Việt Nam đã bắt đầu chào bán cà phê vụ mới, nhưng giao dịch khá trầm lắng do chênh lệnh lớn giữa giá chào bán và giá chào mua.

Trong 3 tháng cuối năm 2015, các doanh nghiệp ngành gỗ cần nhiều hơn 500 triệu USD để nhập khẩu gỗ.
Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), thị trường cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ chính trong 9 tháng năm 2015 vẫn là Lào, Campuchia, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Malaysia, Thái Lan, Chile...
Giá nhập khẩu gỗ tháng 9 quay đầu giảm 1,44% so với tháng trước và giảm 7,84% so với tháng 9/2014. Tính chung 9 tháng đầu năm 2015, giá gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu giảm 6,36% so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, giá nhập khẩu từ Lào quay đầu giảm 0,29% so với tháng trước, nhưng vẫn tăng 8,38% so với tháng 9/2014 và giảm 1,36% so với 9 tháng năm 2014. Giá nhập khẩu từ Campuchia tăng thêm 0,20% so với tháng trước,nhưng giảm 1,72% so với tháng 9/2014 và tăng 4,04% so với 9 tháng năm 2014.
Giá nhập khẩu từ Trung Quốc quay đầu giảm 2,90% so với tháng trước, giảm 7,86% so với tháng 9/2014 và giảm 6,14% so với 9 tháng năm 2014. Giá nhập khẩu từ Hoa Kỳ giảm thêm 0,79% so với tháng trước, giảm 14,41% so với tháng 9/2014 và giảm 0,15% so với 9 tháng năm 2014.
Tính chung 9 tháng năm 2015, kim ngạch nhập khẩu gỗ ước đạt 1,65 tỷ USD, giảm 5,0% so với cùng kỳ năm trước (tương ứng với kim ngạch 87 triệu USD). Trong đó, do khối lượng nhập khẩu tăng làm kim ngạch tăng 1,45% tương ứng với kim ngạch 24 triệu USD nhưng do giá giảm 6,36% làm kim ngạch giảm 111 triệu USD.
Như vậy, kim ngạch gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu 9 tháng năm 2015 giảm so với cùng kỳ năm 2014 do giá giảm trong khi lượng tăng.
Dự kiến, trong 3 tháng cuối năm 2015, các doanh nghiệp ngành gỗ cần khoảng 500 triệu USD để nhập khẩu gỗ. Tuy nhiên, việc Ngân hàng Nhà nước mới điều chỉnh tỷ giá, giá USD đã tăng mạnh so với VNĐ, số tiền doanh nghiệp phải chi thêm do áp lực tỷ giá khá lớn.
Việt Nam đã bắt đầu chào bán cà phê vụ mới, nhưng giao dịch khá trầm lắng do chênh lệnh lớn giữa giá chào bán và giá chào mua.
Nhu cầu tôm Thái Lan trên thị trường Mỹ dự báo tiếp tục tăng mạnh, trong khi thị phần cá tra của Việt Nam tại Mỹ cũng bị cạnh tranh bởi Trung Quốc.
Giá xuất khẩu tháng 9/2015 tăng 0,21% so với tháng trước và tăng tới 11,14% so với tháng 9/2014. Tính chung 9 tháng đầu năm 2015, giá hạt điều xuất khẩu tăng 10,25% so với cùng kỳ năm 2014.
Kể từ tháng 5/2015, Anh vượt qua Đức trở thành thị trường lớn nhất về nhập khẩu tôm Việt Nam trong khối EU. Tháng 8/2015, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Anh chiếm 4,7% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam trong khi xuất khẩu tôm sang Đức chiếm 3,1%.
Tính chung 9 tháng năm 2015, kim ngạch tân dược nhập khẩu ước đạt 1.656 triệu USD, tăng 11,59% (tương đương 172 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2014.
Nhiều doanh nghiệp và chuyên gia cho rằng xuất khẩu rau quả của VN có thể còn vượt xa mức 2 tỉ USD trong năm nay nếu như giảm cước, phí thủ tục và vận chuyển...
Tính chung 9 tháng đầu năm 2015, kim ngạch nhập khẩu giấy các loại ước đạt 1,06 tỷ USD, tăng 2,05% so với cùng kỳ năm trước (tương ứng với kim ngạch 21 triệu USD).
Nhiều nước mở cửa thị trường cho trái cây tươi của VN nhưng xuất khẩu vẫn khó do cước vận chuyển bằng đường hàng không chiếm tới 50% giá thành, khó cạnh tranh với trái cây của các nước.
8 tháng năm 2015, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Ảrập Xêút đạt 42,46 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 4,2% tổng xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, xuất khẩu trái cây Việt Nam liên tục tăng, từ 827 triệu USD (2012) lên 1 tỷ USD (2013) và 1,477 tỷ USD (2014). Với kết quả tăng trưởng khả quan này, năm 2015, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu trái cây lên 2 tỷ USD. Liệu đích ngắm ấy có quá xa?
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự