Trong khi châu Á là khu vực nhập khẩu dầu thô nhiều nhất thế giới, Việt Nam phải chịu thiệt khi giá dầu giảm vì hoạt động xuất khẩu dầu sụt giảm cả về lượng và chất.

Hầu hết các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết, các cam kết cắt giảm thuế đều ở mức 80% trở lên đã mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu, song cũng tạo nên những áp lực cạnh tranh trên chính sân nhà.
Tính đến cuối năm 2015, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vũng lãnh thổ. Với triển vọng hoàn tất 14 hiệp định thương mại tự do (FTA) trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có quan hệ thương mại tự do với 55 đối tác. Đây là nền tảng cơ bản để Việt Namhội nhập quốc tế ở tầm cao mới, mở ra không gian hợp tác phát triển rộng lớn trong tương lai.
Năm 2015 được đánh giá là năm đạt được kết quả hội nhập kinh tế quốc tế rất tích cực khi Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á-Âu, Hàn Quốc; kết thúc đàm phán FTA với EU và TPP. Với kết quả này, Việt Nam đã có Hiệp định thương mại tự do với 55 nền kinh tế thế giới, trong đó có 17/20 đối tác G20 và 7/7 đối tác của G7,… mở ra thị trường rộng lớn cho doanh nghiệp và hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Hầu hết các cam kết về thuế nhập khẩu trong các FTA đã ký kết đều ở mức từ 80% trở lên, đã mở ra nhiều cơ hội cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước và vùng lãnh thổ này. Tuy nhiên, việc tận dụng được cơ hội này hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào chính sự chuẩn bị nguồn lực, năng lực của doanh nghiệp.
Ông Hà Huy Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Tài chính cho biết, tỷ trọng xuất nhập khẩu thương mại của Việt Nam với các FTA, các khối như Hoa Kỳ chiếm 12%, EU: 12%, ASEAN: 14% và Trung Quốc: 20,1%...
"Đây đều là những nước nước mà Việt Nam có hiệp định và vừa kết thúc đàm phán, chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điều này chứng minh là Việt Nam đang ký kết, đàm phán các hiệp định với các nước, đều có vai trò trong điều chỉnh cho dòng thương mại chính của Việt Nam trong thời gian tới" - Ông Tùng nhận định.
Đồng thời, nhìn vào tổng thể quan hệ thương mại cho thấy Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ các nước trong khu vực như Trung Quốc và ASEAN, Hàn Quốc... trong khi Việt Nam lại xuất khẩu mạnh sang Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU. Do đó, việc đàm phán, ký kết FTA mới như EVFTA, TPP... được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam cân bằng cán cân thương mại và gia tăng hơn nữa chất lượng hàng hóa xuất khẩu.
(Theo CafeF)
Trong khi châu Á là khu vực nhập khẩu dầu thô nhiều nhất thế giới, Việt Nam phải chịu thiệt khi giá dầu giảm vì hoạt động xuất khẩu dầu sụt giảm cả về lượng và chất.
Cú sốc giá dầu đầu tiên diễn ra năm 1973 với việc giá tăng gấp 4 chỉ trong 3 tháng, lên hơn 11 USD một thùng.
Giữa những lo lắng doanh nghiệp ASEAN chiếm lĩnh thị trường VN, không ít doanh nghiệp VN giữ vững được thị trường nội địa và tìm cách đi ra bên ngoài nhờ phát huy được lợi thế cạnh tranh.
Báo Người Lao Động trân trọng giới thiệu bài viết “Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, cơ hội và thách thức - Hành động của chúng ta” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Hàng nghìn chuyên gia trong ngành tụ hội ở London trong cuộc gặp mặt thường niên, chỉ để tìm thấy một thế giới ngập chìm trong dầu thô và hầu như không có bóng dáng 1 chiếc áo phao nào.
Những ngày cuối cùng của năm 2015, dù bận nhiều công việc nhưng những người tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) vẫn dành thời gian để tham gia các cuộc phổ biến nội dung của TPP cho DN và cả các cơ quan truyền thông từ trong Nam cho đến ngoài Bắc.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, với TPP, Việt Nam và các nước khác sẽ vừa được, vừa mất.
Trái với việc đem lại nụ cười trên gương mặt hàng triệu người tiêu dùng năng lượng, giá dầu thô rẻ gây ra không ít vấn đề đau đầu cho người dân, các định chế tài chính và doanh nghiệp thế giới.
Một ngày cuối năm bận rộn, tại căn phòng nhỏ với những chồng tài liệu khổng lồ, chúng tôi có cơ hội được trò chuyện với một chuyên gia đàm phán hội nhập của Bộ Tài chính.
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được thành lập và hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội mới tiếp cận với thị trường hơn 600 triệu dân, tổng GDP nội khối 2.300 tỉ USD... Trước cơ hội và thách thức này, các CEO và chuyên gia Việt dự định những điều gì?
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự