tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 07-02-2016

  • Cập nhật : 07/02/2016

Mỹ tính xây 5 cơ sở quân sự tại Philippines

Mỹ dự định chi 66 triệu USD để xây các cơ sở quân sự tại Philippines theo thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng hai nước ký kết năm 2014.
binh si my va philippines trong mot cuoc tap tran chung o tinh nueva ecija thang 4/2015. anh: afp.

Binh sĩ Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận chung ở tỉnh Nueva Ecija tháng 4/2015. Ảnh: AFP.

Philippines và Mỹ ký Thỏa thuận Tăng cường Hợp tác Quốc phòng (EDCA) năm 2014 nhằm củng cố khả năng phòng vệ cho Manila. Tòa án Tối cao Philippines tháng trước phán quyết EDCA hợp hiến, mở đường cho sự hiện diện lớn hơn của các lực lượng quân sự Mỹ trên quốc đảo.

Kế hoạch xây các cơ sở quân sự được Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg thông báo ngày 3/2 trong Diễn đàn Pandesal, tổ chức ở thành phố Querzon.

"Chúng tôi có 66 triệu USD trong quỹ quân sự nước ngoài dành cho Philippines", UPI dẫn lời ông Goldberg nói, lưu ý kế hoạch không bao gồm xây mới căn cứ quân sự bởi EDCA không cho phép.

Những cơ sở mới được xây theo EDCA phải thuộc quyền sở hữu của Philippines. Kế hoạch hiện tại tập trung vào phát triển hoạt động tuần tra trên biển bằng cách thiết lập Trung tâm Quan sát Bờ biển Quốc gia. Mỹ cũng để ngỏ khả năng tuần tra chung với Philippines trên Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin ngày 4/2 xác nhận Mỹ sẽ xây 5 cơ sở quân sự tại một số khu vực theo EDCA, Manila Times đưa tin. "Những khu vực đã đồng ý" là Palawan, Lumbia ở thành phố Cagay an de Oro, Fort Magsaysay ở Nueva Ecija, căn cứ không quân Basa ở Pampanga và Cebu.

Ông Gazmin tiết lộ quá trình thảo luận các dự án mới "đi được nửa chặng đường" và chưa biết sẽ bắt đầu xây công trình nào đầu tiên.

Kế hoạch xuất hiện vào thời điểm EDCA vẫn đang bị chỉ trích. Press TVđưa tin hàng chục người biểu tình Philippines đã đổ ra các con phố ở Manila kêu gọi chấm dứt EDCA bởi họ cho rằng nó đe dọa chủ quyền quốc đảo.


Tập Cận Bình kêu gọi không chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên

Chủ tịch Trung Quốc cho rằng không nên có vũ khí hạt nhân hay chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, trong cuộc điện đàm với tổng thống Hàn Quốc, lần đầu tiên kể từ khi Triều Tiên thử hạt nhân tháng trước.  
chu tich trung quoc tap can binh va tong thong han quoc park geun-hye. anh: guardian,yonhap

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. Ảnh: Guardian,Yonhap

Ông Tập cũng cho rằng tất cả các bên liên quan cần xử lý tình hình với "cái đầu lạnh", từ quan điểm hoà bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời tuân thủ quy tắc đối thoại và thương lượng, hãng thông tấnYonhap dẫn lời Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.

"Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Trung Quốc sẽ kiên định nỗ lực để thực hiện phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên, bảo vệ hoà bình và ổn định trên bán đảo và giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại và thương lượng", ông Tập nói, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye hôm 5/2. 

Cuộc thảo luận kéo dài 45 phút là lần đầu tiên hai lãnh đạo điện đàm kể từ khi Triều Tiên thử hạt nhân hồi tháng trước. 

Theo Phủ Tổng thống Hàn Quốc, bà Park đề nghị ông Tập hợp tác tích cực với Hội đồng Bảo an, thông qua lệnh trừng phạt Triều Tiên mạnh mẽ và hiệu quả sau vụ thử hạt nhân lần 4. Bà Park cho rằng sự khiêu khích của Triều Tiên là mối đe doạ với Đông Bắc Á và thế giới và lệnh trừng phạt phải đủ mạnh để khiến Triều Tiên thay đổi định hướng.

Văn phòng tổng thống không nói ông Tập phản ứng thế nào trước đề nghị của bà Park.

Triều Tiên ngày 2/2 thông báo cho Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) rằng họ sẽ phóng một vệ tinh lên quỹ đạo trong khoảng thời gian từ ngày 8 đến 25/2. Giới quan sát dự đoán ngày phóng vệ tinh có thể là 16/2, ngày sinh cố lãnh đạo Kim Jong-il, cha của ông Kim Jong-un. Nhiều nước nghi ngờ đây là vỏ bọc cho một vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.


Đài Loan động đất 6,4 độ richter, nhà 17 tầng đổ sập

 Ít nhất 221 người đã được cứu ra khỏi các công trình bị hư hại ở Đài Nam, trong đó đa phần từ một tòa chung cư 17 tầng bị đổ sụp. Khoảng 115 người phải nhập viện.

nhieu toa nha cao tang sap do dong dat - anh: rt

Nhiều tòa nhà cao tầng sập do động đất - Ảnh: RT

Trung tâm Phản ứng thiên tai Đài Loan thông báo ít nhất ba người chết khi một trận động đất 6,4 độ richter xảy ra trên hòn đảo sáng nay 6-2.

Hãng thông tấn trung ương Đài Loan cho biết trong số 3 nạn nhân thiệt mạng có một bé gái 10 tuổi và một người đàn ông 40 tuổi.

Theo Cơ quan Khảo sát địa chất Hoa Kỳ, tâm chấn trận động đất nằm cách thành phố Đài Nam khoảng 48km về phía đông - đông nam.

Ít nhất 221 người đã được cứu ra khỏi các công trình bị hư hại ở Đài Nam, trong đó đa phần từ một tòa chung cư 17 tầng bị đổ sụp. Khoảng 115 người phải nhập viện.

Sở Cứu hỏa Đài Nam cho biết tòa nhà trên có 60 căn hộ và hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu người còn bị mắc kẹt bên trong. 

Ít nhất 3 tòa nhà khác cũng bị sập do động đất.

Hơn 1.500 người đang tham gia công tác cứu hộ. Người đứng đầu đảo Đài Loan Mã Anh Cửu đang trên đường đến hiện trường.

"Công tác tìm kiếm và cứu hộ đang được tiến hành và không có thêm thông tin thương vong được báo cáo tại thời điểm này", Lin Kuan-cheng, phát ngôn viên Cơ quan cứu hỏa quốc gia nói với AFP.

Đài Nam có dân số khoảng 1,9 triệu người và là thành phố lâu đời nhất trên hòn đảo.

Vào lúc 4g30 sáng 6-2, khoảng 121.672 căn nhà ở Đài Nam bị mất điện hoàn toàn.

Nhiều người Đài Loan không còn nhà ăn tết

Cô Emma, một cư dân sống ở thành phố Đài Nam, cho biết mọi người đang lo sợ những cơn dư chấn có thể xảy ra. “Tôi cảm nhận được trận động đất. Nó rất dữ dội”, cô nói với đài BBC.

Anh Irving Chu đang ở trong một khách sạn trung tâm thành phố Đài Nam khi động đất xảy ra. Anh bị đánh thức bởi cơn chấn động kéo dài khoảng 40 giây.

“Cơn chấn động rất mạnh. Cả căn phòng rung chuyển. Chúng tôi chỉ biết bám lấy đồ vật”, anh kể lại.

Barry Knapp, một người Anh sống ở Đài Loan, cho biết anh cảm nhận được chấn động dù ở cách Đài Nam đến 240km.

“Tôi đang nằm trên giường, sắp ngủ thì thấy mọi thứ rung chuyển. Nó kéo dài 20-30 giây và theo từng đợt”, anh kể.

Trận động đất xảy ra khi chỉ còn hai ngày nữa người dân Đài Loan cùng nhiều nước châu Á đón tết âm lịch. “Thời điểm quá tệ”, nhà báo Jay Chen than, “Chủ nhật đã là giao thừa. Mọi người đang chuẩn bị ăn mừng thì bây giờ nhiều người sẽ đón tết không nhà cửa”.

Tại thủ phủ Đài Bắc cách đó 300km, người dân cũng cảm nhận được xung động, đến sáng nay còn vài cơn dư chấn.

Một trận động đất 7,6 độ richter ở miền trung Đài Loan năm 1999 từng giết chết hơn 2300 người. Đài Loan nằm gần điểm giao của hai mảng kiến tạo địa chất nên thường xuyên hứng chịu động đất.


Twitter lập nhóm săn lùng khủng bố, 'tuyên chiến' với IS

 Twitter đã tăng cường đáng kể các nỗ lực để chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) bằng cách đóng hàng ngàn tài khoản của các tay khủng bố nhóm này và tuyển thêm nhân viên để giám sát các hoạt động khủng bố trên trang mạng xã hội phổ biến hàng đầu thế giới. 
Công ty truyền thông xã hội Twitter trong một bài đăng blog hôm 5-2 cho biết họ đã đóng 125.000 tài khoản trong bảy tháng qua vì các tài khoản có chứa nội dung đe dọa hoặc thúc đẩy hành động khủng bố. 
Theo Twitter, hầu hết những người đứng sau các tài khoản này đều có dính dán hoặc hỗ trợ IS. Những kẻ tuyển mộ IS đã sử dụng thành công Twitter để kêu gọi mọi người từ khắp nơi trên thế giới gia nhập chúng.

"Chúng tôi lên án việc sử dụng Twitter để thúc đẩy chủ nghĩa khủng bố", công ty tuyên bố trong bài đăng blog. "Vì bản chất của các mối đe dọa khủng bố đã thay đổi nên công việc của chúng tôi trong lĩnh vực này cũng đang thay đổi".

twitter da thanh lap mot doi nhom chuyen san lung cac tai khoan cua is. (anh: mirror) 

Twitter đã thành lập một đội nhóm chuyên săn lùng các tài khoản của IS. (Ảnh: Mirror) 

Twitter cho biết họ đã thành lập một đội nhóm chuyên đánh giá các báo cáo về hoạt động khủng bố trên mạng. Các nhân viên mới tuyển đã có những bước tiến lớn trong việc xác định những kẻ khủng bố sử dụng Twitter và đã giảm thời gian phản ứng của Twitter khi cần đóng một tài khoản nào đó.
Các công cụ khác trong "kho vũ khí" của Twitter dùng để chống IS bao gồm phần mềm chống spam được thiết kế để tìm kiếm tài khoản của các tên khủng bố. 
Twitter cũng đang hợp tác với các tổ chức thực thi pháp luật và các tổ chức trực tuyến để chống lại những nỗ lực tuyển mộ trực tuyến của bọn khủng bố. Công ty mạng xã hội tuyên bố việc tăng cường đóng các tài khoản liên quan đến khủng bố sẽ làm giảm đi hoạt động của chúng.
Tuy nhiên, cuộc chiến của phương tiên truyền thông xã hội chống lại nạn khủng bố vẫn chưa kết thúc. Twitter nói rằng không có "thuật toán kỳ diệu" nào để giúp tìm ra những nội dung khủng bố trên trang mạng xã hội này. "Săn lùng những kẻ khủng bố trực tuyến sẽ là một thách thức vì thông tin rất hạn chế".

Tàu ngầm Nga hoạt động 'náo nhiệt' chưa từng có

Nga đang triển khai lực lượng tàu ngầm của nước này ở mức chưa từng có tại khu vực Đại Tây Dương kể từ sau chiến tranh Lạnh.
Đội tàu ngầm của Moscow đã có những bước nhảy vọt về mặt năng lực công nghệ, The Diplomat dẫn báo cáo của tuần báo quốc phòng IHS Janes's hôm 5-2 cho biết.

Theo Phó Đô đốc Hải quân Anh Clive Johnstone, đồng thời là chỉ huy Bộ Tư lệnh Hàng hải của NATO, phương Tây đang chứng kiến “ngày càng nhiều hoạt động của các tàu ngầm Nga hơn họ từng thấy thời chiến tranh Lạnh”.

 cac can cu quan su cua nga o khu vuc bac cuc (cham do). (anh: business insider)

 Các căn cứ quân sự của Nga ở khu vực Bắc Cực (chấm đỏ). (Ảnh: Business Insider)

Đồng thời, năng lực về mặt công nghệ của tàu ngầm Nga cũng ngày tăng lên. Vị đô đốc nói rằng Hải quân Nga đã làm được điều này "thông qua một con đường đầu tư đặc biệt mà phương Tây chưa từng biết tới" và đã có được "những bước nhảy về mặt công nghệ đáng kinh ngạc".
Tàu ngầm Nga hiện đang tuần tra các vùng biển "có phạm vi xa hơn, họ có hệ thống tốt hơn và họ tự do hơn để hoạt động", ông Johnstone nhấn mạnh. Ngoài ra, NATO đã "chứng kiến sự tăng lên về tính chuyên nghiệp và khả năng vận hành tàu thuyền mà chưa từng được ghi nhận trước đây", vị đô đốc giải thích.
Nga đã tiến hành một chương trình tái vũ trang hải quân đầy tham vọng trong vài năm gần đây với việc đẩy mạnh nâng cấp tàu ngầm. Phó Tư lệnh Hải quân Nga, Phó Đô đốc Viktor Bursuk gần đây tự hào rằng "mỗi dự án tàu ngầm trong tương lai sẽ thể hiện tất cả tính năng tốt nhất của các thế hệ tàu ngầm cũ".

Tuy nhiên, Moscow đã phải "vật lộn" với một số công nghệ trong việc cải tiến tàu ngầm chẳng hạn như hệ thống động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập (AIP), mà đã gây ra sự chậm trễ trong việc đóng các tàu mới.

 mot tau ngam nga hoat dong o bac cuc. (anh: bellona.org)

 Một tàu ngầm Nga hoạt động ở Bắc Cực. (Ảnh: Bellona.org)

Nga cũng đã tăng cường hoạt động tuần tra của mình tại Thái Bình Dương trong năm qua. "Trong vài tháng qua, mức độ hoạt động của Nga đã quay lại gần như thời chiến tranh Lạnh với các cuộc tập trận, tấn công tầm xa và những hoạt động tương tự " - chỉ huy Lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel Locklear, phát biểu hồi tháng 4-2015. 
Mới đây, lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh Lạnh, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã nhận được một chiếc tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân có mang tên lửa đạn đạo (SSBN) và một chiếc SSBN khác dự kiến sẽ gia nhập hạm đội này vào năm 2016. Ngoài ra, Hải quân Nga gần đây còn công bố họ sẽ đóng sáu tàu ngầm lớp Kilo cải tiến cho Hạm đội Thái Bình Dương.
Theo tuần báo quốc phòng IHS Jane's, Phó Đô đốc Clive Johnstone bày tỏ mối quan tâm sâu sắc trước tốc độ tuần tra ngày càng tăng của tàu ngầm Hải quân Nga. 
"Tôi nghĩ rằng không có hoạt động nào trong số đó sẽ làm chúng tôi lo ngại nếu chúng tôi biết được kế hoạch trong trò chơi này là gì hoặc chúng tôi biết lý do tại sao họ triển khai tàu ngầm hay những gì họ đã làm".
Tuy nhiên, ông Johnstone cũng thừa nhận rằng "rất nhiều những gì Nga đang làm tại thời điểm này khiến chúng tôi không hiểu. Các động thái mơ hồ và bí mật làm cho chúng tôi và các quốc gia lo ngại".

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục