Việt Nam nhập khẩu ngô chủ yếu từ thị trường Achentina, với 2,15 triệu tấn, tương đương 413,02 triệu USD, chiếm 70% trong tổng lượng ngô nhập khẩu của cả nước.

Trong 4 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu rau - quả đạt trên 1,4 tỉ USD, riêng xuất khẩu trái thanh long tươi đạt 427 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2017.
Theo Tổng cục Hải quan, thanh long chiếm tới 32% tổng giá trị xuất khẩu rau - quả VN. Giá trị xuất khẩu thanh long gấp gần 4 lần 2 mặt hàng đứng liền sau là nhãn (121 triệu USD) và xoài (104 triệu USD), đồng thời vượt nhóm rau - củ (143,8 triệu USD), nhóm sản phẩm chế biến (143,6 triệu USD).
Nhờ xuất khẩu thuận lợi, từ đầu năm đến nay, giá thanh long tại các vùng nguyên liệu luôn duy trì ở mức cao. Cụ thể, thanh long ruột trắng khoảng 20.000 đồng/kg, ruột đỏ 40.000 đồng/kg. Ngoài Bình Thuận “thủ phủ” của trái thanh long, những năm gần đây loại trái này được trồng nhiều ở các tỉnh miền Tây, tập trung tại Long An, Tiền Giang.
Bên cạnh thanh long, xoài xuất khẩu cũng tạo được ấn tượng mạnh khi tăng gấp đôi cùng kỳ năm trước, đạt giá trị 104 triệu USD, đẩy thị phần mặt hàng này từ 5% năm 2017 lên gần 8% trong 4 tháng đầu năm nay. Xoài xuất khẩu chủ yếu qua Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, Nhật Bản... Riêng thị trường Trung Quốc đạt giá trị đến 95 triệu USD, tăng 119% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm 91% tổng kim ngạch xuất khẩu xoài của VN.
Trong mấy năm qua, xuất khẩu rau - quả tăng trưởng mạnh, vượt qua hàng loạt mặt hàng xuất khẩu chủ lực trước đây. Tuy nhiên, nếu nhìn vào cơ cấu sản phẩm và thị trường xuất khẩu thì vẫn chưa thật sự bền vững, bởi xuất khẩu tăng dựa vào chỉ một, hai sản phẩm. Các sản phẩm này lại phụ thuộc đến 80 - 90% thị trường Trung Quốc. Theo thống kê, 3/4 giá trị xuất khẩu của toàn ngành rau - quả VN là vào thị trường Trung Quốc. "Gom hết trứng vào một giỏ" sẽ tạo ra những rủi ro cho xuất khẩu rau - quả. Thời gian gần đây, một số doanh nghiệp cố gắng chuyển hướng vào các thị trường cao cấp như Mỹ, Nhật, EU, Hàn Quốc… nhưng số lượng còn rất hạn chế. Theo Bộ Công thương, trong tổng kim ngạch 1,4 tỉ USD 4 tháng đầu năm, Trung Quốc chiếm gần 1 tỉ USD, bỏ xa thị trường đứng thứ hai là Mỹ với chỉ 39 triệu USD, Nhật Bản 36 triệu USD, Hàn Quốc 34 triệu USD. Nhật Bản và Hàn Quốc là các thị trường tiêu thụ rau - quả rất mạnh, nhưng tỷ trọng hàng VN ở các thị trường này rất hạn chế.
Chí Nhân
Theo Thanhnien.vn
Việt Nam nhập khẩu ngô chủ yếu từ thị trường Achentina, với 2,15 triệu tấn, tương đương 413,02 triệu USD, chiếm 70% trong tổng lượng ngô nhập khẩu của cả nước.
Phần lớn các nhóm hàng xuất sang Mỹ đều đạt mức tăng trưởng về kim ngạch; trong đó, nhóm hàng dầu thô vượt lên dẫn đầu về mức tăng trưởng tới 382% so với cùng kỳ.
Nhật Bản là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam trong số 10 đối tác thương mại thuộc Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ chất dẻo của Việt Nam trong tháng 4/2018 giảm 9,8% so với tháng 3, tương ứng với 235,1 triệu USD, nhưng tính chung 4 tháng đầu năm 2018 tăng 17,7% so với cùng kỳ đạt 908,4 triệu USD.
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và khu vực Đông Nam Á là các thị trường chủ đạo tiêu thụ nhóm hàng dây điện, cáp điện của Việt Nam.
Nhập khẩu máy móc thiết bị đạt trên 10 tỷ USD, giảm 13,1% so với cùng kỳ, chiếm 14,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước
Theo Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam liên tiếp xuất siêu sang Ấn Độ, thặng dư thương mại trong 4 tháng qua đạt 797,09 triệu USD, trong đó riêng tháng 4 đạt 265,38 triệu USD.
Gỗ và sản phẩm gỗ có xuất xứ từ Myanmar nhập khẩu vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay tăng đột biến 502,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 0,72 triệu USD.
Theo Tổng cục Hải quan, trong giai đoạn năm 2011-2014, Việt Nam luôn thặng dư cán cân thương mại trong trao đổi hàng hóa với Nhật Bản thì trong 3 năm trở lại đây (từ năm 2015 đến 2017), cán cân thương mại hàng hóa lại đảo chiều sang trạng thái thâm hụt.
cán cân thương mại việt nam - nhật bảnthương mại việt - nhật
Theo số liệu thống kê hang hóa XNK của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/5/2018 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 162,74 tỷ USD, tăng 14,4% (tương ứng tăng 20,54 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2017.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự