Trung Quốc bơm gần 100 tỉ USD vực dậy nền kinh tế
Hàng loạt đồng nội tệ châu Á cùng mất giá mạnh
Người Venezuela dùng tiền làm giấy ăn
Mỹ tính tăng cường bay UAV trên Biển Đông
Nga phát triển tên lửa đẩy hạng trung mới thay thế Soyuz-2

Trung Quốc tôn trọng tự do hàng hải ở Biển Đông nhưng sẽ không cho phép bất kỳ chính phủ nước ngoài nào dùng quyến đó để đưa máy bay và tàu quân sự xâm nhập lãnh thổ của Bắc Kinh, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines ngang nhiên tuyên bố.
Phát biểu trước báo giới bên lề một sự kiện ngoại giao ở Manila ngày 11/8, Đại sứ Trung Quốc Triệu Giám Hoa đã nhắc đến việc các lực lượng Trung Quốc từng cảnh báo một máy bay trinh sát P-8A của Hải quân Mỹ không xâm nhập khi máy bay này tiếp cận một khu vực do Trung Quốc chiến đóng trái phép tại quần đảo Trường Sa hồi tháng 5.
"Chúng tôi chỉ đưa ra các cảnh báo, hãy thận trọng, không được xâm nhập", ông Triệu nói.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông. Tuy nhiên, Mỹ tuyên bố không công nhận các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của các nước ở Biển Đông, một chính sách mâu thuẫn với lập trường của Bắc Kinh.
Khi được hỏi về việc tại sao Trung Quốc lại xua đuổi máy bay Hải quân Mỹ dù cam kết tôn trọng tự do hàng hải ở Biển Đông, ông Triệu đã vạch ra các giới hạn theo quan điểm của Bắc Kinh.
"Tự do hàng hải không có nghĩa là cho phép các nước khác xâm nhập không phận hoặc vùng biển có chủ quyền. Không quốc gia nào được phép như vậy", ông Triệu ngang nhiên nói.
"Chúng tôi nói tự do hàng hải phải được tôn trọng theo luật pháp quốc tế. Không có tự do hàng hải cho các tàu chiến và máy bay quân sự", vị Đại sứ Trung Quốc nói thêm.
Ông Triệu đã nhắc lại một tuyên bố trước đó của Bắc Kinh rằng Trung Quốc đã ngừng cải tạo đất trên các bãi đá ở Trường Sa. Nhà ngoại giao này nói Trung Quốc giờ đây sẽ bắt đầu xây dựng các cơ sở để hỗ trợ tự do hàng hải, các nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ và nghiên cứu khoa học.
Ông Triệu thừa nhận rằng "các cơ sở quốc phòng cần thiết" cũng sẽ được xây dựng.
Mỹ và các đồng minh, trong đó có Philippines, đã kêu gọi Trung Quốc ngừng xây đảo nhân tạo ở Biển Đông vì điều đó làm gia tăng căng thẳng tại một khu vực đang ngày càng bị quân sự hóa và đe dọa sự ổn định của khu vực. Họ nói việc xây dựng của Trung Quốc vi phạm một thảo thuận khu vực được nhất trí năm 2002 mà Bắc Kinh cũng ký kết, trong đó hối thúc các bên liên quan không thực hiện xây mới hoặc có bất kỳ bước đi nào nhằm làm gia tăng căng thẳng.
Đô đốc Scott Swift, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, hồi tháng trước tuyên bố tại Manila rằng Washington không công nhận bất kỳ tuyên bố chủ quyền nào và lập trường của nước này không thay đổi dù các khu vực tranh chấp được gia cố bằng các công trình xây dựng.
Đại sứ Triệu còn cho biết, Trung Quốc không biết nguồn gốc của các phao nổi có các ký tự tiếng Trung Quốc được ngư dân Philippines phát hiện gần đây gần bờ biển tây bắc nước này.
Đã xuất hiện các nghi ngờ cho rằng các phao nổi đó có thể đã được sử dụng trong quá trình nạo vét và xây đảo nhân tạo của Trung Quốc. Sau đó, chúng bị trôi dạt vì lý do nào đó, gây trở ngại cho các tàu thuyền. Giới chức lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines cho hay họ không biết ai sở hữu các phao nổi này.
Trung Quốc bơm gần 100 tỉ USD vực dậy nền kinh tế
Hàng loạt đồng nội tệ châu Á cùng mất giá mạnh
Người Venezuela dùng tiền làm giấy ăn
Mỹ tính tăng cường bay UAV trên Biển Đông
Nga phát triển tên lửa đẩy hạng trung mới thay thế Soyuz-2
Hãng tin Kyodo (Nhật) ngày 8-8 đã đăng bài viết với tựa đề “Biểu dương sức mạnh của Trung Quốc ảnh hưởng thế nào đến ASEAN và Nhật”.
Dùng tàu cá làm lực lượng dân quân, Bắc Kinh muốn lợi dụng sự khó khăn trong việc phân biệt tàu dân và quân sự để hỗ trợ cho hoạt động hải quân, và có cớ để công kích đối phương nếu những tàu này bị tấn công.
Báo “the Economic Times” của Ấn Độ ngày 8/8 đăng bái viết nói rằng tại Hội nghị Ngoại trưởng Đông Á vừa diễn ra ở Malaysia, nhiều nước trên thế giới, trong đó có Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Australia đã bày tỏ quan ngại sâu sắc trước hành vi tranh chấp lãnh thổ và xây dựng các đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông
Xuất khẩu của Eurozone tiếp tục được hưởng lợi từ đồng euro yếu
Điện Kremlin thừa nhận không còn khả năng nâng đỡ đồng ruble
Citigroup phải nộp phạt 180 triệu USD vì bưng bít thông tin
Bolivia đầu tư 925 triệu USD phát triển công nghiệp lithium
Mỹ tổ chức tập trận trên không lớn nhất sau Chiến tranh Lạnh
Giao dịch tiền tệ lớn nhất thế giới đang mắc kẹt vì Fed
Thủ tướng Thái Lan thề đưa kẻ đánh bom ra công lý
Thăm Crimea, ông Putin nặng lời bôi bác Ukraine
Philippines tăng 25% ngân sách quốc phòng
George Soros bán tống bán tháo cổ phiếu công ty Trung Quốc
Truyền thông Nhật Bản đưa tin, quân đội nước này sẽ phát triển tàu khu trục thế hệ mới với sự hỗ trợ công nghệ từ phía Mỹ.
Tuyên bố chung của hội nghị ASEAN đã đạt được đồng thuận có mức độ.
Mạng tin quân sự Sina ngày 9/8 đưa tin máy bay chiến đấu J-10 của quân đội nước này vẫn cần phải sử dụng tới động cơ AL31FN-S3 của Nga.
Malaysia phản đối tàu Trung Quốc xâm nhập lãnh hải
Mỹ - Hàn bắt đầu tập trận chung quy mô lớn
Mỹ nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu dầu
Brazil thận trọng với dự báo về trữ lượng dầu khí khổng lồ
Mỹ cảnh báo đặc vụ Trung Quốc ép người tị nạn hồi hương
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự