tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 18-08-2015

  • Cập nhật : 18/08/2015

Malaysia phản đối tàu Trung Quốc xâm nhập lãnh hải

 Malaysia đã có công hàm chính thức phản đối việc các tàu tuần duyên của Trung Quốc xâm nhập vào vùng lãnh hải của Malaysia ở gần Beting Patinggi Ali, ngoài khơi Sarawak.

bai luconia cach bo bien malaysia 166km - anh: lowyat.net

Bãi Luconia cách bờ biển Malaysia 166km - Ảnh: lowyat.net

The Malaysian Insider dẫn lời  Bộ trưởng Văn phòng thủ tướng Shahidan Kassim cuối tuần qua cho biết: “Chúng tôi chưa bao giờ nhận được tuyên bố chính thức nào từ Trung Quốc… Họ nói hòn đảo (Beting Patinggi Ali) thuộc về họ, nhưng nước họ ở cách đó 400.000km”.

“Chúng tôi đã phản đối qua đường ngoại giao, nhưng điều quan trọng là họ phải rút ra khỏi vùng biển chủ quyền của chúng tôi”.

Ông Shahidan cũng là người phụ trách Cục Công lực hàng hải Malaysia (MMEA) và Hội đồng an ninh quốc gia (NSC).

Ông nói các tàu chiến của Trung Quốc đã ra vào vùng biển của Malaysia trong hơn hai năm qua và Malaysia thường xuyên gửi công hàm phản đối.

Ông Shahidan còn cho biết ông cùng các quan chức hải quân Malaysia, MMEA và NSC đã trực tiếp theo dõi một vụ xâm nhập hồi tháng 6.

Beting Patinggi Ali, tên quốc tế thông dụng là bãi Luconia, cách bờ biển Miri thuộc bang Sarawak của Malaysia chỉ 90 hải lý (166km).


Mỹ - Hàn bắt đầu tập trận chung quy mô lớn

Hàng chục nghìn binh sĩ Hàn Quốc và Mỹ hôm nay bắt đầu cuộc tập trận quân sự chung quy mô lớn với tình huống giả định bị Triều Tiên tấn công, động thái Bình Nhưỡng lên án là "tuyên bố chiến tranh".
binh si han quoc tham gia dien tap chong khung bo ben le tap tran quan su chung my - han ulchi freedom guardian o thu do seoul nam 2014. anh: afp.

Binh sĩ Hàn Quốc tham gia diễn tập chống khủng bố bên lề tập trận quân sự chung Mỹ - Hàn Ulchi Freedom Guardian ở thủ đô Seoul năm 2014. Ảnh: AFP.

 

Cuộc tập trận quân sự chung thường niên tên gọi Ulchi Freedom Guardian (Người bảo vệ Tự do Ulchi) sẽ kéo dài đến ngày 28/8 với sự tham gia của 50.000 binh sĩ Hàn Quốc và 30.000 lính Mỹ, AFP đưa tin. Bối cảnh giả định là Bình Nhưỡng xâm lược tổng lực và Seoul cùng Washington chỉ ở thế phòng vệ.

Triều Tiên coi Ulchi Freedom Guardian và các cuộc tập trận thường niên Mỹ - Hàn khác là hành động khiêu khích, dọa có "hành động quân sự mạnh mẽ đáp trả" nếu nó diễn ra.

"Những cuộc tập trận quân sự chung quy mô lớn... là một lời tuyên bố chiến tranh", Ủy ban Tái thống nhất Hòa bình Triều Tiên, giám sát các vấn đề biên giới, thông báo tuần trước. Cơ quan này cảnh báo đụng độ quân sự ngẫu nhiên có thể biến thành xung đột "tổng lực".

Căng thẳng quân sự trên bán đảo Triều Tiên đang ở mức cao sau khi Seoul tố Bình Nhưỡng đặt mìn ở khu vực phi quân sự ngăn cách hai miền làm hai binh sĩ tuần tra biên giới của Hàn Quốc bị thương hồi đầu tháng. Seoul sau đó quyết định tái triển khai chiến dịch tuyên truyền chống Bình Nhưỡng ở biên giới, hoạt động đã dừng từ năm 2004, để đáp trả.

Hàn Quốc và Triều Tiên về kỹ thuật vẫn đang trong tình trạng chiến tranh bởi cuộc xung đột giữa hai miền giai đoạn 1950 - 1953 kết thúc bằng thỏa thuận ngừng bắn, không phải hiệp ước hòa bình.


Mỹ nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu dầu

vinanet - my dang mo cua dan thi truong dau sau hon 4 thap ky.

 Mỹ đang mở cửa dần thị trường dầu sau hơn 4 thập kỷ.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối tuần qua vừa thông qua thỏa thuận xuất khẩu dầu thô sang Mexico, nới lỏng hơn nữa lệnh cấm xuất khẩu dầu áp dụng từ những năm 1970.

Theo dự phê chuẩn của Bộ thương mại Mỹ, Mỹ và Mexico có thể giao dịch mua – bán lượng dầu thô thương tự cho nhau. Tuy nhiên, hiện chưa rõ phía Mỹ có chấp nhận đề xuất hạn ngạch 10.000 thùng dầu/ngày mà công ty dầu khi Petroleos Mexicanos (Pemex) đưa ra hay không.

Việc cho phép giao dịch dầu thô với Mexico đánh dấu một bước tiến quan trọng của Mỹ trong việc nới lỏng cấm xuất khẩu áp dụng từ những năm 1970 sau khi OPEC áp lệnh cấm vận khiến giá dầu tăng vọt.

Theo giới quan sát, thời gian gần đây Mỹ đã vượt qua cả Arab Saudi và Liên bang Nga để trở thành quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Khi đã trở thành quốc gia sản xuất dầu số một thì Mỹ có thể tự cho mình cái quyền chi phối thị trường và hướng tới thoát khỏi sự phụ thuộc vào OPEC - khối dầu mỏ lớn nhất hành tinh đã từng làm khó cho Mỹ.

Mỹ hiện cũng là nước đầu tiên và duy nhất đang nắm bản quyền về công nghệ khai thác dầu từ đá phiến ở cấp độ thương mại. Trong bối cảnh thị phần toàn cầu của khối OPEC hiện chỉ còn chiến khoảng 30%, so với 50% cách đây 20 năm, do sự xuất hiện của công nghệ khai thác dầu đá phiến tại Mỹ.
 

Mỹ hiện đã xuất khẩu hơn nửa triệu thùng dầu mỗi ngày sang Canada – trường hợp ngoại lệ lớn nhất. Con số này gấp 14 lần so với năm 2007, nhưng vẫn chỉ tương đương hơn 5% sản lượng dầu thô mỗi ngày của Mỹ.

Brazil thận trọng với dự báo về trữ lượng dầu khí khổng lồ

Brazil thận trọng với dự báo về trữ lượng dầu khí khổng lồ

Chính phủ Brazil thông báo đang xem xét thận trọng dự báo về trữ lượng dầu khí của nước này có thể lên tới 176 tỷ thùng, do trường Đại học quốc gia Rio de Janeiro (UERJ) đưa ra mới đây, tăng gấp bốn lần so với lượng dầu đã phát hiện tới thời điểm hiện tại.

Bộ trưởng Khoáng sản và Năng lượng Eduardo Braga khẳng định đây là một thông báo vô cùng quan trọng và các cơ quan chức năng đang xem xét cẩn thận thông tin này.

Mới đây, trường UERJ của Brazil thông báo trữ lượng dầu khí nằm sâu dưới đáy Đại Tây Dương, ước đạt 176 tỷ thùng.

Nguồn dầu khí nằm dưới tầng muối dày tới 2.000m, đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng nhiên liệu của thế giới trong vòng 5 năm. Con số mà UERJ đưa ra lần này nhiều hơn đáng kể so với con số dự báo mà chính trường đại học này đưa ra vào năm 2010, vào khoảng 114 tỷ thùng.

Nếu trữ lượng này được kiểm chứng, Brazil sẽ trở thành một trong những nước sản xuất và xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới. Khu vực giàu tiềm năng dầu khí này nằm tại vùng biển phía Đông Nam Brazil với chiều dài 800km và chiều rộng 200km.

Mỏ dầu nằm dưới tầng muối dày của Brazil được phát hiện vào năm 2007. Tuy nhiên, do nằm sâu dưới biển và cách một lớp muối dày, việc khai thác sẽ trở nên phức tạp và chi phí sản xuất cao hơn so với bình thường. Tháng 9/2008, lần đầu tiên Brazil đã khai thác dầu ở khu vực nước sâu này.

Theo nghiên cứu của các nhà địa chất học Clevelan Jones và Hernane Chaves, thuộc UERJ, trữ lượng dầu khí nằm sâu dưới đáy Đại Tây Dương, dưới lớp muối của Trái đất, thậm chí còn có thể vượt 273 tỷ thùng, nhưng không thể khai thác tất cả khối lượng này.

UERJ sử dụng công nghệ của Na Uy để tiến hành nghiên cứu và công nghệ này đã được nhiều công ty dầu khí dùng như Tập đoàn đa quốc gia Statoil.


Mỹ cảnh báo đặc vụ Trung Quốc ép người tị nạn hồi hương

New York Times ngày 16-8 đưa tin Mỹ gởi cảnh báo đến chính quyền Bắc Kinh khi cho rằng các đặc vụ Trung Quốc hoạt động tại Mỹ đang gây áp lực buộc những người tị nạn trên đất Mỹ phải hồi hương, bao gồm một số người nghi ngờ tham nhũng.

ban tin cua to new york times ve vu viec - anh: new york times

Bản tin của tờ New York Times về vụ việc - Ảnh: New York Times

Dẫn nguồn tin từ các quan chức Mỹ, tờ New York Times cho biết chiến dịch Operation Fox Hunt là một phần nỗ lực toàn cầu của Trung Quốc để hồi hương những người tị nạn và thu hồi các nguồn tiền nghi ngờ gắn với hoạt động tội phạm.

Theo đó, Bộ Ngoại giao Mỹ trong những tuần gần đây đã đưa ra cảnh báo và yêu cầu chính quyền Bắc Kinh ngừng ngay hoạt động của các đặc vụ này.

Theo nguồn tin của New York Times, các đặc vụ trên làm việc bí mật cho Bộ Công an Trung Quốc có thể đã nhập cảnh vào Mỹ bằng thị thực du lịch hoặc doanh nhân và sử dụng "các chiến thuật mạnh tay khác nhau" để gây áp lực cho những người tị nạn Trung Quốc để buộc họ trở về nước.

Chiến thuật bao gồm việc đe dọa những người thân còn ở lại Trung Quốc của những người tị nạn trên đất Mỹ đang gia tăng trong những tháng gần đây.

Theo Bộ An ninh Cộng đồng Mỹ chiến dịch trên của Trung Quốc đã ép buộc được 930 người tị nạn Trung Quốc trên thế giới hồi hương trong năm ngoái.

Theo Reuters, những người mà chiến dịch nhắm đến thường là những người tị nạn nổi tiếng, một số bị truy nã vì tham nhũng hoặc là tội phạm chính trị của Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về bài báo của New York Times.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục