tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 12-04-2016

  • Cập nhật : 12/04/2016

Ngoại trưởng G7 phản đối sự khiêu khích ở Biển Đông

Ngoại trưởng các nước thuộc G7 hôm nay phản đối mạnh mẽ sự khiêu khích trên Biển Đông và biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với nhiều quốc gia láng giềng.
ngoai truong my john kerry (phai) va nguoi dong cap anh philip hammond trong phien lam viec thu 4, cuoc hop cac ngoai truong g7, tai hiroshima, nhat ban, ngay 11/4. anh: reuters.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) và người đồng cấp Anh Philip Hammond trong phiên làm việc thứ 4, cuộc họp các ngoại trưởng G7, tại Hiroshima, Nhật Bản, ngày 11/4. Ảnh: Reuters.

"Chúng tôi bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ với mọi hành động khiêu khích hoặc cưỡng chế, đe dọa đơn phương làm thay đổi nguyên trạng và gia tăng căng thẳng", ngoại trưởng các nước thuộc nhóm các quốc gia công nghiệp phát triển (G7) cho biết trong một thông báo sau cuộc họp tại Hiroshima, Nhật Bản.

G7 còn kêu gọi các quốc gia tuân thủ luật pháp hàng hải quốc tế, đồng thời thực hiện mọi phán quyết mang tính ràng buộc do tòa án và tòa trọng tài đưa ra với ý nhắc đến vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc tại Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) Liên Hợp Quốc.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines. Nước này gần đây còn xây phi pháp nhiều kiến trúc lớn, trong đó có hệ thống radar và đường băng, trên một số bãi đá ở Biển Đông, khiến cộng đồng quốc tế quan ngại.

Manila đã đệ đơn kiện đối với tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) Liên Hợp Quốc. PCA dự kiến có phán quyết trong vài tuần tới. Trung Quốc tuyên bố không tham gia vụ kiện.

Bắc Kinh còn có tranh chấp với Tokyo về chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Nhật Bản đang kiểm soát quần đảo này. Tàu và máy bay của Trung Quốc thường xuyên tiếp cận Senkaku/Điếu Ngư nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh và thử thách Nhật Bản sau khi Tokyo quốc hữu hóa các đảo thuộc quần đảo này hồi tháng 9/2012.


Hồ sơ Panama: Những mối liên quan tại Trung Quốc

Thân nhân của ít nhất 8 người là đương kim hoặc cựu Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc nắm giữ các tài sản ở hải ngoại được nêu danh trong Hồ sơ Panama.
chu tich trung quoc tap can binh.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

than nhan cua it nhat 8 nguoi duong kim hoac cuu uy vien thuong truc bo chinh tri trung quoc nam giu cac tai san o hai ngoai duoc neu danh trong ho so panama.

Thân nhân của ít nhất 8 người đương kim hoặc cựu Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc nắm giữ các tài sản ở hải ngoại được nêu danh trong Hồ sơ Panama.


Iran bắt đầu tiếp nhận S-300 từ Nga

Bộ Ngoại giao Iran hôm nay thông báo nước này đã tiếp nhận phần đầu tiên thuộc hệ thống tên lửa phòng không S-300 từ Nga.
he thong ten lua dat doi khong s-300. anh: ap.

Hệ thống tên lửa đất đối không S-300. Ảnh: AP.

"Hôm nay, tôi xin thông báo phần đầu tiên trong hệ thống S-300 đã được chuyển tới Iran. Quá trình vận chuyển những phần khác sẽ tiếp tục sau đó", hãng tin Mehr dẫn lời Jaberi Ansari, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran, phát biểu với báo giới.

Ông Ansari cho biết đợt vận chuyển đầu tiên thực hiện qua biển Caspian, giáp với cả Nga và Iran.

Iran ký hợp đồng trị giá 900 triệu USD với Nga để mua 5 hệ thống tên lửa S-300 vào năm 2007. Hợp đồng bị tạm hoãn thực hiện sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp đặt lệnh trừng phạt với Iran năm 2010.

Tháng 4/2015, Nga nối lại đàm phán về chuyển giao S-300 sau khi các nước tham gia đàm phán về chương trình hạt nhân Iran đạt được thỏa thuận khung mang tính bước ngoặt.

Hệ thống S-300 đang được chuyển giao là kết quả của thỏa thuận mới mà Nga ký với Iran tháng 11 năm ngoái. Nó là phiên bản nâng cấp cho với mẫu Tehran đặt mua ban đầu. Nga và Iran dự kiến hoàn thành hợp đồng S-300 vào giữa năm nay.


Nga mạnh tay hiện đại hóa lực lượng phòng không và phòng thủ tên lửa

Các lá chắn phòng không và phòng thủ tên lửa của Nga (PVO và PRO) đang thường xuyên được nâng cấp và hoàn thiện.
sputnik/ pavel lisitci

Sputnik/ Pavel Lisitci

Các lá chắn phòng không và phòng thủ tên lửa của Nga (PVO và PRO) đang thường xuyên được nâng cấp và hoàn thiện, Thượng tướng Viktor Bondarev, Tổng tư lệnh Quân chủng Không quân vũ trụ Nga khẳng định với các phóng viên trước thềm Ngày Du hành vũ trụ và Ngày Lực lượng Không quân.
"Chúng tôi liên tục làm việc và không có quyền ngừng nghỉ một giây. Vì thế, các lá chắn phòng không và phòng thủ tên lửa Nga, cũng như lực lượng Không quân vũ trụ Nga đều đang không ngừng phát triển," Thượng tướng Bondarev đáp lại câu hỏi của phóng viên - Sputnik tường thuật.
Tổng tư lệnh Không quân vũ trụ nhấn mạnh rằng, công tác nâng cấp kỹ thuật cho lực lượng vũ trụ cũng được liên tục tiến hành.
"Binh chủng Không quân và Binh chủng Phòng không vũ trụ có khả năng đáp ứng các nhiệm vụ đúng thời hạn và chất lượng. Tôi nghĩ rằng, không còn ai nghi ngờ, tất cả đều biết và tin vào điều này từ lâu. Chúng tôi không che giấu việc gì, mà sẵn sàng chứng tỏ những gì chúng tôi có thể làm. Tất nhiên, công việc của chúng tôi được thế giới chú ý," ông Bondarev nhấn mạnh.

Thiếu tá hải quân Mỹ bị tố làm gián điệp cho Trung Quốc

Một sĩ quan hải quân Mỹ tiếp xúc nhiều tài liệu nhạy cảm của quân đội đang đối mặt cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc.
thieu ta hai quan my edward lin, nguoi goc dai loan bi to cao lam gian diep. anh: asia times

Thiếu tá hải quân Mỹ Edward Lin, người gốc Đài Loan bị tố cáo làm gián điệp. Ảnh: Asia Times

Người bị cáo buộc gián điệp là thiếu tá Edward Lin, công dân Mỹ, sinh ra ở Đài Loan, Reuters hôm nay dẫn nguồn tin hải quân Mỹ. Nghi phạm đã được giao cho Cơ quan tuần tra và trinh sát hải quân Mỹ, đơn vị chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động tình báo.

Cơ quan này cáo buộc thiếu tá Lin đã hai lần chuyển thông tin bí mật, ba lần cố gắng chuyển tài liệu có lợi cho nước ngoài. Giới chức hải quân Mỹ nói Trung Quốc và Đài Loan đều có thể liên quan. Việc điều tra vẫn đang tiếp tục.

Thiếu tá Lin cũng bị cáo buộc liên quan đến mại dâm và ngoại tình. Người này đã bị giam 8 tháng qua để chờ xét xử. Lin sử dụng thành thạo tiếng phổ thông Trung Quốc, được giao quản lý các tín hiệu điện tử thu thập từ máy bay do thám EP3-E Aries II.

Theo tài liệu của hải quân Mỹ, Lin cùng gia đình rời Đài Loan năm 14 tuổi và đã đi qua nhiều nước khác nhau trước khi trở thành công dân Mỹ. 

"Tôi luôn mơ về việc đặt chân lên nước Mỹ. Từ nhỏ, tôi luôn nghĩ rằng mọi ngả đường ở Mỹ đều dẫn tới công viên giải trí Disneyland", trích lời Lin ghi trong hồ sơ.

Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết Bắc Kinh "không biết thông tin gì" về vụ việc. Bộ Quốc phòng Trung Quốc từ chối bình luận. Đài Loan cũng có phản ứng tương tự.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục