tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 29-03-2016

  • Cập nhật : 29/03/2016

Đại học hàng đầu Philippines bị dọa bom, hàng ngàn người sơ tán

Hàng ngàn sinh viên, giảng viên và nhân viên Trường ĐH Ateneo de Manila - một trong ba trường ĐH hàng đầu Philippines, đã phải sơ tán sau khi bị dọa đánh bom sáng 28-3.

sinh vien, giang vien truong ateneo de manila duoc so tan sang 28-3 sau khi bi doa bom - anh: twitter/straitstimes

Sinh viên, giảng viên trường Ateneo de Manila được sơ tán sáng 28-3 sau khi bị dọa bom - Ảnh: Twitter/straitstimes

Hình ảnh đăng trên mạng Twitter cho thấy hàng ngàn sinh viên đang đổ ra khỏi các tòa nhà của trường ĐH và tụ tập tại một khoảng sân bên trong khuôn viên trường. Họ được đưa ra khỏi trường vào khoảng 10g sáng, sau đó mọi cánh cửa đều đóng kín.

Trong một thông báo, ĐH Ateneo de Manila cho biết họ nhận được tin nhắn dọa bom vào khoảng 8g30 sáng (7g30 sáng giờ VN). Các quan chức nhà trường sau đó đã phát thông báo sơ tán đến toàn bộ sinh viên, giảng viên.

Cảnh sát, đội rà phá bom, xe cứu thương và xe cứu hỏa đã được nhìn thấy trong khuôn viên trường.

Đến 2g chiều (tức 1g chiều giờ VN), trường được thông báo là an toàn và các sinh viên được phép trở lại lớp để lấy đồ đạc họ bỏ lại lúc sơ tán. Tất cả các lớp học sẽ nghỉ trong hôm nay, ngày mai 29-3 đi học lại bình thường, theo The Rappler.

Hiện nhà chức trách đang điều tra kẻ phát tán tin nhắn có bom.

sinh vien so tan sau tin nhan doa bom - anh: straitstimes

Sinh viên sơ tán sau tin nhắn dọa bom - Ảnh: straitstimes

Ateneo là một trong 3 trường ĐH hàng đầu của Philippines, với hầu hết sinh viên xuất thân từ các gia đình giàu có. Vào tháng 2-2014, trường này cũng từng bị dọa bom, sự việc sau đó được xác định là báo động giả.

Theo The Straitstimes, Philippines đang trong tình trạng cảnh giác cao sau các vụ tấn công khủng bố tại Bỉ, Iraq và mới đây là Pakistan khiến hàng chục người chết và hàng trăm người khác bị thương.


Ông Trump muốn khống chế Trung Quốc bằng thương mại

Ứng cử viên tổng thống Mỹ 2016 của Đảng Cộng hòa nói ông sẽ dùng quyền lực chi phối về kinh tế của nước Mỹ để ứng phó với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

ti phu donald trump - anh: bloomberg

Tỉ phú Donald Trump - Ảnh: Bloomberg

Theo Straitstimes, tỉ phú Donald Trump, ứng cử viên hiện dẫn đầu đường đua vào Nhà Trắng của Đảng Cộng hòa, cho rằng cách tốt nhất để ngăn không cho Trung Quốc xây dựng các sân bay quân sự cũng như đặt các hệ thống tên lửa phòng không tại những đảo mà nước này ngang nhiên chiếm đóng trái phép tại Biển Đông là đe dọa các cơ hội tiếp cận thị trường Mỹ của họ.

Đây là quan điểm mà ông Trump đưa ra cùng nhiều vấn đề khác trong cuộc phỏng vấn dài 100 phút về chính sách đối ngoại giữa tỉ phú New York với báoNew York Times.

Ông Trump nói: “Chúng ta có một quyền lực kinh tế rất lớn đối với Trung Quốc. Đó là quyền lực thương mại”. Tuy nhiên không ông đề cập tới khả năng Trung Quốc sẽ “trả miếng” trong ngón đòn kinh tế của họ với Mỹ ra sao.

Cũng giống như cựu tổng thống Mỹ Richard Nixon, ông Trump nhấn mạnh tầm quan trọng của “tính không thể đoán trước” của một tổng thống Mỹ. Ông biện luận rằng những truyền thống dân chủ và cởi mở của nước Mỹ đã khiến các động thái của quốc gia này dễ bị các đối thủ cũng như những nước đồng minh đoán biết được.

Khi được hỏi liệu ông sẽ đẩy những xung đột về các hoạt động ngang nhiên của Trung Quốc với các đảo ở Biển Đông đi xa tới đâu, ông Trump nói: “Tôi sẽ không muốn họ biết những suy nghĩ thật sự trong đầu tôi là gì. Nhưng tôi sẽ dùng thương mại, đương nhiên là vậy, như một lợi thế trong thương lượng”.

Trong cuộc phỏng vấn, ông Trump cũng nói ông sẽ cởi mở trong vấn đề cho phép Nhật Bản và Hàn Quốc được xây dựng kho vũ khí hạt nhân của riêng họ thay vì để họ cứ phụ thuộc vào “chiếc ô hạt nhân” của Mỹ trong việc đối phó với CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc.

Tỉ phú New York cũng nói ông sẵn sàng rút các lực lượng quân đội Mỹ từ Nhật Bản và Hàn Quốc về nếu hai nước này không gia tăng đáng kể những đóng góp của họ trong việc chi trả phí tổn cư trú và sinh hoạt cho những đội quân đó.

Ông Trump cũng nói sẽ tìm cách đàm phán lại rất nhiều hiệp định cơ bản Mỹ đã ký kết với các đồng minh của nước này, rất có thể trong đó có cả hiệp định an ninh kéo dài 56 năm giữa Mỹ và Nhật Bản mà theo ông Trump chỉ có lợi cho một phía.

Ở tầm nhìn thế giới của ông Trump, Mỹ đã trở thành một thế lực bị suy yếu và cơ chế chính để ông tái thiết vị trí trung tâm của nước Mỹ trên thế giới là thông qua các thương thảo về kinh tế.

Tỉ phú Donald Trump tiếp cận với hầu hết vấn đề xung đột quốc tế hiện nay đều thông qua lăng kính thương lượng, đàm phán, ngay cả khi ông cũng chưa thật rõ ràng về những mục tiêu chiến lược của mình.

Ông Trump cũng nói nếu được bầu làm tổng thống Mỹ, ông có thể sẽ ngừng việc mua dầu từ Saudi Arabia và các đồng minh Ả Rập khác cho tới khi họ cam kết đóng góp bộ binh trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria (IS), hoặc “hoàn trả phần lớn” số tiền mà nước Mỹ đã phải đổ ra để chống lại nhóm phiến quân vốn là những kẻ đe dọa tới sự ổn định của các nước Trung Đông.


Taliban phóng rocket vào tòa nhà quốc hội Afghanistan

Một vụ nổ lớn xảy ra sáng nay, 28-3, khi một quả rocket được bắn vào ngay khu vực sát bên tòa nhà quốc hội Afghanistan tại Kabul. Chưa có thông tin thương vong.

toa nha quoc hoi afghanistan bi ban rocket - anh: ndtv

Tòa nhà quốc hội Afghanistan bị bắn rocket - Ảnh: NDTV

Theo Times of India, vụ nổ xảy ra trong lúc các quan chức an ninh cao cấp đang trên đường tiến về phía tòa nhà quốc hội để cung cấp một số thông tin cho các nghị sĩ.

Hãng Tân Hoa xã dẫn lời một nhân chứng cho biết “Có khoảng 3 quả rocket đã được phóng xuống gần tòa nhà quốc hội mới vào khoảng 10g15 sáng 28-3 (giờ địa phương). Ít nhất một quả rocket đã lao xuống phần sân tòa nhà khiến khói đen bốc mù trời”.

Nguồn tin an ninh Afghanistan cho biết: “Chúng tôi vẫn chưa thể cung cấp thông tin chi tiết về số thương vong. Nhưng điều tra ban đầu cho thấy chưa có ai bị thương do hậu quả của cuộc tấn công ở bên trong khu vực tòa nhà quốc hội”.

Nguồn tin này cũng nói sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết sau khi cơ quan chức năng tiến hành điều tra về vụ tấn công này.

Tuy nhiên trang NDTV dẫn lời phát ngôn viên của lực lượng Taliban, Zabihullah Mujahid, lực lượng này tuyên bố nhận trách nhiệm vụ tấn công và nói vụ việc đã gây thương vong rất lớn.

Vụ tấn công xảy ra trong lúc các thành viên của Wolesi Jirga - hạ viện quốc hội Afghanistan đang họp.


Tiêm kích NATO bám sát máy bay chở Bộ trưởng Quốc phòng Nga

bo truong quoc phong nga sergei shoigu kiem tra hoat dong cua quan doi nga tai kaliningrad ngay 28.3.2016 - anh: bo quoc phong nga

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu kiểm tra hoạt động của quân đội Nga tại Kaliningrad ngày 28.3.2016 - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Máy bay của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, được chiến đấu cơ Su-27 hộ tống, ngày 28.3 đang bay qua vùng biển Baltic để đến tỉnh Kaliningrad thì bị chiến đấu cơ của NATO bám sát.
Chiến đấu cơ Typhoon của NATO bám sát máy bay của ông Sergei Shoigu ở khoảng cách 2 km, theo trang tin Sputnik (Nga) ngày 28.3.
Máy bay của ông Shoigu, có tiêm kích Su-27 của hải quân bay theo hộ tống, sau đó đã hạ cánh xuống Kaliningrad. Sputnik không nêu rõ có bao nhiêu chiến đấu cơ Typhoon bám sát máy bay của ông Shoigu.
Ông Shoigu đến tỉnh Kaliningrad để thị sát dự án tái xây dựng sân bay Quân sự Chkalovsk ở ngoại ô thành phố Kaliningrad, và kiểm tra hoạt động của Hạm đội Baltic.
Quan hệ Nga - NATO trở nên tồi tệ hơn kể từ khi cuộc khủng hoảng miền đông Ukraine bùng nổ vào năm 2014 và NATO đã hủy bỏ các thỏa thuận hợp tác quân sự và dân sự với Nga. Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và NATO cáo buộc Nga can thiệp quân sự vào miền đông Ukraine, viện trợ phe ly khai. Còn Moscow bác bỏ cáo buộc này, đồng thời tố cáo NATO tăng cường binh sĩ và khí tài quân sự áp sát các vùng biên giới của Nga là những hành động gây hấn, vi phạm các thỏa thuận trước đây và có thể gây bất ổn khu vực.
Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov hôm 26.3 tiếp tục bác bỏ cáo buộc phương Tây và Kiev cho rằng Moscow can thiệp quân sự vào cuộc xung đột giữa quân chính phủ Ukraine và phe ly khai ở miền đông Ukraine, theo Reuters.
Ông Peskov khẳng định không có sự hiện diện của lính Nga ở miền đông Ukraine, nhưng chỉ có những thường dân Nga kề vai sát cánh với người dân địa phương.

Hà Lan bắt công dân Pháp tình nghi lên kế hoạch khủng bố

canh sat chong khung bo ha lan dot kich mot can nha o thanh pho rotterdam, bat giu nghi pham nguoi phap 32 tuoi - anh: afp

Cảnh sát chống khủng bố Hà Lan đột kích một căn nhà ở thành phố Rotterdam, bắt giữ nghi phạm người Pháp 32 tuổi - Ảnh: AFP

Cảnh sát chống khủng bố Hà Lan ngày 27.3 đã bắt giữ một công dân Pháp 32 tuổi tại thành phố Rotterdam, bị tình nghi lên kế hoạch khủng bố ở Pháp; 3 người khác cũng bị bắt.
Người đàn ông Pháp này bị tình nghi lên kế hoạch khủng bố ở Pháp, nhân danh tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS). Cùng lập kế hoạch với ông ta là Reda Kriket, đã bị bắt gần Paris hôm 24.3, theo AFP.
AFP dẫn một nguồn tin từ cảnh sát Pháp cho hay người đàn ông Pháp bị bắt ở Hà Lan từng đến Syria gia nhập các nhóm Hồi giáo cực đoan.
“Chính quyền Pháp ngày 25.3 đã đề nghị Hà Lan bắt giữ người đàn ông này, ông ta bị tình nghi chuẩn bị tiến hành một cuộc tấn công khủng bố”, thông cáo của công tố viên Hà Lan cho hay. Hà Lan sẽ dẫn độ nghi phạm này về Pháp càng sớm càng tốt, các công tố viên cho biết thêm.
Hai nghi phạm khác bị bắt là người gốc Algeria, trong khi thông tin về nghi phạm thứ ba chưa được công bố.
Cảnh sát chống khủng bố Hà Lan đã lục soát hai căn hộ ở phía tây Rotterdam, người dân sống xung quanh được sơ tán như một biện pháp đề phòng các nghi phạm đánh bom tự sát trả đũa, theo các công tố viên.
Việc cảnh sát Hà Lan bắt các nghi phạm khủng bố diễn ra giữa lúc châu Âu đang trong tình trạng báo động cao độ sau vụ đánh liều chết ở sân bay và nhà ga tàu điện ngầm ở thủ đô Brussels (Bỉ) ngày 22.3 khiến 31 người chết và hàng trăm người bị thương. IS đã lên tiếng nhận trách nhiệm vụ tấn công Brussels.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục