Trong rổ hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nam Phi trong 7 tháng đầu năm 2018 mặt hàng cà phê tăng đột biến cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã nhập khẩu 112,6 triệu USD nguyên phụ liệu dược phẩm, tăng 12,58% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã nhập khẩu 112,6 triệu USD nguyên phụ liệu dược phẩm, tăng 12,58% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc là thị trường chính cung cấp nguyên phụ liệu dược phẩm cho Việt Nam, chiếm gần 62% tổng kim ngạch, đạt 69,7 triệu USD, tăng 22,11%. Nguồn cung lớn thứ hai đến từ Ấn Độ, với 16,2 triệu USD, nhưng tốc độ nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm từ thị trường này giảm nhẹ, giảm 4,3%; kế đến là Thái Lan, đạt 5,6 triệu USD, tăng 133,13% so với cùng kỳ.
Ngoài ba nguồn cung chính kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu từ các thị trường khác nữa như: Đức, Italia, Pháp,Tây Ban Nha…. đặc biệt là thị trường Thụy Sỹ, tuy kim ngạch chỉ đạt 1,8 triệu USD ,nhưng thời gian qua tốc độ nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam từ thị trường Thụy Sỹ lại tăng trưởng mạnh vượt trội, tăng 241,6% so với cùng kỳ.
Nhìn chung, 4 tháng đầu năm nay, nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm từ các thị trường đều với tốc độ tăng trưởng dương, số thị trường này chiếm 54,5% và ngược lại số thị trường với tốc độ tăng trưởng âm chiếm 45,4% trong đó nhập khẩu từ thị trường Tây Ban Nha giảm mạnh nhất, giảm 31,7% và nhập từ Hàn Quốc giảm mạnh đứng thứ hai 23,29%...
Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm 4 tháng 2016
ĐVT: USD
Thị trường | 4 tháng 2016 | 4 tháng 2015 | So sánh +- (%) |
Tổng cộng | 112.675.535 | 100.081.837 | 12,58 |
Trung Quốc | 69.758.258 | 57.128.068 | 22,11 |
Ấn Độ | 16.233.150 | 16.962.368 | -4,30 |
Thái Lan | 5.697.926 | 2.444.125 | 133,13 |
Đức | 3.371.955 | 2.128.823 | 58,40 |
Italia | 2.425.575 | 2.671.687 | -9,21 |
Pháp | 2.093.608 | 1.662.962 | 25,90 |
Tây Ban Nha | 2.087.920 | 3.056.822 | -31,70 |
Anh | 1.920.181 | 1.503.766 | 27,69 |
Thụy Sỹ | 1.887.506 | 552.542 | 241,60 |
Hàn Quốc | 1.528.819 | 1.992.974 | -23,29 |
Singapore | 1.378.333 | 1.496.116 | -7,87 |
Tại Hội nghị trực tuyến sơ kết 5 năm về kế hoạch phát triển y dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020, Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cũng cho biết , mỗi năm nước ta sử dụng khoảng 75.000 – 80.000 tấn. Tuy nhiên, việc kiểm soát chất lượng dược liệu rất khó khăn. Kết quả kiểm nghiệm gần đây của Việt Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương trên 400 mẫu dược liệu cho thấy, 60% mẫu chưa đạt chất lượng. Trong đó, 20% bị trộn rác, cát, xi măng, lẫn tạp chất, thậm chí tẩm ướp cả hóa chất độc hại.
Nhiều mẫu dược liệu nhập khẩu đã bị chiết tách hết hàm lượng thuốc chỉ còn bã. Năm 2015, Cục Y dược cổ truyền (Bộ Y tế) cũng kiểm tra 227 mẫu dược liệu thì có tới 150 mẫu không đạt chất lượng về hàm lượng và hoạt chất… Luật dược sửa đổi có hiệu lực từ 1/1/2017 sẽ đưa nhiều điều khoản ưu tiên phát triển dược liệu trong nước đồng thời có các chế tài nghiêm khắc đối với hoạt động kinh doanh, sử dụng dược liệu giả, dược liệu kém chất lượng.
Nguồn: VITIC/Vinanet
Trong rổ hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nam Phi trong 7 tháng đầu năm 2018 mặt hàng cà phê tăng đột biến cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Tính từ đầu năm đến hết tháng 7/2018, dược phẩm có xuất xứ từ các nước EU chiếm trên 50% tỷ trọng.
7 tháng đầu năm 2018 nhập siêu nhóm hàng máy vi tính điện tử đã tăng mạnh 30,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 7,21 tỷ USD.
Điện gia dụng và linh kiện là nhóm hàng nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Thái Lan, đạt trên 647,57 triệu USD
Điện thoại các loại và linh kiện là nhóm hàng đứng đầu về kim ngạch trong các nhóm hàng xuất khẩu của cả nước, chiếm 19,7% tổng kim ngạch, đạt xấp xỉ 26,48 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2018, tăng trưởng 17,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Xuất khẩu nguyên liệu nhựa tăng mạnh nhất trong tất cả các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm.
Nhật Bản là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại than xuất khẩu của nước ta. Trong 7 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu sang Nhật 538.465 tấn than đá, thu về 70,3 triệu USD.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 7/2018, xuất khẩu rau quả của cả nước ước đạt 345,31 triệu USD, tăng 5,9% so với tháng 6/2018 nhưng giảm 3,9% so với tháng 7/2017. Tính chung cả 7 tháng đầu năm, kim ngạch ước đạt 2,33 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2017.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng 7/2018 đạt 11.671 tấn, thu về 20,03 triệu USD, giảm 0,06% về lượng và giảm 1,9% về kim ngạch so với tháng 6/2018. So với tháng 7/2017 cũng giảm 13,6% về lượng và giảm 12,8% về kim ngạch.
Theo số liệu từ TCHQ, 7 tháng đầu năm 2018 nhóm hàng thủ công mỹ nghệ đã góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước 5,67 tỷ USD, chiếm 4,22% tỷ trọng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự