Từ ngày 1/1 đến ngày 30/9/2015, Việt Nam xuất khẩu gạo đạt 4,351 triệu tấn, trị giá FOB 1,81 tỷ USD, trị giá CIF 1,86 tỷ USD.

Kể từ tháng 5/2015, Anh vượt qua Đức trở thành thị trường lớn nhất về nhập khẩu tôm Việt Nam trong khối EU. Tháng 8/2015, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Anh chiếm 4,7% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam trong khi xuất khẩu tôm sang Đức chiếm 3,1%.
Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - VITIC (Bộ Công Thương), trong bức tranh xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU, Anh được coi là thị trường tiềm năng trong năm nay. Xuất khẩu tôm sang thị trường này duy trì sức tăng trưởng cao trong nhiều tháng, ngay cả trong thời điểm xuất khẩu tôm sang các thị trường khác có xu hướng giảm sút. Nguyên nhân là do nhu cầu tôm nước ấm cỡ nhỏ ở Anh ngày càng tăng.
Cụ thể, tháng 8/2015, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Anh đạt 12,7 triệu USD, tăng hơn 7% so với tháng 7/2015 tuy nhiên giảm 15,4% so với cùng kỳ 2014. Tính tổng 8 tháng năm 2015, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 72,4 triệu USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Anh cũng là thị trường duy nhất trong khối EU có tốc độ tăng trưởng dương 24,4% trong 8 tháng năm nay. Trong khi các thị trường lớn khác trong khối như Đức và Hà Lan đều giảm nhập khẩu tôm từ Việt Nam lần lượt là 20,7% và 29,7%.
Kể từ tháng 5/2015, Anh vượt qua Đức trở thành thị trường lớn nhất về nhập khẩu tôm Việt Nam trong khối EU. Xuất khẩu tôm sang Anh trong 8 tháng năm 2015 chiếm 4% trong tổng xuất khẩu tôm Việt Nam, trong khi xuất khẩu sang Đức chiếm 3,9%.
Trong số 10 nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Anh, Việt Nam là nhà cung cấp có tốc tăng trưởng cao nhất 48,4%; tiếp đó là Canada (nguồn cung cấp tôm lớn nhất cho Anh) với 47,4%.
Mặc dù không thể thay thế tôm nước lạnh nhưng tôm nước ấm đang chiếm thị phần ngày càng cao tại thị trường Anh và thường được sử dụng trong các sản phẩm như sandwich và salad. Giữa tháng 6/2015, người tiêu dùng Anh tăng nhu cầu đối với tôm nước ấm cỡ nhỏ do giá tôm nước lạnh cao (8 pao/kg).
Theo VITIC, có lợi thế về sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng, đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng thị phần trên thị trường Anh. Đây là thị trường đang có nhu cầu cao với các sản phẩm tôm ăn liền, tôm hấp chín và các món finger food (món ăn được ăn trực tiếp bằng tay).
An Nhiên
Theo Vinanet
Từ ngày 1/1 đến ngày 30/9/2015, Việt Nam xuất khẩu gạo đạt 4,351 triệu tấn, trị giá FOB 1,81 tỷ USD, trị giá CIF 1,86 tỷ USD.
Cách đây khoảng 8 năm, tỷ lệ gạo thơm chỉ chiểm khoảng 3% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, nhưng trong 9 tháng đầu năm nay, tỷ lệ này đã chiếm đến 26%. Vì thế, Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) sẽ chọn gạo thơm Jasmine để xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam trong những năm tới.
Bộ Công Thương dự báo, kim ngạch xuất khẩu năm 2015 ước đạt 166 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2014 và đạt chỉ tiêu Quốc hội thông qua.
Việt Nam đã bắt đầu chào bán cà phê vụ mới, nhưng giao dịch khá trầm lắng do chênh lệnh lớn giữa giá chào bán và giá chào mua.
Nhu cầu tôm Thái Lan trên thị trường Mỹ dự báo tiếp tục tăng mạnh, trong khi thị phần cá tra của Việt Nam tại Mỹ cũng bị cạnh tranh bởi Trung Quốc.
Giá xuất khẩu tháng 9/2015 tăng 0,21% so với tháng trước và tăng tới 11,14% so với tháng 9/2014. Tính chung 9 tháng đầu năm 2015, giá hạt điều xuất khẩu tăng 10,25% so với cùng kỳ năm 2014.
Tính chung 9 tháng năm 2015, kim ngạch tân dược nhập khẩu ước đạt 1.656 triệu USD, tăng 11,59% (tương đương 172 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2014.
Nhiều doanh nghiệp và chuyên gia cho rằng xuất khẩu rau quả của VN có thể còn vượt xa mức 2 tỉ USD trong năm nay nếu như giảm cước, phí thủ tục và vận chuyển...
Trong 3 tháng cuối năm 2015, các doanh nghiệp ngành gỗ cần nhiều hơn 500 triệu USD để nhập khẩu gỗ.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2015, kim ngạch nhập khẩu giấy các loại ước đạt 1,06 tỷ USD, tăng 2,05% so với cùng kỳ năm trước (tương ứng với kim ngạch 21 triệu USD).
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự