Từ chiến lược “mưa dầm thấm lâu”, đến cuộc đổ bộ ào ạt của hàng loạt các đại gia hàng đầu, các sản phẩm Made in Thái Lan đang ngày càng có vị thế vững chắc trên thị trường Việt Nam, cho thấy người Thái đang đi những bước đi đầy chiến lược…

Hàng nghìn chuyên gia trong ngành tụ hội ở London trong cuộc gặp mặt thường niên, chỉ để tìm thấy một thế giới ngập chìm trong dầu thô và hầu như không có bóng dáng 1 chiếc áo phao nào.
Hàng nghìn người tham dự mong mỏi tìm được những lý do để họ có thể cảm thấy lạc quan tại Tuần lễ Dầu Quốc tế đang diễn ra tại London. Tuy nhiên thay vào đó, họ được chào đón bởi tập hợp những tạp âm từ những nhà sản xuất, lọc và kinh doanh dầu lớn nhất thế giới với cùng 1 thông điệp: có rất ít lý do để lạc quan. Thế giới hiện nay đang ngập tràn trong dầu. Xu hướng giảm giá đang áp đảo thị trường.
Không một tia hi vọng
Các nhà sản xuất đang đối mặt với 1 năm khó khăn. Giá sẽ giữ ở mức thấp trong nhiều nhất là 1 thập kỷ vì nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại và ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ đang là cái nắp đậy cho bất kỳ 1 manh nha tăng giá nào, theo Ian Taylor, Tổng giám đốc tập đoàn Vitol, công ty kinh doanh dầu độc lập lớn nhất thế giới. Ngay cả những nhà lọc dầu với mức lợi nhuận giữ ở mức cao hơn kỳ vọng cũng đang nhìn thấy một viễn cảnh tăm tối hơn.
“Ngành công nghiệp dầu đang đối mặt với 1 cuộc khủng hoảng,” ông Patrick Pouyanne, Tổng giám đốc Total SA, công ty lọc dầu lớn nhất Châu Âu. Sếp Bob Dudley của công ty BP Plc miêu tả là ông “rất bi quan” và đùa rằng thặng dư nguồn cung dầu lớn đến mức con người sẽ sớm có thể dùng dầu thô để đổ đầy các bể bơi.
Khi mà thế giới hết chỗ để chứa dầu, “Tôi sẽ không ngạc nhiên khi thị trường này rơi về mức giá teens ($13-$19),” ông Jeff Currie, trưởng bộ phận nghiên cứu về hàng hóa của tập đoàn Goldman Sachs nói.
Cắt giảm? Cắt giảm cái gì cơ?
Tháng trước, giá dầu thô đã tăng mạnh trong 1 giai đoạn ngắn vì tin đồn là Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC sẽ liên kết với Nga để cắt giảm sản lượng. Nhưng người đứng đầu của công ty dầu lớn nhất nước Nga lại có những quan điểm khác.
“Hãy nói cho tôi biết ai sẽ cắt?” Tổng giám đốc Rosneft Igor Sechin nói. “Liệu Ả-rập Xê-út sẽ cắt sản lượng? Liệu Iran sẽ cắt? Liệu Mehico sẽ cắt? Liệu Brazil sẽ cắt? Ai sẽ cắt?”
Cung vượt cầu khoảng 1,7 triệu thùng 1 ngày, nên việc cắt sản lượng khoảng 1 triệu thùng về lý thuyết sẽ giúp giá cả trở nên “hợp lý” hơn, Sechin nói. Mặc dù vậy, Rosneft đang tập trung vào việc bảo vệ các thị trường truyền thống của mình khỏi sự cạnh tranh, ông Sechin nói.
Tuy nhiên, những khoản cắt giảm sản lượng cần có để cân bằng thị trường này lại chưa xảy ra. Khi mà 1 số mỏ dầu đã bắt đầu trở thành nạn nhân của giá thấp thì mới chỉ có 0,1% sản lượng toàn cầu được cắt giảm, đơn giản chỉ vì làm như vậy là không có lợi.
Một cơ hội sinh lời
Các nhà buôn dầu là những người duy nhất coi việc giá dầu giảm sẽ đem lại lợi nhuận nhờ vào 2 yếu tố: sự bất ổn cao và cấu trúc thị trường “contango” – giá trong tương lai cao hơn giá ngày hôm nay – nghĩa là họ có thể kiếm tiền chỉ bằng việc giữ dầu trong bình chứa.
Khi mà giá dầu thô West Texas Intermediate sụt giảm mạnh về gần ngưỡng thấp nhất trong 12 năm vào tuần này (trước), 1 cơ hội khác hé mở: “super-contango”. Những kho chứa dầu đang hết chỗ ở một số nơi trong khi “contango” thì đang ngày càng tăng mạnh, đến mức là ngay cả việc thuê tàu chở dầu, bơm dầu vào tàu và neo chúng ở ngoài khơi thì vẫn có lãi.
Thị trường thậm tệ, nhưng tiệc thì vẫn vui
Xuyên qua những bầu không khí u ám là rượu sâm panh chảy trên nền nhạc jazz êm ái.
Nếu đây là những thời kỳ khó khăn của ngành thì điều này không hề được thể hiện rõ ở buổi tiệc cốc tai. Công ty Kuwait Petroleum chào mời các vị khách của mình vào khán phòng của khách sạn Four Seasons ở khu đặc quyền Mayfair của London với sự hiếu khách không khác gì năm 2014, khi mà giá dầu ở mức khoảng 100 USD một thùng. Các bàn tiệc trĩu nặng bởi món shashlik (thịt cừu xiên), món hàu và cả 1 con cừu được chạm trổ bởi bếp trưởng. Trong phòng để đồ tráng miệng, 1 tháp sô cô la nóng sủi bọt bên cạnh hàng loạt các bát đựng dâu tây.
Công ty Dầu Quốc gia của Cộng Hòa Azerbaijan – nơi mà 1 cuộc khủng hoảng tiền tệ đã kích động các cuộc biểu tình đường phố - đã mời hàng ngàn khách nguyên 4 con cừu nướng, 1 quầy sushi và món sô cô la hình nấm tại khách sạn Grosvenor House ở đường Park, London.
“Chúng tôi đã không cắt giảm,” Elshad Nassirov, phó giám đốc phụ trách marketing và đầu tư của công ty cho hay, “để không làm phá vỡ bầu không khí."
Phương Mai
Theo Trí thức trẻ/Bloomberg/CafeF
Từ chiến lược “mưa dầm thấm lâu”, đến cuộc đổ bộ ào ạt của hàng loạt các đại gia hàng đầu, các sản phẩm Made in Thái Lan đang ngày càng có vị thế vững chắc trên thị trường Việt Nam, cho thấy người Thái đang đi những bước đi đầy chiến lược…
Cuộc khủng hoảng nợ công sẽ sớm bùng phát mặc dù lần này sẽ xảy ra ở các nước xuất khẩu dầu thay vì khu vực eurozone.
Trong khi châu Á là khu vực nhập khẩu dầu thô nhiều nhất thế giới, Việt Nam phải chịu thiệt khi giá dầu giảm vì hoạt động xuất khẩu dầu sụt giảm cả về lượng và chất.
Cú sốc giá dầu đầu tiên diễn ra năm 1973 với việc giá tăng gấp 4 chỉ trong 3 tháng, lên hơn 11 USD một thùng.
Giữa những lo lắng doanh nghiệp ASEAN chiếm lĩnh thị trường VN, không ít doanh nghiệp VN giữ vững được thị trường nội địa và tìm cách đi ra bên ngoài nhờ phát huy được lợi thế cạnh tranh.
Báo Người Lao Động trân trọng giới thiệu bài viết “Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, cơ hội và thách thức - Hành động của chúng ta” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Những ngày cuối cùng của năm 2015, dù bận nhiều công việc nhưng những người tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) vẫn dành thời gian để tham gia các cuộc phổ biến nội dung của TPP cho DN và cả các cơ quan truyền thông từ trong Nam cho đến ngoài Bắc.
Hầu hết các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết, các cam kết cắt giảm thuế đều ở mức 80% trở lên đã mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu, song cũng tạo nên những áp lực cạnh tranh trên chính sân nhà.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, với TPP, Việt Nam và các nước khác sẽ vừa được, vừa mất.
Trái với việc đem lại nụ cười trên gương mặt hàng triệu người tiêu dùng năng lượng, giá dầu thô rẻ gây ra không ít vấn đề đau đầu cho người dân, các định chế tài chính và doanh nghiệp thế giới.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự