tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 25-07-2016

  • Cập nhật : 25/07/2016

Giáo sư Carl Thayer: 'Nhiều nước được lợi từ phán quyết của Tòa Trọng tài'

Chuyên gia đến từ Học viện Quốc phòng Australia cho rằng tòa Trọng tài đã bác bỏ sự mở rộng của "đường lưỡi bò" vào trong 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các quốc gia ven biển như Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Brunei.

"Phán quyết của Tòa trọng tài đã chỉ ra yêu sách của Trung Quốc về quyền lịch sử, các quyền chủ quyền và tài phán khác trên Biển Đông được bao quanh bởi đường chín đoạn là 'trái với công ước và không có giá trị pháp lý' bởi chúng vượt quá giới hạn được xác lập bởi UNCLOS (Công ước Liên hợp quốc vè Luật biển)", Giáo sư Thayer nói tại hội thảoNhững vấn đề pháp lý liên quan đến phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo Phục lục VII Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, diễn ra ngày 23/7 tại TP HCM.Chuyên gia đến từ Học viện Quốc Phòng Australia cho rằng Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Brunei sẽ được lợi từ phán quyết của Tòa trọng tài mà theo đó Trung Quốc không thể yêu sách các vùng biển vượt ra ngoài phạm vi cho phép của UNCLOS. Nói cách khác, Tòa trọng tài đã bác bỏ sự mở rộng của "đường lưỡi bò" vào trong 200 hải lý vùng EEZ của các quốc gia ven biển.

ong carl thayer - giao su danh su hoc vien quoc phong australia trinh bay tham luan tai hoi thao. anh: trung son

Ông Carl Thayer - Giáo sư danh sự Học viện Quốc phòng Australia trình bày tham luận tại hội thảo. Ảnh: Trung Sơn

Cũng theo Giáo sư Thayer, hành vi thực tế của Trung Quốc ở Biển Đông có thể thấy vượt hơn những lời hùng biện khoa trương của quốc gia này. Nếu sắp tới, các tàu thực thi pháp luật biển và các tàu đánh cá nhà nước gắn cờ của Trung Quốc tiếp tục vi phạm quyền tài phán của Philippines và các quốc gia khác, những hành động này nên được thống kê và công bố công khai.

Nếu Trung Quốc tiếp tục sự hung hăng của mình thì các quốc gia cần phải họp kín và thông qua các chiến lược cũng như cái giá áp đặt phù hợp và xử phạt thông minh. Vai trò của ASEAN, Viện nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, Hội đồng hợp tác an ninh châu Á - Thái Bình Dương (CSCAP) và các nhóm nghiên cứu có thể đưa ra danh sách các lựa chọn phù hợp.

"Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc vi phạm có thể bị từ chối cập cảng. Các nước trong khu vực cũng có thể phát triển một chương trình để báo cáo các tàu đánh cá treo cờ nhà nước có liên quan đến đánh bắt cá bất hợp pháp, phá hủy môi trường hoặc cướp có vũ trang", ông Thayer gợi ý.Về góc độ chiến lược quân sự, ông Thayer đánh giá cao vai trò của Mỹ trong việc đưa ra cho Trung Quốc một cánh cửa hợp tác, cũng như để nhắc nhở Trung Quốc cái giá phải trả nếu quốc gia này tiếp tục có những hành động hung hăng bất chấp luật pháp quốc tế. "Các vấn đề về an ninh hàng hải cần phải được tiếp tục nâng tầm và nhấn mạnh ở tất cả các tổ chức đa phương, trong đó có Hội nghị cấp cao Đông Á và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng", Giáo sư Thayer nói.

hoi thao duoc to chuc voi su tham du cua khoang 200 hoc gia trong nuoc va quoc te. anh: trung son

Hội thảo được tổ chức với sự tham dự của khoảng 200 học giả trong nước và quốc tế. Ảnh: Trung Sơn

Tại hội thảo, PGS.TS Batongbacan - Giám đốc Viện các vấn đề Hàng hải và Luật biển, ĐH Philippines - chia sẻ một số kinh nghiệm từ việc nước này kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài quốc tế. Ông cũng cho rằng Việt Nam có thể xem xét việc tiến hành một vụ kiện riêng với Trung Quốc trên cơ sở hoạt động liên tục của quốc gia này trong việc phủ nhận toàn bộ quyền và thẩm quyền của Việt Nam trên vùng biển của mình. Đặc biệt là là quyền đối với nghề cá, dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

"Với phán quyết trong vụ Phillippines kiện Trung Quốc, Việt Nam hoàn toàn có thể theo đuổi hành động pháp lý chống lại Trung Quốc trên cơ sở các hành vi vi phạm của Trung Quốc. Tuy nhiên, rõ ràng Việt Nam không chỉ đơn giản là phản ánh cách tiếp cận của Philippines và phải thiết kế cho riêng mình một bản yêu sách", ông Batongbacan nói.

Theo chuyên gia người Philippines, nếu Việt Nam không quyết định bắt đầu vụ việc được giải quyết bằng trọng tài riêng của mình thì cần chuẩn bị cho các áp lực về ngoại giao. Một cách để giải quyết những áp lực này là tiến hành một chiến dịch thông tin như Philippines đã làm với cộng đồng quốc tế.

"Chiến dịch này được dự định ủng hộ tinh thần cho những người nắm giữ các chức vụ ngoại giao của Philippines theo đuổi phán quyết trọng tài, đặc biệt là khi Trung Quốc một mực yêu cầu đàm phán song phương. Nỗ lực giành lấy sự quan tâm của cộng đồng quốc tế giúp ngăn ngừa việc trọng tài thiên vị và bị ngưng giữa chừng do thiếu sự ủng hộ và vận động hành lang", ông Batongbacan cho biết.

Trao đổi với báo chí bên hành lang hội thảo, Giáo sư Donald Rothwell - Trưởng Khoa luật (ĐH Quốc gia Australia) cho rằng, Việt Nam sẽ cần phải xem xét kỹ lưỡng các hệ quả trong quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc sắp tới. Một trong những hệ quả có khả năng xảy ra, đó là phía Trung Quốc sẽ bắt đầu đàm phán cụ thể và thực chất hơn với phía Philippines về vấn đề Biển Đông. Khi đó, có thể phía Trung Quốc cũng sẽ cởi mở hơn trong đàm phán với phía Việt Nam.

"Tuy nhiên, nếu Trung Quốc không tuân theo phán quyết của tòa trọng tài, Việt Nam cần phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa các phương án tự tiến hành kiện theo đúng luật pháp quốc tế, hoặc cố gắng sử dụng các cơ chế khu vực", ông Donald Rothwell lưu ý.(Vnexpress)

Iran sẽ bán cho Nga 40 tấn nước nặng

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran Ali Akbar Salehi (AEOI) Ali Akbar Salehi ngày 23/7 thông báo thông tin trên. Ông Salehi khẳng định "các bước cuối cùng" để đi tới hợp đồng bán 40 tấn nước nặng cho Nga sắp được hoàn tất và thỏa thuận này sẽ sớm được ký kết. 
toan canh lo phan ung hat nhan nuoc nang arak tai thanh pho arak, mien trung iran, cach thu do tehran 190 km ve phia tay nam. anh: reuters/ttxvn

Toàn cảnh lò phản ứng hạt nhân nước nặng Arak tại thành phố Arak, miền trung Iran, cách thủ đô Tehran 190 km về phía tây nam. Ảnh: Reuters/TTXVN

Ông cho biết các công ty lớn châu Âu cũng đã đề nghị mua nước nặng của Iran. Quan chức này nêu rõ Iran đã đàm phán để bán một lô hàng từ 10-15 tấn nước nặng cho một quốc gia và một số nước khác trong Liên minh châu Âu (EU), song hiện ông chưa thể tiết lộ tên của các công ty này. Giám đốc AEOI cũng khẳng định cho đến nay, Iran đã chuyển 32 tấn nước nặng tới Mỹ và đã được thanh toán lô hàng này.
 
Theo ông Salehi, nước nặng có nhiều mục đích sử dụng khác nhau từ sản xuất các mặt hàng trong ngành công nghiệp dược phẩm và hóa chất, cũng như ứng dụng trong phản ứng tổng hợp hạt nhân để sản xuất điện.
 
Đầu tháng này, Phó Tổng thống Iran phụ trách Khoa học và Công nghệ Sorena Sattari và Giám đốc AEOI Salehi đã đến thăm trung tâm nghiên cứu điện hạt nhân Cadarache ở Pháp để thảo luận về sự tham gia của Iran trong một dự án quốc tế nhằm sản xuất điện từ phản ứng tổng hợp hạt nhân.
 
Ông Salehi nhấn mạnh Iran sản xuất khoảng 20 tấn nước nặng/năm và sản lượng có thể tăng lên, song nước này đang tập trung vào việc cải thiện độ tinh khiết của nước nặng. Nước nặng do Iran sản xuất có độ tinh khiết 99,95%. Chất lượng của nước nặng cũng đã được kiểm chứng trong các phòng thí nghiệm tốt nhất ỡ Mỹ.
 
Vào tháng 4 vừa qua, Chính phủ Mỹ đã ký một thỏa thuận trị giá 8,6 triệu USD để mua 32 tấn nước nặng của Iran. Hồi tháng 5, các nhà lập pháp Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật cấm mua nước nặng của Iran. Cho tới nay, dự luật này vẫn chưa được sự chấp thuận của Thượng viện Mỹ.
 
Việc bán nước nặng của Iran được thực hiện theo một thỏa thuận hạt nhân được ký kết giữa Tehran với nhóm P5 + 1 (bao gồm các quốc gia Mỹ, Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc và Đức) vào ngày 14/7 năm ngoái. Theo thỏa thuận, Iran đã đồng ý hạn chế chương trình hạt nhân và cho phép các chuyên gia hạt nhân quốc tế được phép tiếp cận các cơ sở hạt nhân của nước này, để đổi lại việc dỡ bỏ tất cả các biện pháp trừng phạt nhằm vào Tehran.(TTXVN)

Hội nghị ASEAN tại Lào đề cập phán quyết của Tòa Trọng tài

Vấn đề liên quan Tòa Trọng tài đã được các bên trao đổi trong phiên họp Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 49 (AMM-49) tại Lào với sự tham dự của 10 ngoại trưởng ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN.

phien hop toan the hoi nghi ngoai truong asean lan 49 tai vientiane, lao ngay 24-7 - anh: q.tr.

Phiên họp toàn thể Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần 49 tại Vientiane, Lào ngày 24-7 - Ảnh: Q.TR.

Thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, trong phần thảo luận về tình hình khu vực và quốc tế, các ngoại trưởng đã trao đổi về nhiều vấn đề cùng quan tâm như Bán đảo Triều Tiên, Trung Đông, Biển Đông, các thách thức đang nổi lên như khủng bố, buôn bán người, di cư, an ninh biển...

Trước đó, nhiều chuyên gia và nhà quan sát quốc tế cũng đã thảo luận nhiều về khả năng Tòa Trọng tài được đề cập tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Lào hay không sau khi Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc 1982 (UNCLOS) đã ra phán quyết ngày 12-7 về vụ Philippines kiện Trung Quốc, bác bỏ căn cứ pháp lý và lịch sử yêu sách đường lưỡi bò của Bắc Kinh ở Biển Đông, đặc biệt là trong bối cảnh nước chủ nhà Lào chịu nhiều “sức ép” kinh tế của Trung Quốc.

Lo ngại về căng thẳng trên Biển Đông

Về vấn đề Biển Đông, các ngoại trưởng dành nhiều thời gian trao đổi, khẳng định tầm quan trọng của Biển Đông gắn liền với hòa bình, ổn định và hợp tác của khu vực. 

Các ngoại trưởng cũng tiếp tục bày tỏ quan ngại về tình hình phức tạp gần đây trên Biển Đông, trong đó có việc bồi đắp và quân sự hóa, làm gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin, ảnh hưởng tới hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.

Nhiều ngoại trưởng nhấn mạnh trong bối cảnh hiện nay, ASEAN cần phát huy đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm, đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định, kêu gọi kiềm chế và tạo môi trường thuận lợi cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp; Biển Đông cũng chính là phép thử đối với sự thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN.

Các ngoại trưởng cũng khẳng định lập trường nhất quán về giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, tầm quan trọng của việc đề cao luật pháp quốc tế, các tiến trình pháp lý và ngoại giao đã được nhấn mạnh, kiềm chế, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực;

Không quân sự hóa, không có các hành động làm phức tạp tình hình hoặc gia tăng căng thẳng, và đạt tiến triển thực chất trong việc thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).

Vai trò quan trọng của ASEAN trong vấn đề Biển Đông

Trong phần trao đổi các vấn đề khu vực và quốc tế, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh nhấn mạnh tầm quan trọng nhiều mặt của Biển Đông đối với các nước trong và ngoài khu vực.

Ông chia sẻ quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây và hệ lụy đối với hòa bình, an ninh và ổn định khu vực, khẳng định vai trò quan trọng của ASEAN đóng góp vào thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác giữa các nước trong khu vực, tạo môi trường thuận lợi để các nước giải quyết hòa bình tranh chấp, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển LHQ năm 1982, khẳng định tầm quan trọng của việc ASEAN kiên trì lập trường chung đã có;

Đồng thời kêu gọi các nước thực hiện kiềm chế, không quân sự hóa, tôn trọng các tiến trình pháp lý và ngoại giao, thực hiện nghiêm túc DOC và sớm đạt được COC và đề cập tới các biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp, đóng góp vào hòa bình, an ninh và thịnh vượng trong khu vực.(Tuoitre)

ASEAN chưa đồng thuận về vấn đề biển Đông

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 49 tại Lào hôm 24-7 vẫn chưa đạt được đồng thuận về cách đối phó sự bành trướng của Trung Quốc ở biển Đông.

Cũng như hội nghị các quan chức cấp cao diễn ra một ngày trước đó, các ngoại trưởng đã không tìm được tiếng nói chung về vấn đề biển Đông sau vài giờ thảo luận.

Thông cáo báo chí được công bố cuối phiên họp toàn thể chỉ nói chung chung rằng các ngoại trưởng ASEAN đã có cuộc trao đổi quan điểm thẳng thắn và mang tính xây dựng về các vấn đề khu vực và quốc tế, cũng như những diễn biến ở Trung Đông, bán đảo Triều Tiên và biển Đông.

hoi nghi bo truong ngoai giao asean dien ra tai lao hom 24-7. anh: kyodo

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN diễn ra tại Lào hôm 24-7. Ảnh: Kyodo

Tuy nhiên phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thái Lan Sek Wannamethee cho biết các ngoại trưởng sẽ tiếp tục cuộc thảo luận tại hội nghị hẹp diễn ra sau đó.

Tương tự các cuộc họp khác của ASEAN, hội nghị ngoại trưởng ASEAN sẽ kết thúc bằng tuyên bố chung. Tuy nhiên bản tuyên bố chung chỉ được thông qua với sự đồng thuận của tất cả các nước tham dự. Trong cuộc họp lần này, Campuchia, đồng minh thân cận của Trung Quốc, không đồng ý đưa vấn đề biển Đông vào tuyên bố chung, dự kiến đưa ra ngày 26-7.

Lào cũng là một đồng minh của Trung Quốc nhưng lại có bước đi thận trọng hơn và không đứng về bên nào vì đang giữ vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2016.

Ông Sek cho biết bản dự thảo văn kiện này vẫn đang được soạn thảo. Phần nội dung về biển Đông vẫn được để trống cho đến khi các bên đạt được sự đồng thuận.

Ngoài biển Đông, hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN còn thảo luận một loạt vấn đề như khủng bố, kinh tế, biến đổi khí hậu, an ninh và tác động của Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu) cũng như một số vấn đề khác. Dù vậy, cuộc gặp đã bị phủ bóng bởi phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA)về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc liên quan vấn đề biển Đông đưa ra hôm 12-7 (NLĐ)

Iraq tiêu diệt nhân vật thứ 2 của IS

 Nhân vật thứ 2 của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Iraq đã bỏ mạng trong một chiến dịch quân sự của quân đội tại tỉnh Diyala.

Bộ Quốc phòng Iraq hôm 23-7 tuyên bố tên Hisham Nassif Jassem al-Hayyali đã bị giết trong một cuộc phục kích ở khu vực Abu Sayda nằm ở phía Bắc tỉnh Diyala.

Hayyali là trợ lý hành đầu của thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi. Cuộc phục kích trên được tiến hành ngay khi quân đội Iraq nắm được thông tin chính xác về vị trí của tên Hayyali. Cũng theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Iraq, một số thành viên cấp cao khác của IS cũng bị thương trong cuộc tấn công này.

quan doi iraq dang no luc tieu diet is. anh: reuters

Quân đội Iraq đang nỗ lực tiêu diệt IS. Ảnh: Reuters

Tại Syria, IS đã bác bỏ đề nghị rút khỏi TP Manbiji trong vòng 48 giờ đồng hồ mà lực lượng được Mỹ hậu thuẫn đưa ra hôm 21-7. Dù vậy, IS đã đề xuất thoả thuận để những người dân bị bệnh nặng đến các khu vực do lực luợng trên kiểm soát, đổi lấy việc cho phép các tay súng bị thương của họ rời khỏi thành phố.

Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), một liên minh tập hợp các tay súng Ả Rập và người Kurd được Mỹ hậu thuẫn, đang bao vây TP Manbij nhưng nỗ lực tái chiếm địa phương này gặp không ít thách thức.

Ông Sharfan Darwish, người phát ngôn của Hội đồng Quân sự Manbij, một đồng minh của SDF, không cho biết liệu họ có chấp nhận đề xuất trên của IS hay không. Thay vào đó, ông này cáo buộc IS đang dùng người dân vô tội làm “lá chắn sống”.

Hiện cuộc chiến vẫn tiếp diễn bên trong TP Manbij và liên minh do Mỹ dẫn đầu đang ném bom các mục tiêu khắp thành phố và những khu vực lân cận.

nguoi dan khoc thuong cac nan nhan mat mang trong vu danh bom tu sat o thu do kabul hom 23-7. anh: reuters

Người dân khóc thương các nạn nhân mất mạng trong vụ đánh bom tự sát ở thủ đô Kabul hôm 23-7. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, Afghanistan hôm 24-7 tiến hành quốc tang tưởng niệm 80 người thiệt mạng trong vụ đánh bom tự sát nhắm vào đám đông biểu tình tại thủ đô Kabul một ngày trước đó. 230 người khác cũng bị thương trong vụ tấn công mà IS đã nhận trách nhiệm sau đó.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục