Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng 10 tháng đầu năm 2018 đã đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước 1,42 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm 2017.

Mức thuế trung bình 0,91% đã giảm so với kết quả sơ bộ 0,93% công bố hồi tháng 3/2015 và giảm mạnh so với mức thuế 6,37% của kỳ xem xét lần trước.
Ngày 7/9, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn từ 01/2/2013 đến 31/01/2014.
Theo đó, mức thuế trung bình 0,91% đã giảm so với kết quả sơ bộ 0,93% công bố hồi tháng 3/2015 và giảm mạnh so với mức thuế 6,37% của kỳ xem xét lần trước POR8.
Trong ba bị đơn bắt buộc thì Minh Phu Seafood Corp có mức cao nhất là 1,39%, giảm so với kết quả sơ bộ 1,5%, Thuan Phuoc Corp: 1,16%, cao hơn một chút so với kết quả sơ bộ 1,06% và Fimex VN là 0%. Mức thuế cho 32 bị đơn tự nguyện khác là 0,91%. Mức thuế chung áp dụng toàn quốc là 25,4%, giảm so với 25,76% của POR8.
Một trong những yếu tố chính giúp cho mức thuế này giảm so với lần trước đó là DOC đã dựa trên các dữ kiện phù hợp từ 3 nước là Bangladesh, Ấn Độ và Indonesia để tính giá thành.
Như vậy, với mức thuế POR9 giảm mạnh so với POR8, dự đoán xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong những tháng cuối năm sẽ khởi sắc, sau khi sụt giảm trên 50% trong 8 tháng đầu năm.
Năm 2014, xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng mạnh từ những tháng đầu năm và bắt đầu sụt giảm kể từ tháng 9 sau khi Mỹ công bố kết quả cuối cùng POR8 với mức thuế cao nhất từ trước tới nay 6,37%.
Trong 8 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt khoảng 370 triệu USD, tiếp tục giảm mạnh do áp lực cạnh tranh về giá và nguồn cung với các nước Ấn Độ, Indonesia.
Mỹ hiện là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm trên 20% tỷ trọng xuất khẩu tôm của Việt Nam. Năm 2014, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt trên 1 tỷ USD.
Minh Phương
Theo Vasep
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng 10 tháng đầu năm 2018 đã đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước 1,42 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Indonesia trong 10 tháng đầu năm 2018 đạt gần 3 tỷ USD, tăng 24,99% so với cùng kỳ năm 2017.
10 tháng đầu năm 2018, cả nước nhập khẩu 17,34 triệu tấn than đá, trị giá 2,05 tỷ USD, tăng 48,8% về lượng và tăng 71,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm 2018, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Úc đạt gần 6,4 tỷ USD (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2017).
Sau khi sụt giảm ở tháng 9/2018, thì nay sang tháng 10/2018 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa đã lấy lại đà tăng trưởng, tăng 16,3% đạt 279,67 triệu USD nâng kim ngạch 10 tháng năm đạt 2,49 tỷ USD, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2017.
Tiếp tục chiếm thị phần lớn nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ thị trường Việt Nam tính đến hết tháng 10/2018 kể từ đầu năm, Trung Quốc luôn dẫn đầu kim ngạch chiếm 32% tỷ trọng, bởi có vị trí địa lý và khoảng cách không xa so với các quốc gia khác, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa.
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Campuchia chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, gấp 3,4 lần (tức tăng 239,69%) thu về trên 2,32 triệu USD trong 10 tháng năm 2018.
10 tháng đầu năm 2018 nhập khẩu vải đạt trên 10,56 tỷ USD, chiếm 5,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước.
Sau khi suy giảm kim ngạch ở tháng 9/2018 thì sang tháng 10/2018 xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy của Việt Nam đã tăng trở lại.
10 tháng đầu năm 2018 kim ngạch nhập khẩu máy móc, phụ tùng đạt 27,61 tỷ USD, giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự