tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 07-02-2016

  • Cập nhật : 07/02/2016

Trung Quốc liên tục thách thức máy bay tuần tra của Úc trên Biển Đông

mat bay trinh sat va san ngam ap-3c orion cua uc dang tuan tra bien dong - anh cua bo quoc phong uc

Mát bay trinh sát và săn ngầm AP-3C Orion của Úc đang tuần tra Biển Đông - Ảnh của Bộ quốc phòng Úc


Tư lệnh Không quân Úc, đại tướng Leo Davies cho biết Trung Quốc liên tục xua đuổi và thách thức những chuyến bay tuần tra của Úc trên Biển Đông.
Trả lời phỏng vấn truyền thông hôm 3.2, ông Davies cho hay Trung Quốc liên tục dùng điện đàm xua đuổi máy bay Úc tuần tra trên Biển Đông, theo chuyên san The Diplomat (trụ sở ở Nhật Bản) ngày 5.2.
“Trong những chuyến bay tuần tra trên Biển Đông, chúng tôi ngày càng phát hiện nhiều địa điểm phát đi những thông điệp mang tính thách thức từ Trung Quốc”, ông Davies cho hay. Úc đang tiến hành sứ mạng tuần tra Operation Gateway ở phía bắc Ấn Độ Dương và Biển Đông, nhưng thời gian gần đây tần suất tuần tra trên Biển Đông nhiều hơn Ấn Độ Dương.
Mặc dù Trung Quốc liên tục thách thức, nhưng ông Davies khẳng định Úc vẫn tiếp tục những chuyến bay tuần tra Biển Đông theo đúng luật quốc tế.
Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne trước đó cũng đã tuyên bố: “Tàu và máy bay Úc sẽ tiếp tục thực hiện các quyền theo luật quốc tế về tự do hàng hải và hàng không, bao gồm Biển Đông”.
Trước đó, hôm 30.1, tàu khu trục Mỹ USS Curtis Wilbur đã thực hiện sứ mạng tuần tra đảm bảo tự do hàng hải, đi vào khu vực 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trên Biển Đông.
Việc Úc có chính thức phối hợp với Mỹ tiến hành các sứ mạng tuần tra đảm bảo tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông hay không vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi ở nước này. Một số chuyên gia nói rằng Úc không có nhiều lợi ích ở Biển Đông và không đạt được lợi ích gì nếu tiến hành sứ mạng tuần tra đảm bảo tự do hàng hải kiểu Mỹ, theo The Diplomat.
Hồi tháng 12.2015, phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes khi thực hiện chuyến bay từ Philippines qua Trường Sa đã phát hiện một máy bay của Hải quân Úc liên lạc qua điện đàm với Hải quân Trung Quốc trên Biển Đông.
“Hải quân Trung Quốc, chúng tôi là máy bay Úc thực hiện quyền tự do hàng không trong không phận quốc tế, tuân thủ luật hàng không dân dụng quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển”, ông Rupert dẫn lại cuộc điện đàm giữa máy bay tuần tra Úc và Hải quân Trung Quốc trong bản tin của đài BBC (Anh).
Sau khi BBC đăng tải thông tin trên, Bộ Quốc phòng Úc mới chính thức xác nhận đang tiến hành sứ mạng tuần tra Operation Gateway. Điều này cho thấy Canberra không muốn công khai sứ mạng tuần tra này.
Trong vòng hai năm qua, Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng đảo nhân tạo phi pháp ở 7 bãi đá tại Trường Sa, bất chấp sự phản đối của Mỹ, Việt Nam và một số nước khác. Bắc Kinh cũng đã xây đường băng trên ba trong số 7 bãi đá này ở Trường Sa. Mỹ tin rằng Trung Quốc sẽ sử dụng những đường băng phi pháp này vào mục đích quân sự.

Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật bị dọa ‘dội bom’

lanh dao cac nuoc g7 tai hoi nghi o the hague, ha lan ngay 24.3.2014 - anh: reuters

Lãnh đạo các nước G7 tại hội nghị ở The Hague, Hà Lan ngày 24.3.2014 - Ảnh: Reuters


Phái cực đoan cánh tả Nhật Bản có kế hoạch tấn công hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức vào tháng 5 tại thành phố Shima, hãng tin Kyodo ngày 5.2 dẫn nguồn tin cảnh sát.

Đặc biệt, trong số ra mới nhất của báo Kakurokyo, cơ quan của một trong những tổ chức cánh tả hàng đầu có đề cập đến nhiệm vụ chủ yếu trong năm nay là “dội bom” hội nghị thượng đỉnh G7. Dĩ nhiên, từ ngữ có thể được hiểu mập mờ theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nhưng cảnh sát cho rằng đây là mối đe dọa không thể xem thường và nhận định nhóm khủng bố cánh tả phi pháp có tên gọi Quân đội cách mạng sẽ thực hiện mối đe dọa này.

Lần gần đây nhất xảy ra vụ việc liên quan tới nhóm này là vào tháng 4 năm ngoái, khi một tên lửa tự chế được phóng vào căn cứ quân sự Zama của Mỹ ở tỉnh Kanagawa tiếp giáp với Tokyo. Nhóm Quân đội cách mạng cũng nhận trách nhiệm về vụ pháo kích căn cứ không quân Mỹ Yokota nằm trong thủ đô Nhật Bản. Trong cả hai trường hợp đều không xảy ra thương vong.

Cảnh sát cũng nêu giả thuyết, trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh, các phần tử cực đoan có thể tổ chức những cuộc tấn công nhắm vào các căn cứ quân sự của Mỹ hoặc của Nhật Bản.

Hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức vào tháng 5 tại thành phố Shima với sự tham gia của các lãnh đạo Anh, Canada, Ý, Mỹ, Pháp, Đức và Nhật Bản.

Nước Nga sẽ khổ sở hơn vì giá dầu

nuoc nga se kho so hon vi gia dau

Nước Nga sẽ khổ sở hơn vì giá dầu


Để hiểu thêm về việc người Nga đang ra sao giữa lúc giá dầu Brent ngày càng lao dốc, hãy nhìn vào chỉ số Nghèo khổ, thước đo lấy tổng tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát, của nước này, theo Bloomberg.
Chỉ số Nghèo khổ của Nga tăng đến 19% từ mức 11,7% trong tháng 2.2014, đặt đất nước sản xuất dầu thô lớn thứ nhì thế giới nằm giữa các quốc gia có nền kinh tế ảm đạm nhất.
Giá dầu rơi tự do đã ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế, khiến đồng rúp Nga đi xuống và giá cả tiêu dùng lên đến gấp ba lần con số mục tiêu 4% mà ngân hàng trung ương đề ra. Nga là một nước nhập khẩu ròng hàng hóa chủ yếu, vì thế, giá nhập khẩu gia tăng vì rúp mất giá thúc đẩy lạm phát. Tuần trước, giới chức nước này giữ nguyên chi phí đi vay ngay cả khi nền kinh tế đang chìm sâu hơn vào suy thoái.
Chu kỳ bùng nổ và tan vỡ của Nga theo sát giá dầu Brent, vốn đã giảm còn quanh 30 USD/thùng trong năm 2016 từ mức 100 USD/thùng trong năm 2010.
“Câu chuyện của Nga về cơ bản là một câu chuyện dầu mỏ: Dầu đang kéo theo lạm phát gia tăng, giá trị đồng rúp Nga giảm, sự suy yếu của nền kinh tế và rất nhiều nỗi đau cho người Nga”, chuyên gia Tim Love tại hãng đầu tư GAM có trụ sở ở London (Anh), công ty giám sát 130 tỉ USD tài sản, cho hay. Nga chiếm 3% danh mục đầu tư của ông Love.
Được ra đời vào những năm 1970, kỷ nguyên của tình trạng lạm phát và thất nghiệp cao - thước đo nghèo khổ ít được sử dụng hơn khi các nền kinh tế phát triển phức tạp thêm, với nhiều người vẫn nghèo khổ dù tỷ lệ thất nghiệp và giá cả được kìm hãm.
Chuyên gia kinh tế Nga Vladimir Osakovskiy tại Bank of America là một trong số các chuyên gia cho rằng chỉ số này không nói lên được bức tranh toàn cảnh. “Chúng ta có thể thấy chỉ số này tiếp tục đi xuống trong những tháng tới vì lạm phát thấp hơn, song nó vẫn không đánh dấu bất cứ thay đổi cơ bản và lớn nào”, ông Osakovskiy cho hay.
Dù vậy, chỉ số này có thể là một ống kính hữu ích nhằm kiểm tra các quốc gia quá phụ thuộc vào một loại hàng hóa như Nga. Chỉ số Nghèo khổ của Nga cao thứ tư trong số các nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới. Tỷ lệ lạm phát hằng năm ở nước này là khoảng 13% và tỷ lệ thất nghiệp thì gần 6%.
“Lạm phát đang ăn vào lương bổng của người dân, có nghĩa là họ đang có ít tiền hơn để chi tiêu. Chuyện giá dầu thô lao dốc đồng nghĩa với việc lạm phát có thể không giảm nhanh như nhiều người dự đoán”, nhà phân tích Tomasz Noetzel thuộc Bloomberg Intelligence nói.
Với ông Love, hiện có quá nhiều biến số để đánh giá: “Tôi muốn mua thêm tài sản Nga, nhưng không thể nào dự đoán được hướng đi của giá dầu vào thời điểm này và tôi không muốn nhận thêm các nguy cơ không cần thiết”, ông Love cho biết.

Quả ngọt của Tổng thống Putin ở Syria

Các cuộc không kích dữ dội của Nga đã làm thay đổi cục diện chiến trường, giúp quân đội Syria tung đòn quyết định đối với quân nổi dậy ở Aleppo.
quan doi syria ap sat ngoai o thanh pho chien luoc aleppo. anh: reuters

Quân đội Syria áp sát ngoại ô thành phố chiến lược Aleppo. Ảnh: Reuters

Ngày 5/2, dưới sự yểm trợ mạnh mẽ về hỏa lực từ các máy bay chiến đấu Nga, quân đội chính phủ Syria và các đồng minh đã cắt đứt tuyến đường tiếp tế quan trọng từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ tới thành phố Aleppo, căn cứ địa chiến lược của phe nổi dậy, đẩy lực lượng này vào tình thế khó khăn nhất từ trước tới nay, theo Business Insider.

Các chiến binh nổi dậy cho biết chỉ trong 24h qua, họ phải hứng chịu hơn 200 lượt không kích của máy bay Nga. Sau hai ngày Nga thực hiện chiến dịch không kích dữ dội chưa từng có, quân đội chính phủ Syria đã chiếm thêm được một số ngôi làng ở ngoại ô Aleppo, khiến nhiều người tin rằng thành phố chiến lược này sẽ sớm bị bao vây hoàn toàn.

Nếu để mất Aleppo, thành phố lớn nhất nằm dưới quyền kiểm soát của phe nổi dậy, lực lượng này sẽ phải hứng chịu cú đòn mang tính quyết định sau gần 5 năm thực hiện cuộc chiến chống lại chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad. Phe nổi dậy đã kiểm soát Aleppo từ năm 2012, khiến tình báo Mỹ nhận định rằng họ cuối cùng sẽ lật đổ được chính phủ của ông Assad.

Thế nhưng bằng chiến dịch can thiệp quân sự của mình, Nga đã giúp quân đội Syria đứng vững và dần dần lấy lại các vùng lãnh thổ bị mất. Đòn không kích dữ dội của Nga đã làm thay đổi hoàn toàn cán cân trên chiến trường, mang lại lợi thế đáng kể cho quân đội chính phủ trong những tuần gần đây.Với việc áp sáp Aleppo, quân đội Syria cũng đã phá vỡ vòng vây của phe nổi dậy tại hai làng Nubl và Zahra, vốn bị vây hãm suốt ba năm qua và phải sống nhờ vào nguồn thực phẩm được tiếp tế bằng dù thả từ máy bay.

aleppo la thanh pho chien luoc mang tinh song con voi phe noi day o mien bac syria. do hoa: bbc

Aleppo là thành phố chiến lược mang tính sống còn với phe nổi dậy ở miền bắc Syria. Đồ họa: BBC

"Quân nổi dậy đang mất lãnh thổ theo từng phút. Chúng tôi dự đoán sẽ có một thảm họa nhân đạo khủng khiếp", Rae McGrath, giám đốc phụ trách khu vực miền bắc Syria và Thổ Nhĩ Kỳ của tổ chức cứu trợ nhân đạo Mercy Corps, cho hay. "Có rất nhiều người dân ở Aleppo đang tháo chạy. Đây chắc chắn là tình cảnh tệ hại nhất mà chúng tôi từng chứng kiến kể từ đầu cuộc chiến".

Theo giới phân tích và các nhà ngoại giao, chiến thắng của quân đội chính phủ Syria ở Aleppo sẽ là "quả ngọt" của Tổng thống Nga Vladimir Putin sau nhiều tháng trời can thiệp quân sự ở Syria.Chiến thắng này sẽ được Nga coi như một bằng chứng hùng hồn về sức mạnh quân sự và ảnh hưởng ngày càng lớn của mình ở Trung Đông. Với thắng lợi này, ông Putin sẽ gần thêm một bước tới kết cục của cuộc chiến, nơi phe nổi dậy hoàn toàn bị quân đội chính phủ Syria đánh bại, và Moscow sẽ tiếp tục được quyền duy trì các căn cứ hải quân, không quân của mình ở Syria.

khung canh hoang tan ben trong thanh pho aleppo sau cac dot khong kich. anh:reuters

Khung cảnh hoang tàn bên trong thành phố Aleppo sau các đợt không kích. Ảnh:Reuters

Chiến thắng ở Aleppo cũng sẽ giúp ông Putin nâng cao đang kể tinh thần của người dân trong nước, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Nga đang gặp khó khăn vì giá dầu liên tục lao dốc. "Chiến thắng quân sự này sẽ là một khoảnh khắc quyền lực lớn, một biểu tượng cho sức mạnh quân đội, và sẽ được dùng để tăng cường sự ủng hộ của người dân đối với chính phủ Nga", ông Stepan Goncharov, chuyên gia thuộc Trung tâm Levada, nhận định.

"Mục tiêu cuối cùng của ông Putin là khôi phục địa vị siêu cường của Nga. Syria là một phần trong chính sách đối ngoại của Nga và di sản của bản thân ông Putin. Syria là nơi mà những điều này sẽ được định đoạt", Dmitry Trenin, cựu đại tá quân đội Nga, giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow, nhấn mạnh.


Chỉ huy tác chiến của Al Qaeda ở Yemen bị tiêu diệt

Jalal Baleedi, chỉ huy cấp cao của nhóm khủng bố, bị tiêu diệt trong trận không kích bằng máy bay không người lái của Mỹ tuần trước.
jalal baleedi vua bi my tieu diet. anh: thepeninsulaqatar

Jalal Baleedi vừa bị Mỹ tiêu diệt. Ảnh: Thepeninsulaqatar

Baleedi khi đó đang đi trên xe cùng hai phiến quân khác ở tỉnh Abyan hôm 4/2, Reuters dẫn tin từ người dân địa phương cho biết hôm nay.

Chi nhánh Al Qaeda ở bán đảo Arab (AQAP) cũng đăng tải thông báo về cái chết của tên này trên mạng xã hội.

"Chúng tôi xin gửi lời chia buồn với cộng đồng Hồi giáo của mình và đặc biệt là các đồng đội ở Yemen về sự ra đi của chỉ huy Jalal Baleedi al-Marqishi, người thiệt mạng trong cuộc không kích", thông báo của phiến quân cho hay.

Baleedi là kẻ chịu trách nhiệm về hoạt động chiến đấu của al Qaeda và từng bị Mỹ treo thưởng 5 triệu USD cho người tiêu diệt được hắn. Mỹ vẫn đang tăng cường các cuộc không kích bằng máy bay không người lái nhắm vào những nhóm phiến quân ở Yemen.

Nhóm khủng bố al Qaeda được cho là đang ganh đua ảnh hưởng với Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) bằng các vụ tấn công ở một số nước phương Tây. 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục