Nhìn chung, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ đa số các thị trường trong 7 tháng đầu năm nay đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó nhập từ Ấn Độ tăng mạnh nhất.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2018 cả nước xuất khẩu 17,65 triệu tấn xi măng clinker, thu về 656,3 triệu USD, tăng 63,2% về lượng và tăng 73,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017. Giá xi măng, clinker xuất khẩu đạt trung bình 37,2 USD/tấn, tăng 6,3%.
Xi măng, clinker của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Bangladesh với 4,75 triệu tấn, tương đương 152,8 triệu USD, chiếm 26,9% trong tổng lượng và chiếm 23,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu xi măng của cả nước, tăng 4,9% về lượng và tăng 15,8% về kim ngạch so với 7 tháng đầu năm 2017.
Thị trường lớn thứ 2 là Trung Quốc, đạt 4,52 triệu tấn, tương đương 158,35 triệu USD, chiếm 25,6% trong tổng lượng và chiếm 24,1% trong tổng kim ngạch, tăng rất mạnh gấp 80 lần về lượng và tăng gấp 90 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái,
Thứ 3 là thị trường Philippines đạt 3,49 triệu tấn, tương đương 159,73 triệu USD, chiếm 19,8% trong tổng lượng và chiếm 24,3% trong tổng kim ngạch, tăng 23,5% về lượng và tăng 28,1% về kim ngạch.
Nhìn chung, xuất khẩu xi măng, clinker trong 7 tháng đầu năm nay sang đa số các thị trường đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu tăng trưởng mạnh ở các thị trường như: Malaysia tăng 87,9% về lượng và tăng 102,2% về kim ngạch, đạt 0,52 triệu tấn, tương đương 17,85 triệu USD. Pê Ru tăng 74,7% về lượng và tăng 72% về kim ngạch, đạt 0,57 triệu tấn, tương đương 26,49 triệu USD. Đài Loan tăng 66,7% về lượng và 86,5% về kim ngạch, đạt 0,97 triệu tấn, tương đương 31,88 triệu USD. Kenya tăng 48,2% về lượng và tăng 66,5% về kim ngạch, đạt 0,14 triệu tấn, tương đương 4,53 triệu USD
Ngược lại, xi măng, clinker xuất khẩu sang thị trường Australia lại sụt giảm mạnh 90,2% về lượng và giảm 80,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 23.504 tấn, tương đương 1,57 triệu USD. Xuất khẩu sang Sri Lanka cũng giảm mạnh 68,3% về lượng và giảm 64,3% về kim ngạch, đạt 128.059 tấn, tương đương 4,23 triệu USD. Xuất khẩu sang Mozambique giảm 47,9% về lượng và giảm 40,8% về kim ngạch, đạt 156.120 tấn, tương đương 5,14 triệu USD.
Xuất khẩu xi măng, clinker 7 tháng đầu năm 2018
Thị trường | 7T/2018 | +/- so với cùng kỳ (%) | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 17.653.242 | 656.301.980 | 63,2 | 73,39 |
Bangladesh | 4.745.178 | 152.795.694 | 4,89 | 15,78 |
Trung Quốc | 4.523.121 | 158.352.683 | 7,897,03 | 8,906,32 |
Philippines | 3.493.155 | 159.733.784 | 23,45 | 28,1 |
Đài Loan (TQ) | 966.732 | 31.875.643 | 66,66 | 86,47 |
Pê Ru | 574.929 | 26.493.257 | 74,72 | 72,12 |
Malaysia | 521.281 | 17.849.293 | 87,89 | 102,16 |
Chile | 208.205 | 6.924.860 |
|
|
Campuchia | 176.108 | 9.076.138 | 25,6 | 23,04 |
Mozambique | 156.120 | 5.136.461 | -47,86 | -40,78 |
Kenya | 141.864 | 4.542.966 | 48,16 | 66,48 |
Sri Lanka | 128.059 | 4.230.609 | -68,3 | -64,33 |
Lào | 80.532 | 5.299.520 | -25,05 | -25,15 |
Australia | 23.504 | 1.567.309 | -90,22 | -80,81 |
(*Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Nhìn chung, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ đa số các thị trường trong 7 tháng đầu năm nay đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó nhập từ Ấn Độ tăng mạnh nhất.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trị giá xuất khẩu hàng hóa cả nước trong tháng đạt 20,32 tỷ USD, tăng 2,4% so với tháng trước, tương ứng tăng 475 triệu USD về số tuyệt đối.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2018, cả nước nhập khẩu 11,98 triệu tấn than đá, trị giá 1,39 tỷ USD, tăng mạnh trên 51% về lượng và tăng 73% về kim ngạch so với 7 tháng đầu năm 2017.
ắt thép nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất có xuất xứ từ Trung Quốc, chiếm 48% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước, đạt 3,88 triệu tấn, trị giá 2,77 tỷ USD.
Thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng tăng, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2018 kim ngạch nhập khẩu thủy sản đã tăng 30,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,01 tỷ USD.
7 tháng đầu năm, cả nước xuất khẩu 3,93 triệu tấn gạo, tương đương 1,99 tỷ USD, tăng 13,7% về lượng và tăng 30,5% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Sau khi sụt giảm ở tháng 6/2018, thì nay sang tháng 7 xuất khẩu phân bón đã lấy lại đà tăng trưởng, tăng 18,8% về lượng và 29,7% kim ngạch, đạt 77,7 nghìn tấn, 27,5 triệu USD.
7 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu kim loại và sản phẩm đóng góp vào kim ngạch của cả nước trên 1,3 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 7/2018 đạt 232 triệu USD, giảm mạnh 37,58% so với tháng trước đó nhưng tăng 7,11% so với cùng tháng năm ngoái.
Lo ngại về cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng leo thang, thị trường cao su trong nước cũng cùng chiều với giá thế giới.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự