tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 25-07-2016

  • Cập nhật : 25/07/2016

Cựu tổng thống Philippines làm đặc phái viên tại Trung Quốc

Cựu tổng thống Fidel Ramos hôm qua cho hay đã chấp thuận đề nghị của tổng thống đương nhiệm để trở thành đặc phái viên Philippines tại Trung Quốc.

tong thong rodrigo duterte (phai) tro chuyen voi cuu tong thong fidel ramos hom 14/7. anh: inquirer

Tổng thống Rodrigo Duterte (phải) trò chuyện với cựu tổng thống Fidel Ramos hôm 14/7. Ảnh: Inquirer

Phát biểu với các phóng viên sau cuộc gặp với Tổng thống Rodrigo Duterte tại thành phố Davao, ông Ramos cho hay mình đã khỏe mạnh và có thể đảm nhận công việc mới. 

Theo Inquirer, ông vừa được các bác sĩ cho ra viện sau khi điều trị 3 căn bệnh nghiêm trọng, trong đó có căn bệnh làm tắc nghẽn sự lưu thông của máu lên não. Ông cho biết mình đang dùng máy trợ tim nhưng tình hình đã ổn.

Hôm 14/7, ông Duterte công bố kế hoạch bổ nhiệm ông Ramos làm đặc phái viên tại Trung Quốc nhằm kích hoạt lại các cuộc đối thoại trong bối cảnh mối quan hệ song phương đang căng thẳng. Ông Ramos là tổng thống Philippines từ năm 1992 đến 1998. 

Ramos cho biết tại cuộc gặp, ông đã trao đổi với tổng thống để làm rõ nhiệm vụ của mình. Ông không tiết lộ nhiều về vấn đề này khi được các phóng viên đặt câu hỏi nhưng cho biết trên vai trò đặc phái viên, ông sẽ không chỉ đến Trung Quốc và trao đổi với các lãnh đạo nước này, đặc biệt sau phán quyết của Tòa Trọng tài về yêu sách "đường lưỡi bò".

Vấn đề Biển Đông cũng sẽ được bàn thảo trong cuộc họp của ông với Hội đồng an ninh Quốc gia vào sáng mai.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines lên cao trong những năm gần đây do cuộc tranh chấp bãi cạn Scarborough ở Biển Đông.

Năm 2013, chính quyền Tổng thống Philippines khi đó Benigno Aquino đã đệ đơn kiện lên Tòa Trọng tài ở The Hague, Hà Lan, về "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc đơn phương vạch ra trên Biển Đông để áp đặt chủ quyền.

Bất chấp Bắc Kinh không tham gia vụ kiện, hôm 12/7, tòa công bố phán quyết bác bỏ yêu sách trên của Trung Quốc, khẳng định điều này trái với luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982. 

Phán quyết nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các nước, trong khi Trung Quốc tuyên bố phán quyết "vô hiệu" và cáo buộc Philippines "mua chuộc" các thẩm phán. Phong trào tẩy chay hàng hóa Philippines cũng bị đẩy lên cao tại Trung Quốc.

Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa hàng ngàn trường học, cơ sở từ thiện

Sau khi ban bố tình trạng khẩn cấp, Tổng thống Erdogan ra lệnh đóng cửa hàng ngàn trường tư, các cơ sở từ thiện và một số tổ chức phi chính phủ.

Ngày 23-7, Tổng thống Erdogan đã ra lệnh đóng cửa hàng ngàn trường tư, cơ sở từ thiện và tổ chức phi chính phủ nhằm với danh nghĩa siết chặt an ninh. Trước đó, ông Erdogan đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài ba tháng sau vụ đảo chính bất thành tại Istanbul và Ankara.

Theo hãng tin Anadolu, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã bắt giữ cháu trai của giáo sĩ Fethullah Gulen, người bị chính quyền Erdogan cáo buộc là chủ mưu đứng sau vụ đảo chính. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã tuyên bố sẽ "thay máu" quân đội, lực lượng trước nay được xem là "không thể đụng đến".

nhieu nguoi lo ngai ong erdogan dang tim cach dan ap luc luong doi lap. anh: reuters

Nhiều người lo ngại ông Erdogan đang tìm cách đàn áp lực lượng đối lập. Ảnh: Reuters

Người cháu của bị giáo sĩ - Muhammed Sait Gulen - bị bắt giữ ở TP Erzurum phía bắc Thổ Nhĩ Kỳ. Sait Gulen sẽ bị giải về Ankara để thẩm vấn, hãng tin Anadolu cho biết. Sait Gulen có thể sẽ bị cáo buộc tội danh tham gia tổ chức khủng bố. Đây thành viên đầu tiên trong gia đình Gulen bị bắt giữ kể từ sau vụ đảo chính bất thành. 

Thổ Nhĩ Kỳ cũng thông báo đã bắt giữ Halis Hanci - "cánh tay mặt" của giáo sĩ Gulen. Hanci được ghi nhận đã quay về Thổ Nhĩ Kỳ chỉ hai ngày trước khi vụ đảo chính nổ ra. 

Nhiều người lo ngại ông Erdogan đang sử dụng cuộc đảo chính bất thành làm cớ để tiến hành các chính sách đàn áp lực lượng đối lập.

Giới chuyên gia vạch trần lý do Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông

Các chuyên gia chỉ ra rằng một trong những lý do Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông là để tạo thành một vòng bảo vệ hạm đội tàu ngầm hạt nhân tiên tiến đồn trú tại căn cứ hải quân trên đảo Hải Nam.


tau ngam cua trung quoc tai can cu hai quan yulin tren dao hai nam (anh: scmp)

Tàu ngầm của Trung Quốc tại căn cứ hải quân Yulin trên đảo Hải Nam (Ảnh: SCMP)

 

Chiến lược tàu ngầm bất ngờ lộ diện sau phán quyết về Biển Đông

Chiến lược tàu ngầm của Trung Quốc ở Biển Đông, được giữ bí mật trong suốt 2 thập niên qua, bất ngờ lộ diện mới đây sau khi tòa trọng tài tại La Hay, Lan bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Vào ngày 12/7 - cùng ngày Tòa trọng tài thường trực theo Phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 ngày 12/7 ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông, bức ảnh một tàu ngầm hạt nhân hiện đại nhất của Trung Quốc đã bị “rò rỉ” và được đăng tải trên nhiều trang web quân sự đại lục.

Bức ảnh, chụp một tàu ngầm lớp Jin type 094A được cải tiến, đã dẫn tới những đồn đoán rằng tàu này có khả năng phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới JL-3 của Trung Quốc. JL-3 được cho là có tầm xa 12.000km, có khả năng vươn tới Mỹ.

“Tôi tin rằng bức ảnh chụp tàu ngầm type 094A, mà Mỹ luôn giám sát chặt chẽ, đã cố tình bị rò rỉ để dọa Washington”, nhà quan sát quân sự tại Macao Antony Wong Dong, nói với tờ Thời báo Hoa nam Buổi sáng.

Các chuyên gia cho rằng về mặt quân sự, Bắc Kinh có một cái cớ để đưa ra các đòi hỏi chủ quyền phi lý ở Biển Đông. Trung Quốc xem Biển Đông có vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho hạm đội tàu ngầm, đóng tại căn cứ hải quân Yulin ở đảo Hải Nam, đường tiếp cận không hạn chế với Thái Bình Dương.

Biển Hoa Đông chỉ có một vài tuyến đường di chuyển ngầm hẹp, khiến các tàu ngầm có thể dễ dàng bị theo dõi. Nhưng Biển Đông có các cơ sở tàu ngầm với một đường tiếp cận ngầm, giúp các tàu ngầm Trung Quốc tránh được con mắt theo dõi từ các vệ tinh giám sát của Mỹ.

“Bất chấp phán quyết của tòa trọng tài là gì, Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh các tham vọng hàng hải ở Biển Đông vì Bắc Kinh xem vùng biển này là một “pháo đài” để hỗ trợ sự bành trướng quân sự”, nhà bình luận quân sự Song Zhongping tại Bắc Kinh nói.

“Biển Đông là lộ trình duy nhất để Trung Quốc thực hiện tham vọng trở thành một cường quốc biển thực sự”, ông Song nói thêm.

Biển Đông có vài eo biển và tuyến đường ngầm, cho phép hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc phá vỡ các vòng phong tỏa chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai của Mỹ, vốn nhằm kiểm soát các lực lượng hàng hải của Trung Quốc ở châu Á.

“Đó là lý do tại sao Trung Quốc lựa chọn kỹ càng để đặt trụ sở của hải quân và tàu ngầm ở tỉnh Hải Nam nhiều năm trước”, ông Song nói.

Mưu mô "vạn lý trường thành dưới nước"

Chuyên gia Song cho hay, trong quá khứ, Mỹ đã cố gắng thiết lập hai lộ trình để kiểm soát Trung Quốc trên biển. Lộ trình thứ nhất có hình móc câu, chạy từ quần đảo Kuril do Nga kiểm soát về phía nam tới Philippines và sau đó hướng lên phía tây qua Brunei và Malaysia trước khi vòng tới Biển Đông. Tuyến thứ 2 là từ bờ biển Trung Quốc, chạy tới phía nam qua Nhật Bản tới quần đảo Indonesia ở cực đông.

Bắc Kinh tin rằng 2 lộ trình này nhằm vào các quốc gia trong khu vực vốn liên minh với Liên Xô cũ trong Chiến tranh Lạnh. Sau khi Liên xô tan rã năm 1991, quân đội Trung Quốc nghi ngờ Mỹ chuyển hướng chú ý sang Bắc Kinh.

Hồi tháng 6, tạp chí quốc phòng IHS Jane’s tại Anh đưa tin rằng Công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc đã đề xuất xây dựng một hệ thống giám sát dưới nước, có biệt danh dự án “vạn lý trường thành dưới nước”, bao gồm một mạng lưới các tàu và cảm biến tàu ngầm nổi vốn có thể làm suy yếu đáng kể lợi thế tác chiến dưới biển của tàu ngầm Mỹ để giúp Bắc Kinh kiểm soát Biển Đông.

Ashley Townshend, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Sydney, chỉ ra rằng các cơ sở và mạng lưới dưới nước phi pháp của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và các đảo nhân tạo khác là nhằm tăng cường sự kiểm soát của Hải quân Trung Quốc đối với Biển Đông.

Thậm chí các chuyên gia hải quân đại lục cũng thừa nhận rằng các đường băng và các cơ sở quân sự phi pháp khác trên các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa là một phần trong nỗ lực nhằm mở rộng sức mạnh của căn cứ hải quân Yulin ở Biển Đông.

Đụng chạm với Mỹ

Tuy nhiên, Alexander Neill, một chuyên gia về an ninh châu Á-Thái Bình Dương tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế châu Á, cho rằng Biển Đông cũng là tuyến đường quan trọng cho các tàu hải quân Mỹ từ Thái Bình Dương tới Ấn Độ Dương.

“Các tàu sân bay Mỹ thường xuyên di chuyển trên Biển Đông trên đường tới tham gia các hoạt động ở Trung Đông”, ông Alexander nói. “Vì vậy việc thách thức tự do hàng hải của các sân bay Mỹ và tàu ngầm bảo vệ chúng gây ra một số lo ngại an ninh quốc gia nghiêm trọng đối với Mỹ cũng như các hoạt động của họ”.

Nhà bình luận quân sự Song Zhongping cho rằng căn cứ tàu ngầm Yulin, cùng các dự án xây dựng khác tại quần đảo Trường Sa, nằm trong chiến lược tổng thể lớn hơn của Trung Quốc nhằm kiểm soát hoàn toàn an ninh khu vực “thông qua các biện pháp quân sự truyền thông và phi truyền thống”.

Hải quân Mỹ vận hành 75 tàu ngầm hạt nhân trong năm 2014, trong đó 15 tàu thuộc lớp Seawolf hoặc Virginia hiện đại hơn. Tuy nhiên, Mỹ chỉ triển khai 4 tàu ngầm lớp Los Angeles tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đóng tại căn cứ hải quân ở đảo Guam.

Trong khi đó, Hải quân Trung Quốc có khoảng 70 tàu ngầm, với 16 trong số đó là tàu ngầm hạt nhân, chủ yếu đóng tại Yulin.

“Biển Đông giống như một pháo đài bảo vệ đường tiếp cận của Trung Quốc với tuyến Ấn Độ Dương, cũng là tuyến giao thông dầu mỏ huyết mạch của Bắc Kinh. Đảo Phú Lâm tại quần đảo Hoàng Sa được xem là đầu tầu của sáng kiến phát triển “Một vành đai, một con đường” do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng. Đó là lý do tại sao nhiều vũ khí đã được triển khai tới đó”, nhà quan sát quân sự Antony Wong Dong tại Macao nói.(Dantri)

Nga có nên đánh cược vào “người bạn Erdogan”?

Quan hệ giữa Nga với Thổ Nhĩ Kỳ trong vài năm qua đã có nhiều biến động, từ tình bạn chuyển sang lòng hận thù và lại một lần nữa trở thành bạn bè.

Báo điện tử Gazeta.ru (Nga) ngày 22/7 vừa đăng tải bài viết với nội dung nhấn mạnh thực tế cho thấy việc tin tưởng vào một chính trị gia đang tìm cách duy trì sức mạnh bằng mọi giá là một điều khá nguy hiểm.
 
tong thong nga vladimir putin (trai) va nguoi dong cap tho nhi ky recep tayyip erdogan trong mot cuoc gap. anh: epa

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong một cuộc gặp. Ảnh: EPA

 

Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng không thực hiện các điều khoản của Công ước châu Âu về bảo vệ quyền con người, và điều này đã được Phó Thủ tướng Numan Kurtumush tuyên bố rõ ràng trên kênh truyền hình NTV của quốc gia này. 

Tuy nhiên, ông này bổ sung thêm là điều đó chỉ xảy ra trong tình trạng khẩn cấp giống như đang diễn ra ở Pháp. Nhưng tình hình ở Pháp lại khác với Thổ Nhĩ Kỳ.

Tình trạng đàn áp ở Thổ Nhĩ Kỳ đang ở mức báo động trên toàn thế giới. Chưa đầy một tuần sau cuộc đảo chính thất bại, nước này đã bắt giữ hơn 8.000 binh sỹ, gần 6.000 cảnh sát, hàng nghìn nhân viên dân sự; tước giấy phép của hơn 20 nghìn giáo viên; đóng cửa 1.700 trường học tư trên cả nước với tội danh có liên kết với nhà truyền đạo đối lập Fethullah Gulen. 

Hội đồng giáo dục ở Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm tất cả các nhà khoa học ra khỏi đất nước. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan khẳng định cần khôi phục hình phạt tử hình, vốn đã bị huỷ bỏ ở Thổ Nhĩ Kỳ để nước này có thể trở thành thành viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) và đệ đơn gia nhập Liên minh châu Âu (EU). 

Các biện pháp này sẽ ngay lập tức khép lại cánh cửa dẫn tới EU của Thổ Nhĩ Kỳ và khiến người ta hoài nghi về tư cách thành viên của Ankara trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), mà tại đó một trong những điều kiện quan trọng là các cam kết về dân chủ.

Có nhiều ý kiến tại phương Tây cho rằng cuộc đảo chính có thể là cái cớ để ông Erdogan thanh lọc bộ máy chính quyền ở diện rộng, biến Thổ Nhĩ Kỳ thành một nước cộng hoà, dồn quyền lực về cho tổng thống và ông Erdogan trở thành một kẻ độc tài thực thụ. Tuy nhiên, phương Tây càng đặt câu hỏi thì đối thủ của họ là Nga lại càng "dang tay" chào đón Thổ Nhĩ Kỳ

Chưa đầy một tuần sau cuộc đảo chính, giới chức Nga đã tích cực thực hiện các chuyến công du tới Thổ Nhĩ Kỳ và đang đàm phán để khôi phục lại một số điều khoản nhất định. Phát ngôn viên của Tổng thống Nga Dmitry Peskov đã công bố về chuyến thăm Moskva sắp tới của ông Erdogan, dù mới vài tháng trước đây, ông Erdogan thậm chí còn không thể gọi điện được đến Điện Kremlin. 

Nhà lãnh đạo này đã bị liệt vào danh sách cấm ở Nga với lý do đồng loã với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng khi mua bán dầu mỏ của lực lượng khủng bố và là một trong những thủ phạm chính khiến chiến tranh không ngừng gia tăng tại Syria.
 
canh sat bat giu mot binh si lien quan toi vu dao chinh trong chien dich truy quet o mersin, tho nhi ky ngay 19/7. anh: epa/ttxvn

Cảnh sát bắt giữ một binh sĩ liên quan tới vụ đảo chính trong chiến dịch truy quét ở Mersin, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 19/7. Ảnh: EPA/TTXVN

 

Ngay trước cuộc đảo chính, Tổng thống Erdogan đã bất ngờ gửi cho nhà lãnh đạo Putin một bức thư xin lỗi liên quan vụ Ankara bắn hạ máy bay SU-24 của Nga. Đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền tuyên bố rằng các phi công đã tự ý quyết định bắn hạ máy bay Nga và giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ không hề biết về việc này. 

Trong khi đó, một số phương tiện truyền thông Iran đã trích dẫn nguồn tin trong Bộ Ngoại giao Ankara, theo đó, chính Bộ Quốc phòng Nga đã cảnh báo ông Erdogan về cuộc đảo chính khi chặn được cuộc điện đàm của phiến quân và nhờ đó giúp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thoát chết.

Có thể nói, ông Erdogan tăng cường tái lập quan hệ với Nga là bởi ông đang cảm thấy bị đe doạ. Uy tín của nhà lãnh đạo này không chỉ bị sụt giảm ở trong nước, mà còn trên cả trường quốc tế. Tuy nhiên, Nga cần phải rất cẩn trọng trong giai đoạn mới của mối quan hệ này. Nga lên án mọi nỗ lực nhằm lật đổ chính phủ hợp pháp nhưng còn chưa rõ liệu những gì mà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đang thực hiện có “hợp pháp” hay không.

Hiện Tổng thống Erdogan đang ở vị thế rất bất ổn và luôn rình rập những nguy cơ. Đối với NATO, và với riêng Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là một quốc gia có vị thế quan trọng. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phần lớn là thân Mỹ, và nếu bất ổn nảy sinh, hoặc nếu Ankara không còn là thành viên NATO thì Mỹ hoàn toàn có thể dàn xếp một cuộc đảo chính thực sự.

Có lẽ vẫn còn quá sớm để Nga vui mừng vì mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, bởi không phải tất cả mọi thứ đi ngược lại với lợi ích của phương Tây đều là có lợi cho Nga.(baotintuc)

Thổ Nhĩ Kỳ sắp giải tán đội cận vệ tinh nhuệ của tổng thống

Lực lượng cận vệ tinh nhuệ của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị giải tán sau khi gần 300 thành viên bị giam giữ trong cuộc đảo chính bất thành tuần trước.

xe boc thep bi quan doi tho nhi ky bo lai sau khi dao chinh bat thanh. anh:reuters

Xe bọc thép bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bỏ lại sau khi đảo chính bất thành. Ảnh:Reuters

BBC dẫn lời Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cho hay đơn vị này "không cần thiết" nữa. 

"Lính cận vệ của tổng thống sẽ không tồn tại nữa vì không có mục đích và nhu cầu", ông nói. 

Lực lượng cận vệ tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ có tới 2.500 binh sĩ nhưng ít nhất 283 người đã bị giam giữ sau cuộc bạo loạn hôm 15/7. 

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã tiến hành một cuộc thanh trừng trên diện rộng, bắt giữ hàng nghìn quân nhân và sa thải hoặc đình chỉ hàng nghìn quan chức nhà nước, giáo viên, lãnh đạo các trường đại học.

Tình trạng khẩn cấp được ban bố hồi giữa tuần, cho phép tổng thống và nội các soạn thảo dự luật mới và giới hạn hoặc đình chỉ các quyền và tự do mà không cần thông qua quốc hội.

Hôm qua, ông Erdogan cũng gia hạn thời gian mà các nghi phạm bị giam giữ không cần buộc tội lên 30 ngày. Thêm 1.000 trường tư và 1.200 hiệp hội bị đóng cửa.

Trưởng công tố viên Ankara Harun Kodalak cho biết 1.200 binh sĩ bị bắt sau cuộc đảo chính đã được thả. Những người này được cho là các binh sĩ cấp thấp. Hàng nghìn người khác, trong đó có hơn 100 tướng lĩnh và đô đốc, vẫn bị giam.

Những biện pháp cứng rắn của ông Erdogan bị các nhóm nhân quyền cũng như Pháp, Đức và các quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu chỉ trích. Tuy nhiên, ông cho rằng EU "có thành kiến" với Thổ Nhĩ Kỳ.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục