tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 31-03-2016

  • Cập nhật : 31/03/2016

Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ: Phải theo dõi Trung Quốc cho chặt!

Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Joseph Dunford phát biểu rằng Trung Quốc đang đe dọa lợi ích của Mỹ ở Biển Đông và cảnh báo Mỹ phải theo dõi Trung Quốc cho chặt.
Tướng Dunford cảnh báo: "Ở Biển Đông, hành động của Trung Quốc đang gây mất ổn định và có thể đe dọa các tuyến đường thương mại trong khu vực".
Ông Dunford đã phát biểu như trên trước tổ chức nghiên cứu chính sách của Mỹ  - Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) hôm 29.3, cảnh báo rằng hành động của Trung Quốc có thế phá hoại thế cạnh tranh thuận lợi của Mỹ ở châu Á.
Hãng tin AFP dẫn lời ông phát biểu: "Trong khi việc chúng ta thực thi tự do hàng hải có thể đem lại sự đảm bảo cho các đồng minh và đối tác, điều này không cản được Trung Quốc phát triển năng lực quân sự ở Biển Đông, bao gồm cả ở các vùng lãnh thổ tranh chấp".
Một mặt bảo chính sách của Mỹ vẫn là hợp tác với Trung Quốc, tướng Dunford cũng cảnh báo Lầu Năm Góc phải theo dõi Trung Quốc thật chặt chẽ về sự hiện đại hóa quân đội nhanh chóng, sự mở rộng hiện diện bên trong và ngoài châu Á của Trung Quốc.
tuong joseph dunford canh bao bo quoc phong my phai theo doi trung quoc cho chat - anh: reuters

Tướng Joseph Dunford cảnh báo Bộ Quốc phòng Mỹ phải theo dõi Trung Quốc cho chặt - Ảnh: Reuters

Tướng Dunford nói tiếp: "Trong khi còn chưa rõ sự đầu tư, năng lực và ý định quân sự của Trung Quốc, có một điều chắc chắn rằng họ đang đầu tư theo kiểu để cân bằng các yêu cầu của lực lượng truyền thống quy mô lớn: một lực lượng hải quân mở rộng, một lực lượng không quân ngày càng tinh vi cũng như thúc đẩy lĩnh vực vũ khí hạt nhân, không gian và trên mạng".

Tất cả những động thái trên của Trung Quốc, theo lời tướng Dunford, sẽ gây khó cho khả năng đảm bảo tiếp cận của Mỹ trong trường hợp xảy ra xung đột ở châu Á.
Ông liệt kê Mỹ hiện nay vừa phải lo đối phó với Trung Quốc, vừa phải đương đầu cùng lúc với Nga, Iran, Triều Tiên và những kẻ cực đoan bạo lực.

Đàn em cựu trùm an ninh Trung Quốc lĩnh án 12 năm tù

Cựu phó chủ tịch tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, người thân cận với cựu bộ trưởng công an Chu Vĩnh Khang, lĩnh án tù do tham nhũng.
ky van lam khi con la pho chu tich tinh hai nam, trung quoc. anh: globaltimes

Ký Văn Lâm khi còn là phó chủ tịch tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Ảnh: Globaltimes

Ký Văn Lâm (Ji Wenlin) bị tuyên án 12 năm tù với tội danh tham nhũng và phải nộp phạt 10 triệu nhân dân tệ (hơn 1,5 triệu USD), Tân Hoa xã hôm nay cho biết. 

Ký là đồng minh một thời của cựu bộ trưởng công an Chu Vĩnh Khang, người đã bị bắt với nhiều cáo buộc tham nhũng, lợi dụng chức vụ. Trước khi bị bắt, ông Chu thường được truyền thông phương Tây gọi là "trùm an ninh Trung Quốc".

Ông Chu là một trong những "hổ lớn" sa lưới trong chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ, diệt ruồi" do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng. Ba năm trước, ông Tập từng cảnh báo nạn tham nhũng "đe dọa sự tồn vong của đảng".


Bắc Kinh quân sự hóa đảo ở mức chưa từng có

Trước cuộc gặp của lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc, vấn đề tranh chấp ở biển Đông lại được đề cập qua góc nhìn của chính trị gia và giáo sư Mỹ.

giao su peter dutton tren man hinh trong buoi trao doi truc tuyen o tp.hcm sang 29-3 - anh: viet toan

Giáo sư Peter Dutton trên màn hình trong buổi trao đổi trực tuyến ở TP.HCM sáng 29-3 - Ảnh: Việt Toàn

Sáng 29-3 (giờ Việt Nam), bà Colin Willett, phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương, đã có buổi trao đổi với các phóng viên ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có báo Tuổi Trẻ, về các diễn biến mới, tình hình tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải ở 
Biển Đông.

Tiếp tục thách thức tự do hàng hải

Tại cuộc họp báo, bà Colin Willett cho biết trong những tháng gần đây, thế giới đã chứng kiến những “chiến dịch” cải tạo đất và quân sự hóa chưa từng có tiền lệ của Trung Quốc ở Biển Đông, làm dấy lên nhiều lo ngại trong khu vực và quốc tế.

Bà tiết lộ Washington đã bàn các vấn đề này trong cuộc gặp với các lãnh đạo của Bắc Kinh gần đây nhưng phía Bắc Kinh biện minh rằng các đồn bốt mà nước này xây dựng trên các đảo ở Biển Đông chỉ dùng để phục vụ mục đích dân sự. Điều đó đã không thuyết phục được ai cả.

Bà Willett cho biết thêm Washington cũng bày tỏ lo ngại khi Bắc Kinh tiếp tục thực hiện các hành động thách thức các tàu và máy bay nước ngoài đang hoạt động đúng theo luật pháp quốc tế ở Biển Đông. “Tất cả quốc gia trên thế giới đều có quyền tự do hàng hải theo quy định của luật pháp quốc tế. Mỹ đã và đang củng cố thực thi quyền này" - bà Willett khẳng định.

Bà Willett tiết lộ với báo giới rằng trong cuộc gặp với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân tổ chức tại Mỹ tuần này, phía Mỹ cũng sẽ bày tỏ quan ngại về các hành động gây căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông gần đây. Bà Willett khẳng định Mỹ coi trọng quan hệ với cả ASEAN và Trung Quốc.

Tại cuộc họp báo, trước câu hỏi liệu Washington có dùng các quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) mà Trung Quốc là một thành viên để kiềm chế các hoạt động của nước này ở Biển Đông, bà Willett giải thích rằng chiến lược hiện tại của Mỹ đối với vấn đề này là đối thoại qua kênh ngoại giao, xây dựng năng lực an ninh hàng hải cho các đồng minh và đối tác, các công cụ quản lý 
khủng hoảng.

ba colin willett (pho tro ly
ngoai truong my
phu trach dong a - thai binh duong)hay nhin cac san bay cua trung quoc o bien dong. chung duoc thiet ke de tiep nhan cac may bay danh bom chu khong phai cac loai may bay van tai dung cho viec cuu tro nhan dao

Bà COLIN WILLETT (phó trợ lý
ngoại trưởng Mỹ
phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương)Hãy nhìn các sân bay của Trung Quốc ở Biển Đông. Chúng được thiết kế để tiếp nhận các máy bay đánh bom chứ không phải các loại máy bay vận tải dùng cho việc cứu trợ nhân đạo

Phải tôn trọng
tòa The Hague

Phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ cũng hoan nghênh phán quyết sắp tới của Tòa trọng tài thường trực (PCA) về vụ Philippines kiện Trung Quốc xung quanh yêu sách “đường lưỡi bò” đòi chủ quyền đến 90% diện tích Biển Đông.

Bà Willette cho biết phán quyết của PCA sẽ là một bước ngoặt quan trọng, không chỉ làm rõ hơn về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông mà mở rộng ra là quy định về một trật tự khu vực ở châu Á - Thái Bình Dương. Bà Willett nói phán quyết này sẽ là cách hữu hiệu để giảm nguy cơ xung đột, đụng độ quân sự trên biển.

Bà Willett cho rằng Trung Quốc không cần thiết xem phán quyết của PCA là mối đe dọa mà nên coi nó như là cơ hội cho một giải pháp ngoại giao thật sự. Bà nói Mỹ hi vọng Trung Quốc và các quốc gia tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông tham gia tiến trình đối thoại thông qua kênh ngoại giao để giải quyết tranh chấp, xung đột ở Biển Đông.

“Chúng tôi hi vọng phán quyết của PCA sẽ tạo ra một nơi tốt hơn, nơi mà các bên có thể tiến tới những mối quan hệ hợp tác tốt đẹp hơn” - bà Willett nhận định.

Phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ cũng tóm gọn quan điểm của Mỹ về phán quyết của PCA, dự kiến được công bố vào tháng 5 năm nay, trong ba ý chính. Một là, Trung Quốc và Philippines sẽ phải tuân thủ phán quyết của tòa án.

Hai là, quyết định của PCA có thể giúp thu hẹp các khu vực hàng hải đang trong tình trạng tranh chấp. Ba là, bằng cách làm rõ “quyền có vùng biển” ở Biển Đông, tạo ra một tiền đề quan trọng cho một tiến trình ngoại giao mang tính chất xây dựng hơn, qua đó giúp giảm căng thẳng và mở ra những mối quan hệ hợp tác lớn hơn.

Nhưng “Mỹ, ASEAN và các nước khác có thể làm gì trong trường hợp Trung Quốc từ chối chấp nhận phán quyết của tòa trọng tài?”, một phóng viên Philippines nêu câu hỏi. Bà Willett khẳng định Mỹ tin tưởng tòa trọng tài có thông điệp rất rõ khi đưa ra phán quyết.

“Tôi nghĩ cộng đồng quốc tế đều hưởng lợi từ một trật tự dựa trên tính pháp quyền ở Biển Đông. Luật pháp quốc tế không chỉ mang lại lợi ích cho khu vực mà còn cả cho chính Trung Quốc” - bà Colin Willett nêu rõ.


Indonesia muốn đưa quân sang Philippines giải cứu công dân

Chính phủ Indonesia đang chờ quyết định từ phía Philippines về việc thực hiện chiến dịch giải cứu 10 thủy thủ Indonesia đang bị lực lượng Abu Sayyaf ở miền nam Philippines giam giữ và việc có cho phép Jakarta cùng tham gia chiến dịch này hay không.
Tuần trước, lực lượng nổi dậy Abu Sayyaf, vốn bị chính phủ Philippines xem là khủng bố, đã bắt giữ 2 tàu chở than cùng với 10 thủy thủ Indonesia. Một trong 2 tàu này đã được thả, Abu Sayyaf giữ lại một tàu cùng với toàn bộ thủy thủ đoàn.
Abu Sayyaf đòi 1 triệu USD tiền chuộc từ chủ tàu, theo tờ The Straits Times. Tuy nhiên, theo Jakarta Post ngày 30.3, khoản tiền mà bọn bắt cóc đòi chỉ hơn một phần ba con số trên.
Thư ký nội các chính phủ Indonesia, ông Pramono Anung cho biết bất kể động cơ của việc cướp tàu và giam giữ con tin là gì thì “chính phủ Indonesia không sợ bọn cướp”.
Trong khi đó, Chỉ huy Cảnh sát Indonesia, tướng Badrodin Haiti cho biết Jakarta và Manila đã làm việc với nhau để quyết định xem bên nào sẽ chịu trách nhiệm giải cứu con tin và liệu những kẻ bắt cóc có liên quan thực sự đến Abu Sayyaf hay không.
Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia, ông Ryamizard Ryacudu nói rằng hải quân Indonesia đã sẵn sàng ở vùng biển Ambalat để giúp phía Philippines trong chiến dịch giải cứu. Hạm đội Viễn Đông của Indonesia đã huy động một số tàu chiến ở vị trí mà vụ bắt cóc được cho đã xảy ra.
Những thủy thủ người Indonesia được cho đang bị giam giữ ở đảo Sulu hoặc Basilan, những căn cứ địa của Abu Sayyaf. Lực lượng Abu Sayyaf  được thành lập hồi những năm 1990 với sự giúp đỡ của cựu trùm khủng bố al-Qaeda là Osama bin Laden.

Bà Suu Kyi được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Myanmar

Chủ tịch Đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) cầm quyền ở Myanmar, bà Suu Kyi đã được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao.

ba aung san suu kyi. anh: thx/ttxvn

Bà Aung San Suu Kyi. Ảnh: THX/TTXVN

Ngoài ra, bà còn nắm giữ 3 chức vụ bộ trưởng khác trong Chính phủ mới của tân Tổng thống U Htin Kyaw.

Được quốc hội Myanmar phê chuẩn, 3 chức vị bộ trưởng khác mà bà Suu Kyi kiêm nhiệm là Bộ trưởng Văn phòng Tổng thống, Bộ trưởng Giáo dục và Bộ trưởng Điện lực và Năng lượng.

Quyết định bổ nhiệm bà Suu Kyi do Chủ tịch Quốc hội Mann Win Khaing Than công bố tại buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của Nội các Myanmar.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục