tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh tối 07-02-2016

  • Cập nhật : 07/02/2016

Nga điều tiêm kích tối tân Su-35 trực chiến tại Syria

Tiếp tục cuộc chiến chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, Nga đã triển khai những chiến đấu cơ Su-35 tối tân tới Syria, nơi Không quân Nga luôn trực chiến ở căn cứ Hmeymim.

Sputnik đưa tin, kể từ khi chiến dịch không kích IS ở Syria của Nga bắt đầu cuối tháng 9 năm ngoái, Nga đã tiến hành hàng ngàn cuộc không kích vào các mục tiêu của quân khủng bố, làm tê liệt cơ sở hạ tầng của IS. Những phi vụ này được tiến hành với sự tham gia của các vũ khí tân tiến như cường kích Su-24, tiêm kích bom Su-34 và máy bay ném bom Tu-22M.

Hiện nay, Nga đã bổ sung phi đoàn Su-35 mới nhất sẵn sàng trực chiến 24/7 tại căn cứ Hmeymim.

“Những phi cơ này sẽ được bố trí trong tình trạng luôn luôn sẵn sàng chiến đấu, trong đó có hai chiếc Su-35 đã sẵn sàng cất cánh để hỗ trợ cho các máy bay khác”, một đại diện của Lực lượng hàng không vũ trụ Nga ở Syria nói với báo giới.

“Với mỗi bộ đôi tiêm kích Su-35, nó có khả năng xoay vòng 360 độ theo trục dọc hoặc ngang và phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 400 km”- vị đại diện trên nói.

tiem kich su-35 cua nga (anh: sputnik news) 

Tiêm kích Su-35 của Nga (Ảnh: Sputnik News) 

Theo vị đại diện này, Su-35 là một máy bay đa năng, có thể được dùng cho mục đích hộ tống và ném bom.

“Hiện tại, chúng tôi có nhiệm vụ sử dụng những tiêm kích này một cách hiệu quả nhất. Tiêm kích Su-35 có thể tiến hành được mọi hoạt động ném bom”- người này nói tiếp.

Lực lượng hàng không vũ trụ Nga đang hoạt động theo đề nghị của tổng thống Syria Bashar Assad. Đất nước này rơi vào cuộc nội chiến đẫm máu kể từ năm 2011.

Người nghèo bất mãn, đập phá xe sang ở Trung Quốc

Ba chiếc xe hạng sang bị phá hoại tại thành phố Trịnh Châu (Trung Quốc) trong khi những chiếc xe bình thường được giữ nguyên.
Cảnh sát tin rằng kẻ phá hoại đứng trên nắp ca-pô của chiếc BMW sedan và đập tan kính chắn gió bằng một khối bê tông có thể đã nuôi dưỡng mối hận thù với tầng lớp giàu có, theo báo cáo phương tiện truyền thông đại lục.

Hai chiếc xe sang trọng khác, Audi sedan và Changfeng Motors SUV cũng bị thiệt hại tương tự.

chiec audi sedan mau moi bi dap vo kinh, trong khi nhung chiec xe binh thuong dau gan do khong bi anh huong.  

Chiếc Audi sedan mẫu mới bị đập vỡ kính, trong khi những chiếc xe bình thường đậu gần đó không bị ảnh hưởng.  

Chủ sở hữu chiếc SUV cho biết cửa sau xe và camera đậu xe đều bị phá hủy. Một số chai rượu cũng bị đánh cắp khỏi xe, đưa tổng số thiệt hại đến hơn 10.000 nhân dân tệ (hơn 33,8 triệu đồng).
Tại Trung Quốc, khoảng cách giàu nghèo phát triển chóng mặt được xem là nguyên nhân gây xung đột trong cộng đồng và là mối quan tâm lớn với các nhà lãnh đạo.
Theo một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Viện Khoa học xã hội Bắc Kinh, giá trị tài sản trung bình của một hộ gia đình Trung Quốc đã tăng 17% giữa năm 2010 và 2012 đến 71.000 USD, tuy nhiên sự bất bình đẳng lại phát triển nhanh hơn.

Sập hầm mỏ ở Nam Phi, hơn trăm người bị mắc kẹt

Reuters dẫn nguồn tin cảnh sát cho hay, khoảng 115 người đã bị mắc kẹt sau khi một mỏ vàng ở miền đông bắc Nam Phi sụp đổ hôm 5-2. Theo đó, gần 80 người đã được lực lượng cứu hộ giải cứu thành công.
Ông Mike McChesney, giám đốc điều hành của công ty sản xuất vàng nhỏ Vantage Goldfields cho biết, có 115 công nhân bị mắc kẹt ở mỏ Lily lúc hầm mới sập, tuy nhiên hầu hết đã được giải cứu và số người còn lại cũng sẽ nhanh chóng được cứu hộ.
Các hầm mỏ ở Nam Phi nổi tiếng là nơi sâu nhất và nguy hiểm nhất trên thế giới. Số lượng công nhân tử vong trong ngành công nghiệp khai thác mỏ ở đây cũng đang giảm dần do việc cải thiện an toàn và giảm thiểu lực lượng lao động khi sản xuất.

The công ty Vantage Goldfields, vụ sập hầm mỏ xảy ra tại lối vào chính của mỏ.

nam phi noi tieng voi cac ham mo sau va nguy hiem nhat the gioi. (anh: reuters) 

Nam Phi nổi tiếng với các hầm mỏ sâu và nguy hiểm nhất thế giới. (Ảnh: Reuters) 

Báo The Guardian dẫn lời ông Manzini Zungu, phát ngôn viên của Hiệp hội Công nhân mỏ và Liên minh Xây dựng (AMCU) cho biết có 115 công nhân bị mắc kẹt dưới lòng đất sau khi mỏ vàng Makonjwaan ở Barberton, tỉnh Mpumalanga sụp đổ.
“Tại thời điểm này, vẫn chưa rõ điều gì đã dẫn đến thảm họa.”
Theo phát ngôn viên cảnh sát Selvy Mohlala, có 76 công nhân đã được đưa lên mặt đất, 42 người khác hiện vẫn đang mất tích.
Năm ngoái, 77 công nhân đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn hầm mỏ, một con số thấp kỷ lục.

Tiết lộ giây phút cuối cùng trước khi ông Gaddafi bị xử bắn

Một đoạn video về những giây phút cuối cùng của cố lãnh đạo Libya - Đại tá Muammar Gaddafi trước khi ông bị xử tử năm 2011, mới được công bố gần đây, đã hé lộ những chi tiết mới gây sốc.
co lanh dao libya gaddafi truoc khi bi xu ban (trai) va thoi 'hoang kim'  (anh: the sun)

Cố lãnh đạo Libya Gaddafi trước khi bị xử bắn (trái) và thời 'hoàng kim'  (Ảnh: The Sun)

The Sun đưa tin, đoạn video được một phiến quân Libya tên Ayman Almani quay bằng điện thoại di động hồi tháng 10-2011, ngay trước khi Gaddafi bị xử tử.

Trong video, ông Gaddafi dính máu me đầy người cầu xin tha mạng trong khi một khẩu súng đang chĩa vào đầu ông. Một phiến quân đã bắn vào đầu Gaddafi bằng chính khẩu súng mạ vàng của ông. Sau khi bị phiến quân xử tử, thi thể của ông Gaddafi được đặt trên nắp ca-pô của một xe tải và đưa đi diễu khắp phố.

Phóng viên Gabriel Gatehouse của Đài BBC là người đã tìm ra  Almani và đã được cho xem lại đoạn video chưa từng được công bố trước đây.

Trong khi bật video cho phóng viên xem, anh Almani nói: “Ông ta đáng bị như vậy. Đạo Hồi dạy chúng tôi rằng không nên ngược đãi tù binh và không hận thù nhưng những phiến quân quá kích động, hỗn loạn và không ai có thể ngăn cản được họ”.

ong gaddafi trong video (anh chup tu video) 

Ông Gaddafi trong video (Ảnh chụp từ video) 

Almani tiết lộ rằng anh đang giữ khẩu súng đã giết chết ông Gaddafi, vũ khí trở thành biểu tượng của cuộc cách mạng Libya. Người này cũng nói thêm rằng anh ta không phải là người bóp cò kết liễu mạng sống của ông Gaddafi mà chỉ là người tìm thấy khẩu súng vàng đó nằm dưới mặt đất.

Gaddafi bị chính thức lật đổ vào cuối tháng 8 -2011, sau 42 năm cầm quyền ở Libya. Ngày 20-10, quân nổi dậy tấn công Sirte, quê hương và cũng là thành trì cuối cùng của Gaddafi. Đại tá Gaddafi bị phiến quân bắn chết khi đang trên đường chạy trốn và bị bắt gần Sirte.


2016 sẽ là năm nóng kỷ lục của nhân loại

Theo Văn phòng dịch vụ khí tượng quốc gia của Anh, trong 12 tháng tới, nhân loại sẽ chứng kiến sự tăng vọt nhiệt độ toàn cầu do sự kết hợp của khí thải nhà kính và hiệu ứng El Nino.
Nhiệt độ được dự đoán từ năm 2015-2020, trong đó năm 2016 được dự đoán sẽ là năm nóng nhất, theo báo The Guardian. 
Sau đó, sẽ có một sự sụt giảm nhiệt độ vào năm 2017 do hiệu ứng El Nino tiêu tan khiến hành tinh mát trở lại. Nhưng trong ba năm còn lại của thập kỷ, nhiệt độ sẽ còn tăng cao hơn năm 2016.
Tiến sĩ Doug Smith, một chuyên gia từ văn phòng cho biết "Chúng ta không thể nói chính xác năm 2016, 2018, 2019 hoặc 2020 sẽ nóng cỡ nào. Điều đó còn phụ thuộc vào các biến số khác. Nhưng nhìn chung, nhiệt độ tiếp tục có xu hướng tăng dần.”

El-Nino là hiện tượng nóng lên khác thường của nước biển quanh vành đai xích đạo ở khu vực giữa Thái Bình Dương. Sự nóng lên toàn cầu liên quan đến El Nino thường xảy ra chậm vài tháng sau khi hiện tượng phát triển đến đỉnh điểm, báo The Guardian đưa tin.

 mot co gai dang tam mat tai tuong dai phun nuoc o vina del mar, chile trong mot dot nang nong vao thang truoc .photo: reuters

 Một cô gái đang tắm mát tại tượng đài phun nước ở Vina del Mar, Chile trong một đợt nắng nóng vào tháng trước .PHOTO: REUTERS

"Chúng ta đã có El Nino trước đây", ông nói. "Một lần đặc biệt dữ dội vào những năm 1997-1998. Tuy nhiên, nhiệt độ toàn cầu ít tăng hơn so với năm 2015 - đó là vì hiện nay, nồng độ carbon dioxide trong khí quyển cao hơn so với năm 1997-1998.” Tiến sĩ Doug phân tích.
Văn phòng dịch vụ khí tượng quốc gia của Anh nói rằng sau khi El Nino kết thúc, hiện tượng La Nina sẽ xuất hiện và làm mát vùng trung và đông Thái Bình Dương, tạm thời gián đoạn sự tăng cao của nhiệt độ. Vào mùa thu của những năm tiếp theo, con người có nguy cơ đối mặt với không khí nhiễm độc thủy ngân. 
Tại văn phòng, một nhóm nhà khoa học quốc tế nghiên cứu phương pháp vòng cây và tài liệu lịch sử cho biết 30 năm qua có lẽ là khoảng thời gian nóng nhất ở Châu Âu trong hơn 2 thiên niên kỷ trở lại đây, theo báo The Guardian.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục