tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 12-04-2016

  • Cập nhật : 12/04/2016

Ngư dân Philippines chống lại tàu tuần duyên Trung Quốc ở Biển Đông

 
ngu dan philippines gan nhu trang tay vi mat ngu truong o khu vuc bai can scarborough, va thuong bi tau trung quoc dung voi rong va sung xua duoi - anh: reuters

Ngư dân Philippines gần như trắng tay vì mất ngư trường ở khu vực bãi cạn Scarborough, và thường bị tàu Trung Quốc dùng vòi rồng và súng xua đuổi - Ảnh: Reuters

Một ngư dân Philippines chống lại lực lượng tuần duyên Trung Quốc dù bị tàu Trung Quốc chĩa súng đe dọa, xua đuổi khỏi ngư trường truyền thống ở bãi cạn Scarborough trên Biển Đông vừa trở thành tâm điểm của truyền thông Philippines.
Theo tờ The Philippine Star (Philippines) ngày 11.4, một tàu tuần duyên Trung Quốc đã áp sát và người trên tàu chĩa súng đe dọa ngư dân Renato Etac đang trên tàu cá của ông, buộc ông rời khỏi ngư trường quanh bãi cạn Scarborough.
Tàu tuần duyên Trung Quốc bảo: “Cút, cút khỏi Scarborough”, và ông Etac đáp lại: “Giấy tờ nào cho thấy Scarborough là lãnh thổ của Trung Quốc?”.
Trang tin Inquirer (Philippines) cho hay đây không phải lần đầu tiên ông Etac đối đầu các tàu Trung Quốc. Tuy nhiên, nhờ am hiểu về tình hình tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông nên ngư dân này dám đứng lên chống lại lực lượng tuần duyên Trung Quốc.
Ngư dân Etac (37 tuổi) cho biết ông biết rõ “Trung Quốc sẽ không dám nổ súng bắn ngư dân vì sợ kích ngòi chiến tranh”. Ông Etac khẳng định ông chỉ muốn bảo vệ miếng cơm manh áo của mình tại ngư trường truyền thống của Philippines quanh bãi cạn Scarborough.
“Nó giống việc cãi nhau tay đôi, giống như đánh bạc. Đôi lúc tôi còn phải chửi tục bằng nhiều phương ngữ khác nhau; rất buồn cười khi nhìn những người Trung Quốc ngớ ra vì chẳng hiểu tôi nói gì”, ông Etac kể lại kinh nghiệm đối phó tàu tuần duyên Trung Quốc.
“Renato Etac như là người bảo vệ Scarborough. Tôi thường đi tàu đánh cá với ông ấy, nhưng bây giờ tôi thấy sợ”, Greggy Etac, một người bà con của Etac và cũng là ngư dân, cho biết.
Sau khi Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough từ Philippines vào năm 2012, nhiều ngư dân Philippines luôn phải đi về tay không hoặc bỏ nghề do liên tục bị tàu tuần duyên và hải cảnh Trung Quốc chĩa súng đe dọa, dùng vòi ròng xua đuổi khỏi ngư trường này. Hiện có trên 300 tàu cá Trung Quốc hoạt động tại ngư trường quanh bãi cạn Scarborough.

Nắng nóng 37 độ, Malaysia đóng cửa hơn 250 trường học

Malaysia cho đóng cửa 259 trường tiểu học và trung học để bảo vệ sức khỏe học sinh trước nắng nóng do hiện tượng El Nino.
han han do el nino gay thiet hai ve nong nghiep o nhieu nuoc chau a. anh:mediacorp

Hạn hán do El Nino gây thiệt hại về nông nghiệp ở nhiều nước châu Á. Ảnh:Mediacorp

Bernama dẫn Bộ Giáo dục Malaysia hôm qua phát thông cáo, cho biết biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe học sinh, khi nhiệt độ ở các khu vực chịu ảnh hưởng có lúc lên tới trên 37 độ C trong hơn 72 giờ. 

Các trường bị đóng cửa nằm ở bang Perlis, thị trấn Jerantut và Temerloh ở bang Pahang. 259 trường gồm 68 trường trung học cơ sở và 191 trường tiểu học. Số học sinh bị ảnh hưởng là hơn 97.500. 

Tuy nhiên, Bộ này cho biết hoạt động điều hành trường vẫn diễn ra như bình thường, trừ việc dạy và học. Bộ cũng yêu cầu Sở Giáo dục ở các khu vực này giám sát, đảm bảo thực hiện chỉ thị. 

Nhiều vùng của châu Á chịu ảnh hưởng của nắng nóng do El Nino, gây thiệt hại về nông nghiệp, như ở Việt Nam, Thái Lan và Philippines. El Nino có nguồn gốc từ hiện tượng ấm lên của bề mặt nước biển tại khu vực Thái Bình Dương. Nó có thể gây mưa lớn bất thường ở một số vùng trên thế giới, nhưng lại gây hạn hán ở những nơi khác.


Đồn cảnh sát Nga bị đánh bom tự sát

Ba nghi phạm mang theo thiết bị nổ hôm nay (11-4) tấn công tự sát vào đồn cảnh sát vùng Stavropol, miền Nam nước Nga.

“Ba kẻ đánh bom tự sát đã tự kích nổ gần đồn cảnh sát ở quận Novoselitsk, vùng Stavropol, miền nam nước Nga. Ba kẻ khủng bố này đã chết và khoảng năm vụ nổ được nghe thấy” - một nguồn tin thi hành pháp Nga nói với hãng tin RIA Novosti.

Cảnh sát Stavropol cũng đã xác nhận vụ tấn công nhằm vào đồn cảnh sát trên, theo Sputnik.

hien truong noi xay ra vu danh bom tu sat. (anh chup tu video cua life news). nguon: rt

Hiện trường nơi xảy ra vụ đánh bom tự sát. (Ảnh chụp từ video của Life News). Nguồn: RT

Tuy nhiên, RT cho hay hiện chưa rõ có bao nhiêu người tham gia vụ đánh bom trên. Có nhiều báo cáo khác nhau đưa ra con số 2-4 người.

 “Hai phiến quân bị tiêu diệt trong một cuộc tấn công vào đồn cảnh sát ở vùng Stavropol, trong đó có một người bị tiêu diệt khi đang cố chạy qua một chốt kiểm soát. Người còn lại tự kích nổ thiết bị nổ mang theo trong người” - cảnh sát địa phương cho hay trong một báo cáo chính thức.

Cảnh sát Nga tại vùng Stavropol xác nhận không có dân thường hay nhân viên cảnh sát nào thương vong.


Cảnh sát Macedonia và người nhập cư đánh nhau, 260 người bị thương

Tổ chức Bác sĩ Không biên giới cho biết ít nhất 260 người bị thương hôm qua, 10-4 khi cảnh sát bắn hơi cay vào những người nhập cư đang cố gắng vượt qua biên giới Hi Lạp - Macedonia.

nguoi nhap cu va ti nan dung do canh sat tai bien gioi macedonia anh: afp

Người nhập cư và tị nạn đụng độ cảnh sát tại biên giới Macedonia Ảnh: AFP

AFP cho biết đây là vụ bạo lực mới nhất tại các điểm nóng ở Hi Lạp nơi vốn đang ùn ứ hơn 11.000 người nhập cư và tị nạn kể từ tháng 2 đến nay khi các quốc gia vùng Balkan đóng cửa biên giới, cắt đứt con đường đến Bắc Âu của những người này.

Cảnh sát Macedonia cáo buộc đám đông đã ném đá và các vật dụng khác vào người của họ khi cố gắng phá rào cản an ninh và cho biết họ đã sử dụng hơi cay để tự vệ.

"Hai trăm người đã được điều trị bởi đơn vị y tế của chúng tôi về các vấn đề hô hấp, 30 người vì các vết thương do đạn nhựa gây ra và 30 người bị các vết thương khác" - bác sĩ Achilleas Tzemos thuộc tổ chức Bác sĩ Không Biên giới cho biết.

Vụ việc xảy ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất EU kể từ Thế chiến II với tin đồn rằng biên giới Idomeni băng qua Macedonia vốn đóng cửa từ giữa tháng 2 đã mở lại.

Theo một nguồn tin từ cảnh sát Hi Lạp, hàng trăm người nhập cư đã tập trung trước các hàng rào và yêu cầu mở cửa biên giới. Khi họ cố gắng phá các rào cản này, cảnh sát Macedonia bắt đầu bắn hơi cay.

Tuy nhiên cảnh sát Macedonia phủ nhận có bất kỳ người biểu tình nào bị thương bởi đạn nhựa. "Chúng tôi không sử dụng bất kỳ loại đạn nhựa nào bởi vì luật pháp Macedonia cấm chúng. Chúng tôi không sử dụng dùi cui khi chúng tôi đang ở phía bên kia hàng rào" - phát ngôn viên Liza Bendevska của Macedonia nói.

Trước đó một phát ngôn viên cảnh sát Macedonia cho biết đám đông đã ném đá và các vật dụng khác khiến 3 cảnh sát nước này bị thương và họ phải dùng hơi cay để giải tán đám đông này.

AFP ghi nhận tại hiện trường nhiều người biểu tình mang khăn che mặt hoặc bôi kem đánh răng để bảo vệ hô trước hơi cay đã ném đávào các hàng rào. Một phần của hàng rào tại khu vực này đã bị phá bỏ.

Cuộc đụng độ tại biên giới Hi Lạp - Macedonia xảy ra trong khi một phái đoàn EU đến Thổ Nhĩ Kỳ để thúc giục nước này nhanh chóng thực hiện thỏa thuận mà qua đó sẽ nhận lại tất cả những người nhập cư đến châu Âu đang nộp đơn xin tị nạn.


Truyền thông Trung Quốc và Triều Tiên khẩu chiến

lanh dao trieu tien kim jong-un trong mot buoi le trao thuong nhung nguoi da co cong trong vu thu bom nhiet hach cua trieu tien - anh: reuters

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong một buổi lễ trao thưởng những người đã có công trong vụ thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên - Ảnh: Reuters

Cuộc khẩu chiến giữa Triều Tiên và đồng minh thân cận nhất của mình - Trung Quốc - đang diễn ra trên mặt báo, nơi Trung Quốc “chê” Triều Tiên không có khả năng phát động chiến tranh, chỉ cố kích động tâm lý chống Mỹ mà thôi.
Nhân Dân Nhật báo của Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng sự bất ổn trên bán đảo Triều Tiên là do vấn đề hạt nhân gây ra, rằng nó đe dọa an ninh còn nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng ở Syria. Nhân Dân Nhật báo cho rằng con đường hạt nhân có thể đặt chính quyền Triều Tiên vào chỗ nguy hiểm và nước này cần xem xét lại chính sách của mình.
Tờ báo thậm chí bình luận rằng Triều Tiên thật ra không có ý định và cũng không đủ khả năng phát động chiến tranh, thật ra những gì nước này làm trong thời gian qua chỉ là cố kích động tâm lý chống Mỹ mà thôi.
Trung Quốc xưa nay là đồng minh quan trọng nhất của Triều Tiên. Vị trí chiến lược của Triều Tiên đối với Trung Quốc, ngăn cách nước này với Hàn Quốc - nơi lính Mỹ đặt căn cứ quân sự - khiến Trung Quốc phải cần đến sự ủng hộ của chính quyền Triều Tiên.
mot trong nhung muc dich quan trong trong chuyen di bac kinh cua ngoai truong my, ong john kerry (trai) hoi dau nam 2016 la van dong trung quoc ung ho cam van trieu tien - anh: reuters

Một trong những mục đích quan trọng trong chuyến đi Bắc Kinh của Ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry (trái) hồi đầu năm 2016 là vận động Trung Quốc ủng hộ cấm vận Triều Tiên - Ảnh: Reuters


Nhưng quan hệ Trung Quốc - Triều Tiên, ít nhất là ở bề ngoài, đang ngày càng sứt mẻ, trong đó cột mốc quan trọng là việc Trung Quốc ủng hộ lệnh cấm vận mới của Liên Hiệp Quốc lên Triều Tiên. Thời gian qua, Mỹ đã tăng cường sức ép lên Trung Quốc về việc ủng hộ cấm vận.

Sau bài viết trên của Nhân Dân Nhật báo, hãng tin Yonhap của Hàn Quốc hôm 10.4 cho rằng đó thật ra chỉ là cách “trả đòn” của Trung Quốc sau một đợt tấn công mới đây của Triều Tiên. Đó là lần thông tấn xã Triều Tiên KCNA nói bóng nói gió rằng có nước đang phải quỵ lụy trước áp lực từ Mỹ mà từ bỏ một mối quan hệ hữu nghị quý giá. Tuy nhiên, KCNA không nêu đích danh đó là nước nào.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục