Điện thoại và linh kiện là mặt hàng đạt kim ngạch lớn nhất của Việt Nam sang Áo trong 4 tháng năm 2016, thu về 621,04 triệu USD, tăng 12,94% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 80% tổng trị giá xuất khẩu sang Áo.

5 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 67,7 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong 5 tháng đầu năm 2016, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 14,6 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2015.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 5/2016 ước tính đạt 14,6 tỷ USD, tăng 1,74% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 4,3 tỷ USD, tăng 1,70%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 10,3 tỷ USD, tăng 1,76%.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 5/2016 tăng 7%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 5,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 7,4%. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng tăng khá so với cùng kỳ năm trước: Rau quả tăng 75,5%; cà phê tăng 34,1%; điện thoại và linh kiện, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đều tăng 14,3%.
Tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 67,7 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 19,4 tỷ USD, tăng 3,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 48,3 tỷ USD, tăng 7,7%.
Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực tăng so với cùng kỳ năm trước: Điện thoại và linh kiện đạt 14,4 tỷ USD, tăng 20,6%; hàng dệt may đạt 8,6 tỷ USD, tăng 6,1%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 6,3 tỷ USD, tăng 5,4%; giày dép đạt gần 5 tỷ USD, tăng 6%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 3,6 tỷ USD, tăng 16,2%; thủy sản đạt 2,5 tỷ USD, tăng 5,6%; cà phê đạt 1,4 tỷ USD, tăng 15,8%; túi xách, vali, mũ, ô dù đạt 1,3 tỷ USD, tăng 12,1%; gạo đạt 1,1 tỷ USD, tăng 8,4%; rau quả đạt 1 tỷ USD, tăng 53,7%.
Tuy nhiên, có một số mặt hàng kim ngạch xuất khẩu giảm: Dầu thô đạt 883 triệu USD, giảm 49,2% (lượng giảm 20,6%); sắt thép đạt 649 triệu USD, giảm 10,2% (lượng tăng 21,9%); sắn và sản phẩm của sắn đạt 538 triệu USD, giảm 22,7% (lượng giảm 10,1%).
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 5 tháng đầu năm, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 14,6 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2015. Tiếp đến là EU với 13,3 tỷ USD, tăng 11%; Trung Quốc đạt 7,6 tỷ USD, tăng 18,9%; Hàn Quốc đạt 4,3 tỷ USD, tăng 39,5%. Riêng xuất khẩu sang thị trường ASEAN đạt 6,8 tỷ USD, giảm 13,5%; Nhật Bản đạt 5,4 tỷ USD, giảm 2,2%.
Nguồn: doanhnghiepvn.vn
Điện thoại và linh kiện là mặt hàng đạt kim ngạch lớn nhất của Việt Nam sang Áo trong 4 tháng năm 2016, thu về 621,04 triệu USD, tăng 12,94% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 80% tổng trị giá xuất khẩu sang Áo.
Sau khi tăng trưởng kim ngạch trong tháng 3, sang tháng 4 kim ngạch xuất khẩu hàng mây, tre, cói thảm lại giảm 11,4 so với tháng trước chỉ đạt 18,9 triệu USD, tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 4, kim ngạch xuất khẩu hàng mây, tre, cói thảm đạt 86,7 triệu USD, tăng 1,45% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, hàng hóa của Việt Nam xuất sang thị trường Trung Quốc 4 tháng đầu năm 2016 đạt 5,91 tỷ USD, tăng 22,57% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã nhập khẩu 112,6 triệu USD nguyên phụ liệu dược phẩm, tăng 12,58% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu phân bón 4 tháng 2016 giảm cả ề lượng và trị giá, giảm lần lượt 27,8% về lượng và 44,5% so với cùng kỳ năm 2015.
5 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 66,3 tỷ USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước.
Sau khi liên tiếp giảm trong hai tháng đầu năm 2016, nhập khẩu vải tăng liên tiếp.
Trong 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập khẩu 6,21 triệu tấn thép, trị giá trên 2,3 tỷ USD (tăng 55,36% về lượng, nhưng giảm nhẹ 0,34% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái).
Việt Nam nhập siêu khá lớn từ Trung Quốc và Hàn Quốc đồng thời xuất siêu lớn qua Mỹ và EU trong năm tháng đầu năm 2016. Tổng quan, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa công bố, cả nước vẫn xuất siêu 1,36 tỉ đô la Mỹ trong 5 tháng.
Dù kim ngạch ngành chế biến xuất khẩu gỗ của Việt Nam luôn ở mức cao so với các nước trong khu vực nhưng ứng dụng công nghệ, năng suất lao động lại thấp hơn
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự