẫn liên tục tăng trưởng mạnh nhờ người tiêu dùng nước này ngày càng ăn hạt điều nhiều hơn và quan trọng hơn là chất lượng nhân điều Việt Nam được các nhà NK Mỹ đánh giá cao.
Chính nhờ yếu tố này mà trong thời gian tới, khi TPP được ký kết, thuế NK nhân điều từ Việt Nam vào Mỹ được bãi bỏ, thì nhân điều Việt Nam sẽ càng có cơ hội lớn hơn trên thị trường quan trọng nhất này.
Bên cạnh thị trường Mỹ, XK nhân điều Việt Nam cũng tiếp tục tăng trưởng mạnh ở nhiều thị trường khác. 7 tháng đầu năm nay: XK hạt điều sang Anh đạt giá trị 56,6 triệu USD, tăng khoảng 15 triệu USD so với cùng kỳ 2014; sang Canada đạt 51,1 triệu USD, tăng 8 triệu USD; sang Hà Lan đạt 167,2 triệu USD, tăng 46 triệu USD; sang Úc đạt 65,9 triệu USD, tăng gần 3 triệu USD; sang Thái Lan đạt 39,8 triệu USD, tăng hơn 12 triệu USD...
Đặc biệt có những thị trường tăng trưởng gần như gấp đôi: chẳng hạn XK hạt điều sang Đức trong 7 tháng qua đạt 5.496 tấn, trị giá 40,527 triệu USD, tăng gần gấp đôi về lượng và giá trị so với cùng kỳ (2.945 tấn; 20,451 triệu USD). Trong những thị trường lớn nhất, chỉ có thị trường Trung Quốc giảm nhẹ về lượng và giá trị: 23.459 tấn và 160,8 triệu USD so với 27.482 tấn và 161,2 triệu USD.
Trong những tháng còn lại của năm, XK nhân điều có thể không tăng trưởng mạnh như từ đầu năm đến nay. Bởi ở thị trường Trung Quốc, ngoài việc phá giá NDT, một số địa phương ở nước này có cửa khẩu với Việt Nam đã tăng thuế nội địa với hạt điều lên 13%. Những yếu tố này ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới XK nhân điều sang Trung Quốc, thị trường lớn thứ 3 hiện nay của ngành điều Việt Nam.
Tuy vậy, với việc trong 7 tháng đầu năm đã đạt giá trị XK hơn 1,345 tỷ USD, và nhu cầu mua nhân điều vẫn khá đều đặn từ các khách hàng Mỹ, Canada, EU, Úc..., giá nhân điều XK vẫn đứng ở mức khá cao, dự báo XK nhân điều của nước ta cho đến hết năm nay hoàn toàn có thể vượt xa mốc 2 tỷ USD.
Số liệu từ TCHQ Việt Nam cho thấy, nửa đầu năm nay, nhập khẩu đậu tương của cả nước suy giảm cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ 2015, giảm lần lượt 11,5% và 23,7%, tương ứng với 764,4 nghìn tấn, trị giá 308,8 triệu USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả trong 6 tháng đầu năm ước đạt 1,16 tỷ USD, tăng 31,22% so với cùng kỳ năm 2015. Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ rau quả Việt Nam nhiều nhất, đạt 803,8 triệu USD, tăng gần 218% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm tới 69,5% tổng lượng rau quả xuất khẩu của cả nước.
Gỗ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong năm 2015, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 6,9 tỷ USD, đưa Việt Nam thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 4 trên thế giới, sau Trung Quốc, Đức và Ý.
Trung Quốc là thị trường chính Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất trong nửa đầu năm nay, chiếm 52% tổng kim ngạch, đạt 2,6 tỷ USD, tăng 3,99% so với cùng kỳ.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2016 lượng thép nhập khẩu về Việt Nam là 9,66 triệu tấn , trị giá 3,8 tỷ USD (tăng 39,98% về lượng nhưng giảm 0,26% về trị giá). Lượng thép nhập khẩu 6 tháng đã gần bằng 2/3 tổng lượng thép nhập khẩu trong cả năm 2015 (là 15,098 triệu tấn).
Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu nông sản, được thị trường nước ngoài đánh giá cao nhưng 90% nông sản xuất khẩu dưới dạng thô nên giá trị thấp.
Tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 6 đã nhập khẩu 303,9 triệu USD, giảm 5,67% so với cùng kỳ năm 2015.
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu lúa mì từ Austrlaia, chiếm 45,9% tổng lượng lúa mì nhập khẩu.
Mặt hàng phân bón của Việt Nam đã có mặt tại 8 quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Campuchia, chiếm 27,9%...
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 6 tháng đầu năm 2016 đạt gần 10,85 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 13,2% trong tổng kim xuất khẩu của cả nước. Trong đó, doanh nghiệp có vốn FDI đạt kim ngạch gần 6,6 tỷ USD, chiếm 60,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự