Chiếm 19% thị phần nhóm hàng và 18,1% tỷ trọng, Trung Quốc tiếp tục là thị trường chủ lực cung cấp giấy cho Việt Nam trong nửa đầu năm 2018.

Theo ước tính của Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa), kim ngạch xuất khẩu cà phê niên vụ 2017 – 2018 sẽ giảm 10,5% so với niên vụ trước vì giá cà phê nhân đang ở mức rất thấp.
Cụ thể, Vicofa ước tính Việt Nam sẽ xuất khẩu được 1,5 triệu tấn cà phê trong niên vụ 2017 – 2018, với kim ngạch đạt khoảng 3 tỷ USD. So với vụ trước, xuất khẩu cà phê tăng 0,8% về khối lượng nhưng lại giảm 10,5% về giá trị.
Kim ngạch xuất khẩu giảm chủ yếu do giá cà phê nhân đang ở mức thấp nhất trong vòng 50 năm qua. Tính đến ngày 26/7, giá thu mua cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên dao động trong khoảng 34.600 – 35.500 đồng/kg, với giá giao về các kho quanh TP.HCM chỉ đạt 36.700 đồng/kg.
Về sản lượng, Vicofa ước tính Việt Nam sẽ sản xuất được 1,55 triệu tấn cà phê trong niên vụ hiện tại, tăng 100.000 tấn so với niên vụ 2016 – 2017.
Hiệp hội cho biết sản lượng chỉ tăng nhẹ do các địa phương vẫn đang trong thời kỳ tái canh cải tạo vườn cây cà phê nên nhiều vườn chưa cho thu hoạch. Hơn nữa, một số diện tích tái canh lại chuyển sang trồng sầu riêng, bơ, chanh leo và cây khác có giá trị cao hơn, dẫn tới diện tích cà phê giảm. Tuy nhiên, theo chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Vicofa vẫn giữ mục tiêu diện tích trồng cà phê cả nước quanh mức 600.000 ha.
Một nguyên nhân quan trọng khác là giá cà phê nhân thấp nhất trong vòng 50 năm trong khi chi phí như nhân công, xăng dầu và các dịch vụ, phân bón, thuốc trừ sâu tăng nên giá bán hiện nay xuống thấp hơn cả giá thành sản xuất. Vì vậy, người nông dân không chú tâm vào chăm bón gây ảnh hưởng tới năng suất của mùa vụ.
Về cơ cấu sản phẩm, Vicofa cho biết xuất khẩu cà phê chế biến của Việt Nam trong mấy năm qua đã tăng lên nhanh chóng. Trong 5 năm tới, lượng xuất khẩu cà phê đã qua chế biến dự báo sẽ tăng lên 200.000 tấn, gấp đôi mức hiện tại.
Ngoài ra, Hiệp hội ước tính lượng tiêu thụ cà phê trong nước cũng tăng lên 15%, khiến lượng cà phê nhân xuất khẩu giảm xuống còn khoảng 1 – 1,2 triệu tấn/năm.
Liên quan đến tình hình tái canh, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 4521/QĐ-BNN-TT phê duyệt Đề án tái canh cà phê các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020 là cơ sở để các địa phương rà soát diện tích tái canh (tái canh và ghép cải tạo) cà phê trên địa bàn.
Theo số liệu của Vicofa, tổng diện tích cà phê trồng tái canh và ghép cải tạo tại các tỉnh Tây Nguyên đến hết năm 2017 là 98.210 ha (đạt trên 81 % kế hoạch đến năm 2020 là 120.000 ha).
Trong đó, tỉnh Lâm Đồng có diện tích trồng tái canh và ghép cải tạo cao nhất 51.971 ha (đạt 113 % kế hoạch đến 2020); Đắk Lắk là 22.850 ha (đạt 77 % kế hoạch đến 2020);Đắk Nông là 10.342 ha (đạt 42 % kế hoạch đến 2020); Gia Lai là 9.409 ha (đạt 53 % kế hoạch đến 2020).
Phan Vũ
Theo NDH.VN
Chiếm 19% thị phần nhóm hàng và 18,1% tỷ trọng, Trung Quốc tiếp tục là thị trường chủ lực cung cấp giấy cho Việt Nam trong nửa đầu năm 2018.
Xuất khẩu rau quả suốt mấy năm liền luôn tăng trưởng mạnh mẽ, tháng 7/2018, kim ngạch xuất khẩu rau quả ước đạt 290 triệu USD; lũy kế 7 tháng đầu năm 2018, giá trị xuất khẩu rau quả đạt 2,29 tỷ USD, bằng 57,25% mục tiêu cả năm. Còn 5 tháng nữa để các doanh nghiệp rau quả tăng tốc đưa giá trị xuất khẩu của ngành vươn tới con số 4 tỷ USD như kỳ vọng.
Đang có những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại thời gian gần đây nhưng không thể phủ nhận hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước những tháng qua vẫn ghi được dấu ấn quan trọng. Đóng góp tích cực vào kết quả chung là những ngành hàng, thị trường và tỉnh, thành phố có kim ngạch lớn từ 10 tỷ USD trở lên.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ, tháng 6/2018 cả nước đã nhập khẩu 792,7 nghìn tấn ngô, trị giá 173,2 triệu USD, giảm 24,4% về lượng và 19,6% trị giá so với tháng 5/2018 – đây là tháng giảm thứ hai liên tiếp.
Cán cân thương mại thâm hụt mạnh trong 15 ngày đầu tháng 7 khiến kim ngạch xuất siêu lũy kế từ đầu năm giảm. Đáng quan tâm là kim ngạch xuất khẩu liên tiếp có chiều hướng giảm.
Kim ngạch nhập khẩu rau quả từ Thái Lan giảm khiến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhóm hàng này chậm hơn nhiều so với cùng kỳ và thông lệ nhiều năm gần đây.
Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Maroc vừa khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam không giao dịch với Công ty STE TOP ARABIC SARL A.U hoặc tên Văn phòng giao dịch tại Tây Ban Nha: MACROTEX TRADING SL.
Khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩukhông giao dịch với Công ty tại Maroc
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng dệt may của cả nước trong tháng 6/2018 tăng 16,6% về kim ngạch so với tháng 5/2018 và cũng tăng 15,6% so với tháng 6/2017, đạt gần 2,75 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong cả 6 tháng đầu năm lên 13,64 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 12% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại của cả nước.
Với kim ngạch xuất khẩu 21,6 tỷ USD, chiếm 19% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước tính đến ngày 15/7, Hoa Kỳ tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu trong nhóm thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Ngày 20/7/2018, Bộ Nông nghiệp Úc đã đưa ra thông báo về việc giới thiệu chương trình kiểm soát biên giới về kiểm tra và phân tích đối với việc xử lý carbon monoxide (CO) trong cá ngừ. Chương trình kiểm soát mới này dự kiến sẽ được triển khai vào tháng 11 năm 2018.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự