Trong những năm gần đây, sản xuất, xuất khẩu trái cây Việt Nam đã vươn lên, tạo ấn tượng mạnh mẽ.

Các thương nhân tại Việt Nam giảm dự báo sản lượng cà phê 10% trong tuần này khi vụ thu hoạch bội thu tại nước trồng cà phê robusta lớn nhất thế giới đi đến hồi kết.
Dự đoán mới hiện nay là sản lượng khoảng 27 triệu bao (60kg/bao) cho niên vụ 2018/19 (bắt đầu từ ngày 1/10/2018) so với 30 triệu bao dự báo trước đó.
Một thương nhân có trụ sở tại tỉnh Đắk Lắk cho biết “chúng tôi không ngạc nhiên khi sản lượng giảm do giá trong nước thấp kéo dài không khuyến khích nông dân chăm sóc cây trồng, trong khi thình trạng thời tiết cũng không hỗ trợ”. “Nông dân tại Tây Nguyên đã thu hoạch tất cả cà phê mới trong niên vụ 2018/19”.
Nông dân tại Tây Nguyên, khu vực trồng cà phê chủ chốt của nước ta, đã bán cà phê ở mức 33.500 – 34.000 đồng/kg trong ngày 10/1, so với 33.200 – 33.700 đồng một tuần trước đó.
Một thương nhân tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết mặc dù sản lượng thấp hơn, giá trong nước không tăng do các yếu tố bên ngoài, trong đó có cả các dự báo của các đại lý nước ngoài.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 1/2019 được dự báo từ 150.000 tấn tới 180.000 tấn so với ước tính 160.000 tấn trong tháng 12/2018.
Cà phê robusta loại 2 với 5% hạt đen và vỡ được chào ở mức trừ lùi 40 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 3/2019 trên sàn giao dịch London, một tuần trước mức trừ lùi 45 – 50 USD/tấn.
Trong khi đó tại Indonesia, giao dịch tiếp tục trầm lắng, robusta loại 4 khiếm khuyết 80 ở mức cộng 20 – 30 USD so với hợp đồng kỳ hạn tháng 3/2019, không đổi trong tuần thứ 4 liên tiếp.
Vụ thu hoạch robusta chính tại nam Sumatra thường diễn ra vào khoảng giữa năm, nhưng một vụ thu hoạch phụ nhỏ hơn thường trước đó vài tháng.
Nguồn: VITIC/Reuters
Trong những năm gần đây, sản xuất, xuất khẩu trái cây Việt Nam đã vươn lên, tạo ấn tượng mạnh mẽ.
Theo một báo cáo mới từ Standard Chartered, thị trường dầu mỏ nên được cân bằng trong năm nay, mặc dù “rủi ro chính sách” sẽ là một yếu tố lớn hơn cho giá dầu so với các yếu tố cơ bản.
Giá bình quân hạt điều xuất khẩu nhích nhẹ trong tháng đầu năm 2019, nhưng ngành này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian tới.
Năm nay tròn 30 năm Việt Nam trở lại thị trường gạo thế giới với tư cách là một nước XK gạo (1989 - 2019). 30 năm trước, ngay khi bắt đầu XK gạo trở lại, Việt Nam đã XK được ngay gần 1,4 triệu tấn gạo. Đây là con số gây ngỡ ngàng bởi trước năm 1989, nước ta vẫn còn xảy ra tình trạng thiếu lương thực, phải NK với số lượng lớn.
Thị trường quặng sắt bùng nổ trong vài tuần gần đây, kéo giá thép lên cao nhưng giới đầu tư vẫn lo ngại về triển vọng tiêu thụ yếu ớt trong năm 2019.
Cuộc chiến gạo bắt đầu hình thành khi ngày càng nhiều quốc gia châu Á có ý định bán gạo ra thế giới.
Giải quyết được các bất cập trong chuỗi sản xuất lúa gạo sẽ giúp hạt gạo Việt Nam có đầu ra ổn định, giá trị cao hơn, từ đó mang về nguồn thu nhập ổn định hơn cho người trồng lúa cũng như các thành phần khác trong chuỗi.
Xu hướng ở các nền kinh tế mới nổi, đồng USD mạnh và triển vọng giá dầu thô, tất cả đang ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường cao su
Số liệu thống kê từ Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), 9 tháng đầu năm 2018 tiêu thu xe máy tăng gấp hơn 12 lần so với ô tô, bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu cũng tăng đáng kể.
Việt Nam có hiệp định tự do thương mại với Canada, Nhật, Mexico (thông qua CPTPP), sắp tới là Liên minh Châu Âu, điều mà ngay cả Trung Quốc cũng không có.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự