tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 28-08-2016

  • Cập nhật : 28/08/2016

Dân Philippines ủng hộ chiến dịch truy quét ma túy của Tổng thống Duterte

Phần lớn người dân Philippines xem những cái chết trong chiến dịch truy quét ma túy đều đáng tội chết.

Ngày 1-7, chỉ một ngày sau khi tuyên bố nhậm chức, Tổng thống Duterte thân hành đến một khu ổ chuột Manila, hô hào người dân ra tay giết các con nghiện ma túy, chính thức tuyên bố bắt đầu chiến dịch truy quét tội phạm ma túy trên cả nước.

Hai tháng sau, gần 2.000 con buôn và con nghiện ma túy thiệt mạng trong chiến dịch truy quét tội phạm ma túy của Tổng thống Duterte, số liệu do Trưởng Cảnh sát quốc gia Philippines Ronald dela Rosa công bố trong cuộc điều trần trước Thượng viện đầu tuần này. 756 người trong số này bị cảnh sát bắn chết vì có hành vi chống cự, hơn 1.000 trường hợp đang được điều tra. Số người bị giết không ngừng tăng.

Trình bày thông điệp nhà nước hồi tháng trước, Tổng thống Duterte xác định ma túy đang hủy hoại đất nước Philippines và tuyên bố sẽ không nhượng bộ bất cứ áp lực nào với cuộc chiến truy quét tội phạm ma túy “nhân quyền không thể được sử dụng như một tấm khiên hay một cái cớ để hủy hoại đất nước”.

dan philippines van ung ho chien dich truy quet ma tuy cua tong thong duterte du so nguoi chet qua cao. anh: getty imafes

Dân Philippines vẫn ủng hộ chiến dịch truy quét ma túy của Tổng thống Duterte dù số người chết quá cao. Ảnh: GETTY IMAFES

Đối mặt với sự chỉ trích giết người bừa bãi không qua xét xử của các nhà nhân quyền, các tổ chức quốc tế, cả trong nội bộ quan chức chính phủ, Tổng thống Duterte không nao núng, thậm chí còn đe dọa sẽ ban hành thiết quân luật nếu Tòa án Tối cao can thiệp vào chiến dịch này.

Ông chỉ trích đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg, đe dọa rút tư cách thành viên LHQ khi các cá nhân, tổ chức này động đến chiến dịch truy quét ma túy. Cao hơn cả, ông Duterte tuyên bố sẵn sàng đối mặt với khả năng bị truy tố trong cuộc chiến này, chứ không chịu từ bỏ.

Kết quả thăm dò độc lập thực hiện đầu tháng 7 cho thấy Tổng thống Duterte được 91% dân Philippines ủng hộ. Từ đó đến lúc này chưa có cuộc thăm dò mới.

Tuy nhiên báo New York Times (Mỹ) dẫn lời Tiến sĩ xã hội học Jayeel Cornelio, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Phát triển thuộc Đại học Ateneo de Manila (Philippines) nhận định, nếu thời điểm này có một cuộc thăm dò thì tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Duterte sẽ không khác bao nhiêu so với cuộc thăm dò trước.

Vì theo Tiến sĩ Jayeel Cornelio, không có nhiều người dân từ bỏ ủng hộ Tổng thống Duterte vì tính bạo lực của chiến dịch truy quét ma túy này, vì họ vốn đã chọn tin tưởng và ủng hộ lời hứa truy quét tội phạm của ông lúc ông còn tranh cử tổng thống. Theo ông, với phần lớn người dân Philippines, những cái chết trong chiến dịch truy quét ma túy đều đáng tội chết.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch kinh tế Ernesto Pernia cho rằng việc giết chóc này “có thể là một tội ác cần thiết để theo đuổi điều tốt đẹp hơn”. Đây cũng là tinh thần chung làn sóng bình luận trên mạng xã hội của rất nhiều người dân Philippines ủng hộ Tổng thống Duterte và chiến dịch truy quét tội phạm ma túy.

“Việc giết chóc này là điều chấp nhận được để xã hội chúng ta trong sạch hơn, ít đi tội phạm và bọn buôn lậu cũng như người nghiện ma túy.” New York Times dẫn nhận định của một thanh niên 25 tuổi tên Rex Alisoso làm nghề giặt là ở Manila.

Theo anh, người dân Philippines không lấy gì làm sốc trước những gì diễn ra vì họ đã chọn bỏ phiếu cho Tổng thống Duterte vì tin tưởng cách làm việc của ông, cũng như đã quen thuộc với cách ăn nói nóng nảy và có phần bạt mạng của ông.

Cô Kim Labasan, chủ một cửa hàng ở Manila cho biết cô không ủng hộ cách nói năng gay gắt cũng như quyết định an táng nhà độc tài Ferdinand Marcos như một anh hùng dân tộc của Tổng thống Duterte. Tuy nhiên riêng về chiến dịch truy quét tội phạm ma túy đang diễn ra thì cô hoàn toàn ủng hộ, vì bản thân và gia đình cô đã và đang chịu đựng sự hoành hành của ma túy. Những con nghiện ma túy ở khu vực cô sống như đã bị ma túy “đầu độc não”, nhà gia đình cô từng bị các con nghiện vào cướp tiền mua ma túy.(PLO)


Điểm yếu chí mạng của tàu sân bay “made in China”

Trong khi tàu sân bay Liêu Ninh có thể vĩnh viễn chỉ sử dụng cho việc huấn luyện thì những chiếc tàu sân bay mới do Trung Quốc chế tạo dù có đưa vào biên chế thì khả năng tác chiến vẫn rất yếu ớt. Tại sao vậy?

tau san bay 001a “made in china” dang trong giai doan hoan thanh.

Tàu sân bay 001A “made in China” đang trong giai đoạn hoàn thành.

Hiện nay, hải quân Trung Quốc đang chỉ có một chiếc tàu sân bay duy nhất là Liêu Ninh vốn được cải tạo từ tàu sân bay Varyag mua của Ukraine. Theo báo Tin Tức của Australia, có thể tàu sân bay Liêu Ninh sẽ vĩnh viễn chỉ được sử dụng cho mục đích huấn luyện.

Về lý thuyết, tàu sân bay Liêu Ninh có thể chở được 36 chiếc máy bay cánh cố định và trực thăng, trong đó có 24 chiến đấu cơ J-15, nhưng tới năm 2014, Trung Quốc mới chỉ có 5 phi công đủ năng lực hạ cánh xuống tàu sân bay.

Đến hôm nay, số lượng phi công đạt chuẩn như vậy vẫn rất ít và việc này liên quan tới sự cố gây chết người trong quá trình tập luyện mà quân đội Trung Quốc lần đầu xác nhận vào tháng 7 vừa qua.

Giờ đây, công tác chế tạo chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đang bước vào giai đoạn cuối cùng. Dự kiến, cuối năm 2016 này, Trung Quốc sẽ hạ thủy tàu sân bay 001A tự mình chế tạo và bàn giao cho hải quân vào năm 2018 hoặc năm 2019.

Dù so với tàu sân bay Liêu Ninh, tàu sân bay 001A hơn hẳn về sức chiến đấu, nhưng vẫn phải đối mặt với điểm yếu chí mạng là thiếu phi công lái máy bay chiến đấu cho tàu sân bay. Đồng thời, sức chiến đấu của tàu sân bay “made in China” còn bị ảnh hưởng tiêu cực từ việc không có hệ thống phóng (cả hơi nước lẫn điện từ) dành cho máy bay và không được trang bị động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Theo truyền thông Đức, những thiếu hụt nêu trên khiến tàu sân bay Trung Quốc không thể nào có được khả năng tác chiến thực sự và đương nhiên vẫn rất lạc hậu so với đội tàu sân bay Mỹ vốn đang có 10 chiếc lớp Nimitz đang hoạt động và 2 chiếc lớp Ford hiện đại hơn đang được đóng mới.(baotintuc)


Họp 10 giờ, Nga - Mỹ vẫn không đạt thỏa thuận chấm dứt bạo lực Syria

Ngoại trưởng Nga - Mỹ ca ngợi những bước tiến ở Geneva nhằm chấm dứt chiến tranh Syria, nhưng hai bên vẫn chưa đạt được thoả thuận đảm bảo lệnh ngừng bắn trên toàn quốc. 

ngoai truong my john kerry va nguoi dong cap nga sergei lavrov hom qua bat tay tai geneva. anh: afp

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov hôm qua bắt tạy tại Geneva. Ảnh: AFP

Ngoại trưởng John Kerry và Sergei Lavrov hôm qua gặp tại Geneva, Thụy Sĩ để thảo luận về kế hoạch chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 4 năm ở Syria.

Sau gần 10 giờ thảo luận có nghỉ giữa giờ để hai bên tham vấn riêng với các đội, ông Kerry nói Nga và Mỹ đã "đạt được sự rõ ràng về con đường phía trước", nhằm tái thực thi lệnh ngừng bắn và cải thiện việc tiếp cận nhân đạo. Bên cạnh đó, hai bên đã có những bước tiến tiếp theo nhằm tăng cường hợp tác quân sự, chia sẻ thông tin tình báo. 

Theo AP, việc Nga và Mỹ không đạt được thỏa thuận tổng thể cho thấy tình hình thực địa ngày càng phức tạp ở Syria cũng như sự chia rẽ sâu sắc, mất lòng tin gây ngăn cách Washington và Moscow. 

Nhiều vòng đàm phán quốc tế không thể chấm dứt xung đột làm hơn 290.000 người chết, buộc hàng triệu người rời bỏ nhà cửa. Nga và Mỹ ủng hộ các bên đối lập nhau trong cuộc chiến. Nga là một trong những bên ủng hộ quan trọng nhất của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, trong khi Mỹ hậu thuẫn liên minh đối lập chính và một số phe nổi dậy. 


Forbes: Mỹ không đủ tiền cho chiến tranh

Theo tạp chí Forbes, Lầu Năm Góc đang lo ngại trong vòng 5 năm tới Mỹ sẽ bị lôi kéo vào cuộc xung đột quân sự mà nước này không đủ tiền để tham gia.

anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Tại cuộc họp, các quan chức quân sự cấp cao đã đề cập tới các khả năng đối đầu quân sự quy mô lớn với Iran, Triều Tiên hoặc Nga. 

Nhưng điều làm Lầu Năm Góc lo lắng hơn hết là quân đội Mỹ không được chuẩn bị đầy đủ cho bất kỳ kịch bản nào. Kinh phí tài trợ các công nghệ mới phục vụ cho cuộc chiến trên mặt đất quá ít ỏi. 

Trong một năm, quân đội Mỹ chi cho việc bảo trì phương tiện di chuyển và xe bánh xích còn ít ​​hơn doanh thu một tuần lễ của General Motors. Ngân sách mua sắm trang bị trực thăng được dành để hiện đại hóa các máy bay từ thời Tổng thống Reagan, vì Không quân Mỹ không có khả năng mua mới.

"Lầu Năm Góc đã không phóng đại khi nói rằng trong mười năm tới, Mỹ không có các kế hoạch hiện đại hóa quy mô lớn cho quân đội", Forbes viết.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục