Nếu việc cạnh tranh khốc liệt trong việc gia tăng doanh số vẫn kéo dài, cộng thêm sự chậm lại của kinh tế Trung Quốc sẽ khiến các nhà sản xuất ô tô “va vào nhau” với một thương tích đau đớn cho tất cả các bên.

Trung Quốc có thể sớm ký kết thỏa thuận nhập khẩu gạo với Mỹ; Myanmar dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo.
Bảng giá gạo ngày 11/9
Giá gạo trắng toàn cầu giảm nhẹ trong tuần qua
Chỉ số giá gạo trắng (WRI) của Oryza, cho biết giá xuất khẩu gạo trắng trung bình trên toàn cầu, chốt tuần này ở 391 USD/tấn, giảm 1 USD/tấn so với tuần trước và giảm 7 USD so với một tháng trước.
Giá gạo xuất khẩu được dự báo sẽ phục hồi trong tuần tới nhờ sự kiện đấu thầu hợp đồng nhập khẩu gạo của Philippines. Về dài hạn, giá gạo xuất khẩu cũng có thể tăng nhờ nhu cầu tiêu thụ gạo toàn cầu năm 2015 ước tính sẽ tăng 1,7%, theo FAO.
Trung Quốc có thể sớm ký kết thỏa thuận nhập khẩu gạo với Mỹ
Trung Quốc vừa đồng ý mở cửa thị trường nhập khẩu với gạo Mỹ, và có thể sẽ sớm ký kết thỏa thuận thương mại với chính phủ Mỹ.
Chủ tịch Hiệp hội sản xuất gạo Mỹ cũng lạc quan cho rằng, chính phủ hai bên sẽ đạt được thỏa thuận trước khi kết thúc tháng 9.
Nếu thành công, đây sẽ là thỏa thuận lịch sử trong ngành lúa gạo của cả Mỹ và Trung Quốc. Kể từ khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới năm 2001, Trung Quốc mới chính thức nhập khẩu ít nhất 2,7 triệu tấn gạo của Mỹ.
Myanmar dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo
Ngày 9/9, chính phủ Myanmar chính thức gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trong cuộc họp thường niên của Liên minh công nghiệp Myanmar. Việc gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu đến sớm hơn so với dự định trước đó là ngày 15/9.
Bộ Thương mại Myanmar cho hay, quyết định này được đưa ra sau những đánh giá tích cực về sự phục hồi tại các vùng trồng lúa bị lũ lụt.
Phó chủ tịch Hiệp hội Lúa gạo Myanmar ước tính, lệnh cấm xuất khẩu tạm thời sẽ kéo giảm xuất khẩu gạo của Myanmar trong niên vụ 2015 - 2016 thêm 400.000 tấn.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm 10% trong 8 tháng đầu năm 2015
Theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Việt Nam đã xuất khẩu 3,818 triệu tấn gạo trong 8 tháng đầu năm 2015, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá gạo xuất khẩu trung bình trong cùng kỳ đạt 417 USD/tấn, giảm 3% so với 8 tháng đầu năm 2014.
Riêng trong tháng 8, Việt Nam xuất khẩu 517.060 tấn gạo, giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái với mức giá trung bình ở 434 USD/tấn.
Dự trữ gạo của Philippines giảm tháng thứ 3 liên tiếp
Theo số liệu của Cục thống kê Nông nghiệp Philippines, dự trữ gạo trong tháng 8/2015 đạt 2,24 triệu tấn, giảm 13% so với tháng 7/2015 nhưng lại tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, dự trữ gạo của các hộ gia đình tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái lên 730.000 tấn (chiếm 32,7% tổng dự trữ gạo của cả nước). Dự trữ gạo tại các kho thương mại cũng tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái lên 720.000 tấn. Dự trữ gạo tại Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) tăng 80% so với cùng kỳ năm ngoái lên 790.000 tấn.
Sản lượng gạo năm 2015 của Mỹ dự báo giảm do nhiệt độ tăng cao
Theo Bloomberg, nhiệt độ ban đêm tăng cao tại các vùng phía nam nước Mỹ cùng với điều kiện thời tiết âm u có thể sẽ kéo giảm sản lượng gạo năm 2015 khoảng 10 - 20% so với năm 2014.
Giới chuyên gia đặc biệt lo ngại về tình hình trồng lúa tại Arkansas - vựa lúa lớn nhất của Mỹ khi nhiệt độ tiếp tục tăng cao. Trong khi đó, California - vựa lúa lớn thứ 2 của Mỹ - đang rất chật vật khi hạn hán kéo dài, dẫn tới thiếu nguồn nước tưới tiêu.
USDA ước tính, sản lượng gạo niên vụ 2015 - 2016 (từ tháng 8/2015 - tháng 7/2016) sẽ giảm 7,2% so với năm trước đó, xuống còn 9,3 triệu tấn.
Nguyễn Dung
Theo Oryza, Vinanet
Nếu việc cạnh tranh khốc liệt trong việc gia tăng doanh số vẫn kéo dài, cộng thêm sự chậm lại của kinh tế Trung Quốc sẽ khiến các nhà sản xuất ô tô “va vào nhau” với một thương tích đau đớn cho tất cả các bên.
Theo báo cáo vừa công bố của ngân hàng Barclays, ngành năng lượng toàn cầu dự kiến sẽ cắt giảm 132 tỷ USD chi phí cho các hoạt động thăm dò và sản xuất trong năm 2015 và 2016, giữa lúc giá dầu mỏ trên thị trường thế giới đã giảm hơn một nửa trong vòng một năm qua.
Giá dầu thế giới giảm khá mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần (kết thúc vào rạng sáng nay 12/9 - giờ Việt Nam) sau khi Goldman Sachs giảm dự báo về triển vọng giá dầu. Khép lại tuần qua, dầu WTI giao tháng 10 đã giảm xuống 44,63 USD/bbl; dầu Brent giao tháng 10 cũng giảm về 48,14 USD/bbl.
Năm 2016, giá dầu có thể sát ngưỡng 50 USD/thùng, tuy nhiên có thể xuống 20 USD/thùng nếu sản lượng dầu toàn cầu tiếp tục tăng.
Giá dầu giảm sau khi Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu vì cho rằng tình trạng dư cung sẽ kéo dài ít nhất đến hết năm sau.
Làn sóng bán khống trên sàn Thượng Hải đã giúp giá cao su tại châu Á tăng mạnh 8,3% trong cả tuần qua.
Sau phiên phục hồi khá mạnh hôm qua, giá dầu thế giới lại quay đầu sụt giảm trong sáng nay (11/9 - giờ Việt Nam) sau số liệu sản lượng dầu tăng vọt tại Mỹ càng làm tăng thêm lo ngại dư thừa nguồn cung. Hiện dầu WTI giao tháng 10 đã giảm xuống 45,71 USD/bbl; dầu Brent giao tháng 10 cũng giảm về 48,76 USD/bbl.
USDA hạ dự báo xuất khẩu gạo năm 2015 của Việt Nam; sản lượng gạo của Hàn Quốc dự báo giảm mạnh trong năm 2015.
Giá cà phê arabica đã giảm xuống mức thấp nhất trong 18 tháng qua do đồng Real Brazi giảm mạnh.
Giá dầu thế giới tiếp tục suy giảm nhẹ trong sáng nay (10/9 - giờ Việt Nam) do loa ngại sự chậm lại của kinh tế châu Á. Hiện dầu WTI giao tháng 10 đã giảm xuống 44,10 USD/bbl; dầu Brent giao tháng 10 cũng giảm về 47,42 USD/bbl.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự