Xuất khẩu của Việt Nam đang gặp khó khăn do bị cạnh tranh gay gắt từ gạo giá rẻ từ xả gạo tồn kho của Thái Lan.

Gỗ và sản phẩm gỗ có xuất xứ từ Myanmar nhập khẩu vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay tăng đột biến 502,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 0,72 triệu USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 4/2018 giảm 5,9% so với tháng 3/2018 nhưng tăng nhẹ 0,8% so với tháng 4/2017, đạt 167,51 triệu USD.
Tính chung cả 4 tháng đầu năm 2018, gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu vào Việt Nam ước đạt 686,5 triệu USD, tăng nhẹ 0,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Tháng 4/2018, kim ngạch nhập khẩu nhóm sản phẩm này của các doanh nghiệp FDI đạt gần 47 triệu USD, giảm 14,66% so với tháng trước đó. Lũy kế trong 4 tháng đạt gần 189 triệu USD, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 27,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ cho Việt Nam, chiếm 15,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, trị giá 109,18 triệu USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mỹ là thị trường lớn thứ 2 cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ cho Việt Nam, chiếm 13% trong tổng kim ngạch, trị giá 89,27 triệu USD, tăng 17,6%. Tiếp đến Campuchia 56,82 triệu USD, chiếm 8,3%, giảm 49,8%; Thái Lan 30,94 triệu USD, chiếm 4,5%, tăng 2,8%.
Trong số các thị trường cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ cho Việt Nam 4 tháng đầu năm, thì có 63% số thị trường nhập khẩu tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, còn lại 37% số thị trường bị sụt giảm kim ngạch.
Gỗ và sản phẩm gỗ có xuất xứ từ Myanmar nhập khẩu vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay tăng đột biến 502,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 0,72 triệu USD. Bên cạnh đó, gỗ nhập khẩu từ Nam Phi cũng tăng mạnh 119,7%, đạt 2,66 triệu USD. Một số thị trường cũng có mức tăng mạnh như: Lào tăng 65%, đạt 9,3 triệu USD, Achentina tăng 63,4%, đạt 2,66 triệu USD và Phần Lan tăng 41%, đạt 4,7 triệu USD.
Trong 4 tháng đầu năm nay, gỗ từ thị trường Hàn Quốc nhập về Việt Nam giảm mạnh nhất 50,5%, chỉ đạt 1,86 triệu USD. Ngoài ra, nhập khẩu cũng giảm mạnh từ các thị trường Campuchia, Thụy Điển, Italia và Malaysia với mức giảm tương ứng 49,8%, 33,9%, 17,8% và 17,7% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 4 tháng đầu năm 2018
ĐVT :USD
Thị trường | T4/2018 | % tăng, giảm so với T3/2018 | 4T/2018 | % tăng, giảm so với cùng kỳ |
Tổng kim ngạch NK | 167.509.257 | -5,91 | 686.502.903 | 0,36 |
Trung Quốc | 29.890.105 | 28,95 | 109.175.038 | 5,26 |
Mỹ | 20.895.329 | -21,56 | 89.265.965 | 17,6 |
Campuchia | 13.858.270 | 23,96 | 56.821.823 | -49,81 |
Thái Lan | 7.438.331 | -22,69 | 30.935.176 | 2,8 |
Malaysia | 7.003.120 | -13,59 | 27.375.163 | -17,73 |
Chile | 6.341.414 | -37,8 | 26.774.304 | 20,76 |
Đức | 5.124.190 | -11,99 | 21.533.452 | 25,59 |
Brazil | 6.124.004 | 45,22 | 18.212.683 | 30,01 |
Pháp | 3.732.476 | -21,96 | 17.072.418 | 20,41 |
New Zealand | 3.855.867 | -22,5 | 16.763.510 | -3,46 |
Lào | 3.006.819 | 61,88 | 9.303.011 | 65,12 |
Canada | 1.850.706 | -45,58 | 8.927.511 | 37,96 |
Indonesia | 1.310.484 | -28,34 | 5.928.626 | -7,07 |
Phần Lan | 1.566.404 | 30,1 | 4.701.838 | 40,97 |
Italia | 704.579 | -9,4 | 3.653.989 | -17,84 |
Thụy Điển | 645.158 | -29,18 | 3.198.296 | -33,92 |
Nga | 510.775 | -32,19 | 2.667.203 | -16,69 |
Nam Phi | 543.583 | 42,6 | 2.658.706 | 119,65 |
Achentina | 336.949 | -59,8 | 2.655.577 | 63,39 |
Nhật Bản | 729.182 | 3,18 | 2.429.638 | -7,73 |
Hàn Quốc | 419.077 | 11,88 | 1.862.008 | -50,5 |
Australia | 364.959 | -33,1 | 1.450.563 | 38,27 |
Đài Loan | 358.117 | -31,98 | 1.447.805 | 17,51 |
Myanmar | 154.273 | -5,92 | 720.090 | 502,37 |
(Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Xuất khẩu của Việt Nam đang gặp khó khăn do bị cạnh tranh gay gắt từ gạo giá rẻ từ xả gạo tồn kho của Thái Lan.
Xuất khẩu gạo Việt Nam đã xuống mức thấp nhất trong vòng tám năm qua.
Theo số liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước từ đầu năm đến hết tháng 6-2016 đạt gần 162,57 tỷ USD, tăng 2,4%, tương ứng tăng hơn 3,76 tỷ USD so với 6 tháng năm 2015.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu của 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất đạt 58,868 tỷ USD, chiếm 71,68% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước từ đầu năm đến ngày 30/6/2016 là 82,132 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước đạt 82,24 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn chưa đạt được mục tiêu do Quốc hội giao.
Tổng cục Hải quan Việt Nam vừa công bố số liệu cho thấy Việt Nam bị thâm hụt thương mại 17 triệu USD trong tháng 6, thấp hơn so với mức dự kiến là 100 triệu USD.
Giá hàng dệt may xuất khẩu
Giá gạo xuất khẩu
Giá thủy sản xuất khẩu
Giá rau quả xuất khẩu
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự