Các nhà khoa học khẳng định chất thúc chín trái cây Ethephon không độc hại và đây là thông tin sai lầm.

Cá tra Việt có nguy cơ mất hàng trăm triệu USD mỗi năm trước quy định mới của Mỹ.
Mỹ hiện là thị trường tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn thứ hai thế giới sau EU. Mỗi năm xuất khẩu cá tra sang Mỹ mang về cho Việt Nam khoảng 300 triệu USD, chiếm 20% tổng giá trị xuất khẩu cá tra nước ta.
“Do vậy, việc phía Mỹ thay đổi chính sách về kiểm soát thủy sản nhập khẩu dự báo sẽ gây thiệt hại rất lớn, hơn cả áp thuế chống bán phá giá, thậm chí nguy cơ cá tra Việt Nam mất thị trường này” - ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), cảnh báo.
Từ trang trại đến bàn ăn tiêu chuẩn Mỹ
Luật sư Ngô Quang Thụy từng đại diện cho doanh nghiệp (DN) thủy sản Việt Nam trong các vụ kiện chống bán phá giá tại Mỹ, cho biết theo Đạo luật Farm Bill 2014 của Mỹ, từ tháng 3-2016, cá tra Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường này phải tuân thủ những quy định rất nghiêm ngặt.
Một trong những tiêu chí rất khắt khe gây khó cho cá tra Việt Nam là Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) yêu cầu các vùng nuôi cá tra phải đạt tiêu chuẩn như các vùng nuôi cá da trơn tại Mỹ đang áp dụng.
Ông Trương Đình Hòe cho biết thêm, USDA sẽ giám sát chặt chẽ từ tiêu chuẩn giống, thức ăn chăn nuôi, các loại kháng sinh sử dụng trong quá trình nuôi, các quy trình, hệ thống của nhà máy chế biến. Chưa hết, họ còn giám sát từ đóng gói, dán nhãn, ghi rõ trọng lượng phi lê, trọng lượng nước, vận chuyển, kho nhập khẩu… cho đến khâu phân phối ra thị trường Mỹ và hệ thống các nhà hàng Mỹ có phục vụ món cá tra.
“Có nghĩa cá tra ở Mỹ nuôi theo tiêu chuẩn nào thì cá tra Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện đó. Điều này sẽ khiến chi phí của DN sản xuất và chế biến Việt Nam tăng, những nhà nhập khẩu cũng gặp nhiều áp lực về kiểm tra, giám sát” - ông Hòe nhấn mạnh.
Một cổ ba tròng
Với các điều kiện khắt khe trên, nhiều ý kiến cho rằng chỉ những DN làm tốt mới có thể được xuất khẩu vào Mỹ. Tuy nhiên, ông Ngô Quang Thụy nói “không chỉ đơn giản như vậy”.
Theo ông Thụy, quy định mới này không chỉ tạo áp lực lên DN mà còn tạo áp lực lên Chính phủ Việt Nam mà cụ thể là Bộ NN&PTNT. Bộ này phải chứng minh nước ta có đủ các quy định, công cụ kiểm tra chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm… đối với cá tra tương đồng với Mỹ.
“Ngoài ra, Việt Nam phải nộp danh sách các DN đang xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Quan trọng là phải chọn những công ty có đủ năng lực, đáp ứng các tiêu chuẩn để nộp cho Mỹ. Đồng thời phải chọn ra những DN uy tín để USDA kiểm tra tại chỗ và những DN này sẽ góp phần quyết định vận mệnh cho toàn ngành cá tra có đủ điều kiện xuất vào Mỹ hay không” - luật sư Thụy khuyến cáo.
Trong khi đó, ông Nguyễn Phước Bửu Huy, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cadovimex II, đang xuất khẩu vào Mỹ nói: “Với thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và nay thêm quy định tương đồng từ USDA thì đúng là… một cổ ba tròng. Bởi để chuẩn bị đáp ứng các điều kiện của Mỹ từ vùng nuôi đến chế biến, DN phải tốn thêm chi phí rất lớn”.
Mới đây tại buổi làm việc với Vasep tại TP.HCM, ông John Connelly, Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Mỹ, cũng chỉ ra rằng việc chứng minh sự tương đồng giữa nuôi cá tra tại Việt Nam với Mỹ trong thời gian ngắn là rất khó. Trên thực tế chưa từng có nước nào ở Đông Nam Á đạt được sự tương đồng ngay.
“Những gì mà USDA đã làm khi xem xét các bước để có thể được công nhận về sự tương đồng sản phẩm thịt heo, gà… các nước khu vực ASEAN và Trung Quốc khi được xuất vào thị trường Mỹ trung bình là tám năm. Còn cá tra Việt Nam chỉ có 18 tháng!” - ông John Connelly dẫn chứng.
Tận dụng sự ủng hộ
Tuy sẽ rất khó khăn nhưng ông Trương Đình Hòe tự tin rằng các DN Việt Nam “có thể sẽ đáp ứng được các điều kiện mới của Mỹ”. Lý do là hiện nay phần lớn các DN đều đạt các tiêu chuẩn quốc tế về nuôi cá tra bền vững như ASC, GlobalG.A.P., MSC. Những tiêu chuẩn này đều có yêu cầu cao về môi trường nuôi, thức ăn, chế biến, trách nhiệm xã hội…
Cũng theo ông Hòe, quy định mới sẽ khiến ngân sách Mỹ phải bỏ thêm hàng chục triệu USD để thực hiện thanh tra giám sát cá tra Việt Nam. Các nhà nhập khẩu, bán lẻ Mỹ tốn thêm chi phí và người tiêu dùng Mỹ chịu thiệt khi phải mua cá tra giá cao.
Chính vì vậy, một số nghị sĩ Mỹ và tờ báo lớn của nước này đã lên tiếng phản đối cho rằng quyết định mới về cá da trơn đã đi ngược lại với lợi ích người tiêu dùng Mỹ cũng như trái với các thỏa thuận trong Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Mới đây nhất, ngày 9-12, các thượng nghị sĩ Mỹ đã trình lên Quốc hội Mỹ nghị quyết đề nghị bãi bỏ quy định mới về giám sát cá da trơn. Nếu được thông qua, nghị quyết này có thể phủ quyết các quy định về giám sát cá da trơn mới được USDA đưa ra trước đó.
Các nghị sĩ Mỹ cũng nhìn nhận rằng nguyên nhân chính khiến USDA áp dụng quy định ngặt nghèo này không phải là bảo đảm an toàn sức khỏe người tiêu dùng Mỹ mà là để bảo hộ những người nuôi cá da trơn.
“Việt Nam có thể tranh thủ sự ủng hộ này”, ông Hòe bình luận về những động thái trên.
Còn theo luật sư Ngô Quang Thụy, thực chất quy định của USDA hoàn toàn trái với nguyên tắc của WTO. “Trong trường hợp USDA kiểm tra, giám sát các khâu sản xuất, chế biến cá tra của Việt Nam mà không cấp chứng nhận tiêu chuẩn tương đồng, các DN Việt có thể dựa vào hai tiêu chí “sản phẩm không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và không làm hạn chế thương mại của hàng nhập khẩu” gửi hồ sơ phản đối lên WTO để được xem xét” - luật sư Thụy phân tích.
Không để cá tra sang Mỹ gián đoạn
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát mới đây cho biết đã yêu cầu các đơn vị chuyên môn rà soát, đối chiếu thật cụ thể, chi tiết để xem giữa quy định của Việt Nam đang áp dụng còn chỗ nào chưa phù hợp, chưa tương đồng… so với quy định mới của Mỹ. Nếu quy định nào chưa phù hợp sẽ thay đổi điều chỉnh. Không để xuất khẩu cá tra sang Mỹ bị gián đoạn.
Lợi ích hài hòa cho cả hai bên
Một số ý kiến cho rằng Việt Nam và Mỹ vừa kết thúc đàm phán TPP. Do vậy, Mỹ cần xem xét lại việc áp dụng chương trình kiểm soát cá tra xem có phù hợp với tinh thần TPP hay không. Đồng thời Việt Nam cũng rất cần sự ủng hộ của Hiệp hội Tiêu dùng của Mỹ cũng như các mối quan hệ thương mại giữa hai nước nhằm mang lại lợi ích hài hòa cho cả hai bên.
Các nhà khoa học khẳng định chất thúc chín trái cây Ethephon không độc hại và đây là thông tin sai lầm.
Theo các chuyên gia kinh tế của ANZ, với một nền kinh tế không có lợi thế trong sản xuất các mặt hàng tư liệu sản xuất như máy móc và thiết bị thì nhập khẩu là điều đương nhiên. Do vậy, thâm hụt thương mại của Việt Nam không phải là điều đáng lo.
Trải qua giai đoạn phát triển nóng vào năm 2013, thị trường cà phê hòa tan (CPHT) nội địa đã có bước chững lại và chứng kiến sự thất bại của nhiều ông lớn.
Bước sang năm 2016, giá dầu có thể xuống thấp tới mức nào hay sẽ bắt đầu phục hồi? Đó là câu hỏi được nhiều người đặt ra lúc này.
Trong khi doanh số bán ô tô tại Philippines và Việt Nam đang tăng trưởng ấn tượng thì tình hình tiêu thụ ở một số thị trường truyền thống như Indonesia, Malaysia và Thái Lan lại khá “ảm đạm”.
Công ty TMĐT lớn nào cũng phải đối mặt với cuộc đua sinh tử: đua thị phần để cạnh tranh, và phát triển đủ nhanh để vừa lòng nhà đầu tư.
Với TPP, nếu chúng ta không chấp nhận một nguyên tắc cao hơn về xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi thuế quan, doanh nghiệp dệt may sẽ chỉ được hưởng lợi trong ngắn hạn và cũng không đáng là bao so với các doanh nghiệp nước ngoài đang nắm 98% thị phần về nguyên liệu.
Ngày 2-12, Việt Nam và Liên minh châu Âu đã ký tuyên bố về việc chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), cùng với kì vọng đem lại nhiều lợi thế cho xuất khẩu Việt Nam, trong đó thủy sản là một trong 2 ngành chính.
Mới đây Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) lại đề xuất đưa thêm giống lúa Japonica của Nhật vào danh mục giống lúa chọn làm thương hiệu gạo Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản sụt giảm do nguồn cung của các nước xuất khẩu dồi dào, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự