tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 18-07-2016

  • Cập nhật : 18/07/2016

2 vấn đề lớn NATO không muốn bàn với Nga

 Việc NATO triển khai quân ở dọc biên giới Nga và triển khai lá chắn tên lửa ở châu Âu là hai vấn đề NATO không muốn bàn với Nga mặc dù Nga đã chủ động “mở lời”.

Hãng tin Sputnik đưa tin, Nga muốn thảo luận với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hai vấn đề lớn, một là việc khối liên minh quân sự này tăng quân ở Đông Âu, hai là NATO triển khai lá chắn tên lửa ở châu Âu. Tuy nhiên, cả hai vấn đề này NATO đều từ chối thảo luận với Nga tại cuộc họp Hội đồng Nga-NATO (NRC) mới đây nhất, nhà phân tích quốc phòng Igor Korotchenko cho hay.

Hội nghị NRC diễn ra hôm 13-7, vài ngày sau khi NATO tổ chức hội nghị thượng đỉnh NATO ở Warsaw (Ba Lan). Tại đây, liên minh đã chính thức thông qua việc triển khai bốn nhóm lực lượng tác chiến đa quốc gia ở Estonia, Latvia, Lithuania và Ba Lan. Đây là vấn đề lớn đầu tiên mà Nga muốn bàn với NATO.

“Nga muốn biết nguyên nhân đằng sau quyết định triển khai các nhóm tác chiến này ở gần biên giới Nga của NATO. Không có một nhu cầu thực tiễn nào cho vấn đề này. Nhưng NATO đã từ chối thảo luận” – Igor Korotchenko , tổng biên tập của tạp chí Russian National Defense viết.

NATO tập trận
NATO tập trận ở Ba Lan hồi 7-6. Ảnh: AFP

Việc khối kiên quyết tăng cường hiện diện ở miền Đông bắt nguồn từ những gì nhà phân tích này cho rằng “đây là sự phản ứng cuồng loan” từ sự tưởng tượng ra mối đe dọa xuất phát từ Nga.

Hệ thống chiến đấu Aegis do Mỹ triển khai ở Romania nằm một phần trong tổ hợp hệ thống tên lửa ở châu Âu , cũng là chủ đề được đưa ra trên bàn nghị sự. NATO có kế hoạch lắp đặt một hệ thống tên lửa tượng tự ở Ba Lan trong hai năm nữa. Giới chức Mỹ và NATO đều nói rằng sáng kiến này nhằm bảo vệ châu Âu khỏi mối đe dọa tên lửa đạn đạo từ một quốc gia khác, cụ thể là Iran.

Tuy nhiên, Moscow lo ngại rằng hệ thống này trên thực tế là nhằm làm “teo tóp” khả năng hạt nhân của Nga, bởi Iran đã ký kết một thỏa thuận hạt nhân toàn diện với các quốc gia P5+1 nên sẽ không còn được xem là một mối đe dọa tiềm ẩn nữa.

Chuyên gia Korotchenko nhấn mạnh rằng lá chắn tên lửa của NATO ở châu Âu có tác động gây bất ổn cho quân đội và tình hình chính trị ở lục địa này. Bởi, theo ông, những hệ thống này có thể gây nguy hiểm cho lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga.

Chuyên gia phân tích trên cũng nói rằng Hệ thống chiến đấu Aegis đã xâm phạm Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) năm 1987 bởi chúng có thể được sử dụng để phóng các loại vũ khí tấn công, trong đó có cả tên lửa hành trình Tomahawk.

“Chúng tôi muốn thảo luận vấn đề này với NATO nhưng khối đã không hề đáp lại”, ông nói.

Ông Korotchenko cho hay NATO tỏ ra chần chừ trước quyết định xem xét đề xuất của Nga về vấn đề an toàn của các chuyến bay trên không phận biển Baltic. Moscow đã đề nghị bật bộ phát sóng tín hiệu nếu Nga và các quốc gia NATO đồng thời bay trên không phận khu vực này. Tổng thống Nga Putin cũng đã đề cập sáng kiến này trong suốt chuyến thăm tới Phần Lan gần đây.

“Liên minh đã nói rằng khối sẽ nghiên cứu đề xuất này của Nga. Có gì phải nghiên cứu? Điều này quá rõ ràng: khi bộ phát sóng tín hiệu bật lên, NATO có thể nhìn thấy máy bay Nga và Nga cũng vậy. Nhưng NATO không có thiện chí đối với đề xuất này” – ông nói.

Cuối cùng, ông Korotchenko kết luận đây là cách tiếp cận của NATO trước mọi vấn đề được đem ra trên bàn nghị sự của cuộc họp Hội đồng Nga-NATO.


Nổ súng ở Mỹ, ba cảnh sát thiệt mạng

6 cảnh sát bị bắn và ba người trong số này đã thiệt mạng sau một vụ nổ súng xảy ra hôm nay ở thành phố Baton Rouge, bang Louisiana, Mỹ.

canh sat cam mot con duong o baton rouge sau khi xuat hien thong tin xay ra no sung tai day. anh: reuters

Cảnh sát cấm một con đường ở Baton Rouge sau khi xuất hiện thông tin xảy ra nổ súng tại đây. Ảnh: Reuters

Ba cảnh sát thiệt mạng và ba người khác bị thương trong một vụ nổ súng tại thành phố Baton Rouge. Cơ quan chức năng cho rằng vụ việc do nhiều tay súng thực hiện, theo CNN.

Cảnh sát sáng nay nhận được cuộc gọi thông báo về "một người khả nghi đi dọc đại lộ Airline với một khẩu súng trường tấn công", CNN dẫn lời một nguồn tin am hiểu vấn đề cho biết. Khi cảnh sát đến, đối tượng này liền xả súng vào họ.

Các nạn nhân đều là những sĩ quan đến từ Sở Cảnh sát Baton Rouge và Văn phòng Cảnh sát trưởng Giáo xứ Đông Baton Rouge.

Vụ nổ súng xảy ra vào khoảng 9h (giờ địa phương). Một nghi phạm đã bị tiêu diệt. Cơ quan chức năng đang săn lùng ít nhất hai đối tượng mặc đồ đen và có thể là cả trang phục quân đội đang bỏ trốn, theo ông L.J. McKneely, cảnh sát Baton Rouge.

Theo lời kể của nhân chứng Marquis Gibson, anh này đang ở trung tâm mua sắm Hammond Aire Plaza thì nghe thấy tiếng súng nổ. "Các sĩ quan cảnh sát người ngã xuống, người thì tìm nơi ẩn nấp", Gibson nói.

Phóng viên AP có mặt tại hiện trường nhìn thấy xe cảnh sát với đèn báo hiệu nhấp nháy đỗ cách trụ sở cảnh sát trên đại lộ Airline gần một km. Các sĩ quan đã chặn và kiểm tra ít nhất hai phương tiện rời khỏi hiện trường. Động cơ của những kẻ tấn công chưa được làm rõ.

Nhiều cuộc biểu tình gần đây liên tục xảy ra ở Baton Rouge từ sau vụ việc một cảnh sát da trắng bắn chết người đàn ông da màu Alton Sterling, 37 tuổi, hôm 5/7. 4 người đã bị bắt giữ với cáo buộc âm mưu giết hại cảnh sát.


Putin: Đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ là không thể chấp nhận được

Tổng thống Nga hôm nay có cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ, miêu tả cuộc đảo chính nổ ra tối 15/7 ở nước này là không thể chấp nhận được.

vien canh sat tho nhi ky dung tren mot chiec xe boc thep o cau bosphorus,istanbul, sau khi cac binh si quan doi tham gia cuoc dao chinh dau hang. anh:reuters

Viên cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đứng trên một chiếc xe bọc thép ở cầu Bosphorus,Istanbul, sau khi các binh sĩ quân đội tham gia cuộc đảo chính đầu hàng. Ảnh:Reuters

Ông chủ Điện Kremlin nhấn mạnh "hành động bạo lực và vi hiến là tuyệt đối không thể chấp nhận đối với một quốc gia", đồng thời chúc Thổ Nhĩ Kỳ "nhanh chóng khôi phục bình ổn và trật tự hiến pháp", theo AFP.

Ông Putin, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, cũng gửi lời chia buồn tới gia đình, người thân những nạn nhân thiệt mạng sau vụ đảo chính.

Hai nhà lãnh đạo xác nhận kế hoạch tổ chức một cuộc gặp mặt cá nhân "trong tương lai gần nhất", thông báo từ Điện Kremlin cho hay.

Bộ trưởng Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ Bekir Bozdag cùng ngày cho biết khoảng 6.000 người bị bắt và con số sẽ tiếp tục tăng sau âm mưu đảo chính bất thành làm ít nhất 265 người chết trong các cuộc đụng độ ở nước này.

Cuộc đảo chính bắt đầu từ tối 15/7, khi một nhóm quân đội chiếm các cây cầu quan trọng ở Istanbul và tấn công toà nhà quốc hội tại thủ đô Ankara. Hàng nghìn người theo lời kêu gọi của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan xuống đường, phản đối những kẻ âm mưu đảo chính. Đến sáng 16/7, lính nổi dậy lục đục đầu hàng.

Một đêm với những vụ nổ, đấu súng và đụng độ làm 161 dân thường cùng cảnh sát thiệt mạng, hơn 1.440 người bị thương. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết 104 "kẻ âm mưu" bị tiêu diệt.

Ông Erdogan cáo buộc giáo sĩ đối lập Fethullah Gulen đang sống lưu vong ở Mỹ đứng sau âm mưu, nhưng ông Gulen bác bỏ mọi lời buộc tội liên quan đến vụ việc.


Thượng đỉnh Á - Âu không đề cập đến Biển Đông trong tuyên bố chung

Hội nghị thượng đỉnh lớn đầu tiên giữa lãnh đạo các nước châu Á và châu Âu sau phán quyết lịch sử của Toà Trọng tài về "đường lưỡi bò" hôm qua kết thúc mà không đề cập trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông. 

cac lanh dao a - au chup anh tai su kien. anh: reuters

Các lãnh đạo Á - Âu chụp ảnh tại sự kiện. Ảnh: Reuters

Theo SCMP, các lãnh đạo tái khẳng định cam kết thúc đẩy hợp tác và an ninh hàng hải, tự do đi lại trên biển và trên không, kiềm chế sử dụng vũ lực đe doạ trong tuyên bố bế mạc hội nghị thượng đỉnh Á - Âu (ASEM) kéo dài hai ngày ở thủ đô Ulan Bator, Mông Cổ. 

Theo Reuters, tuyên bố cũng cho biết tranh chấp cần được giải quyết thông qua luật quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. 

Đây là cuộc họp thượng đỉnh lớn đầu tiên giữa các lãnh đạo Á, Âu kể từ khi Toà Trọng tài ngày 12/7 thông báo phán quyết, tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò" ở Biển Đông. 

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk nói với các phóng viên rằng ông hy vọng phán quyết của toà sẽ tạo ra động lực tích cực để tìm ra giải pháp cho tranh chấp. "Tuy nhiên, vẫn không dễ để nhất trí với những đối tác Trung Quốc của chúng tôi trong các vấn đề này, những cuộc thảo luận của chúng tôi khó khăn, nhưng cũng hứa hẹn", ông nói. 


Đài Loan điều trái phép tàu tuần tra 1.000 tấn tới đảo Ba Bình

Đài Loan hôm qua điều thêm một tàu tuần tra tới đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhằm phản đối phán quyết từ Tòa Trọng tài về "đường lưỡi bò" .

tau tuan tra dai dong cg-133 cua dai loan. anh: chinatimes

Tàu tuần tra Đài Đông CG-133 của Đài Loan. Ảnh: ChinaTimes

Cục bảo vệ bờ biển Đài Loan sáng 16/7 điều thêm tàu tuần tra Đài Đông CG-133 tới đảo Ba Bình để tăng cường các hoạt động tuần tra, báo China Times của Đài Loan đưa tin. Báo này cho biết, hành động của Đài Loan nhằm thể hiện thái độ không chấp nhận phán quyết từ Tòa Trọng tài về "đường lưỡi bò". Tàu tuần tra loại 1.000 tấn xuất phát từ cảng Hoa Liên tới đồn trú trái phép tại đảo Ba Bình.

Tàu tuần tra CG-133 được chế tạo bằng vật liệu thép và hợp kim nhôm. Tàu có lượng giãn nước 1.000 tấn, dài 87,6m, rộng 12,8m. Nó có vận tốc tối đa 24 hải lý/giờ, có thể di chuyển trong hành trình liên tục 6.000 hải lý. Về vũ khí, tàu được lắp đặt 20 súng cối, một súng máy T75 và vòi rồng đạt tầm bắn xa tới trên 100 m.

Tòa Trọng tài ngày 12/7 thông báo phán quyết, tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò". Alex Huang, người phát ngôn văn phòng lãnh đạo Đài Loan, nói phán quyết từ PCA không ràng buộc pháp lý và sẽ không ảnh hưởng đến những lợi ích của hòn đảo. Theo Huang, tranh chấp ở Biển Đông nên được giải quyết thông qua đàm phán đa phương, đồng thời khẳng định Đài Loan sẽ điều thêm tàu tới đảo Ba Bình.

Đài Loan chiếm giữ trái phép Ba Bình, đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ba Bình nằm cách đảo Đài Loan khoảng 1.600 km, có diện tích gần 0,5 km2.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục