Campuchia muốn ngăn ASEAN ra tuyên bố chung về Biển Đông
63 người chết vì động đất 6,2 độ Richter ở Ý
Myanmar động đất mạnh, chấn động lan xa nhiều nước
Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ ồ ạt vượt qua biên giới Syria

Sau phán quyết PCA, Trung Quốc lần đầu phong tỏa một phần Biển Đông
Trung Quốc sẽ tổ chức một cuộc hoạt động quân sự mới trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày mai (19/7) và một phần Biển Đông lại bị phong tỏa.
Phạm vi hoạt động quân sự nêu trên là vùng biển nằm trong khu vực tạo thành bởi 4 điểm tọa độ nối với nhau là: 19-20 độ Bắc/110-33 độ Đông; 18-40 độ Bắc/110-25 độ Đông; 18-40 độ Bắc/111-04 độ Đông và 19-20 độ Bắc/111-04 độ Đông.
Cảnh báo chỉ rõ trong thời gian diễn ra hoạt động quân sự nêu trên, tất cả mọi phương tiện đều bị cấm đi vào vùng biển trên.
Điều đáng nói là hoạt động quân sự của Trung Quốc diễn ra ngay sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông và Nhà Trắng tuyên bố phán quyết của PCA cần được coi là cuối cùng và mang tính ràng buộc về pháp lý.
Một điểm nữa là trong thời gian này, Đô đốc Hải quân Mỹ John Richardson có chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên trên cương vị Cục trưởng Tác chiến hải quân và dự kiến sẽ đến Thanh Đảo lên thăm tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, khác với cuộc diễn tập trước thềm PCA ra phán quyết (từ 5-11/7) mà Trung Quốc nói rằng là hoạt động thường niên, bản chất hoạt động quân sự nêu trên không được công bố. Bộ Quốc phòng và hải quân Trung Quốc cũng chưa đưa ra bình luận nào liên quan.
Tuy nhiên, theo báo điện tử Đa chiều có trụ sở ở New York (Mỹ), Trung Quốc tổ chức hoạt động quân sự này là để thăm dò Mỹ. Sau khi PCA ra phán quyết, Phó Tổng thống Mỹ Biden tuyên bố Trung Quốc phải tuân thủ các quy tắc quốc tế giống như các quốc gia khác.(TTXVN)
Ông Obama kêu gọi kiềm chế sau vụ việc ở BatonRouge
Sau vụ việc 3 cảnh sát ở BatonRouge bị bắn chết, Tổng thống Obama kêu gọi mọi người hãy kiềm chế những lời lẽ có thể khiến nước Mỹ chia rẽ thêm.
Theo BBC, vụ ba cảnh sát bị bắn chết tại Baton Rouge, bang Louisiana tiếp tục khiến nước Mỹ rúng động trong bối cảnh xung đột sắc tộc đang có xu hướng gia tăng.
Kẻ xả súng Gavin Long, công dân Mỹ gốc châu Phi từng có 5 năm phục vụ trong lực lượng thủy quân lục chiến, đã bị tiêu diệt sau khi gây án.
Trước đó Gavin Long đã tung lên mạng các video chỉ trích việc cảnh sát đối xử rất tệ với những người Mỹ gốc Phi.
Bầu không khí căng thẳng ở Baton Rouge đã tăng nhiệt kể từ khi một người da đen là Alton Sterling bị cảnh sát bắn chết 2 tuần trước.
Vụ việc cảnh sát bắn chết người lần thứ 2 ở Minnesota đã làm dấy lên các cuộc biểu tình phản đối trên toàn nước Mỹ và kích động cuộc trả thù của một cựu chiến binh da đen khác ở Dallas khi người này bắn chết 5 cảnh sát.
Trong một video tung lên Youtube, Long cho biết không hề có liên kết với tổ chức nào bất kể chuyện gì sẽ xảy ra: "Tôi chỉ liên kết với tinh thần của công lý, không gì khác. Tôi có suy nghĩ của riêng mình và tôi tự quyết định mọi việc".
Trong bài phát biểu truyền hình trực tiếp từ Nhà Trắng, Tổng thống Obama kêu gọi người dân Mỹ hãy đoàn kết và kiềm chế những lời lẽ gây chia rẽ.
"Bất kể động cơ gây án là gì, cái chết của ba cảnh sát dũng cảm càng cho thấy mối nguy hiểm mà các cảnh sát trên toàn quốc phải đối mặt mỗi ngày. Là một quốc gia, chúng ta phải tuyên bố rõ ràng và dứt khoát rằng, không gì có thể biện minh cho loại bạo lực chống lại lực lượng hành pháp", ông Obama nói.
Trong bối cảnh đảng Cộng hòa chuẩn bị bắt đầu khai mạc đại hội Đảng tại Cleveland ngày 18-7 (giờ Mỹ), ông Obama nói thêm: "Ngay lúc này mọi người hãy tập trung vào những lời nói và hành động có thể giúp đoàn kết đất nước thay vì làm nó chia rẽ thêm. Chúng ta cần kiềm chế những lời nói và mở rộng trái tim mình".
Tương lai bất định đang chờ đợi Hy Lạp
Đã một năm trôi qua sau khi Hy Lạp chấp nhận các điều kiện để nhận được gói cứu trợ thứ ba. Tuy nhiên, nhiều người dân nước này vẫn thấy chưa thể an lòng với hiện tại cũng như tương lai.
Tháng Bảy năm ngoái, dù 62% số cử tri Hy Lạp phản đối thỏa thuận cứu trợ mới mà các chủ nợ là Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đề xuất, nhưng trước nguy cơ Hy Lạp phải ra khỏi Eurozone là quá lớn, Thủ tướng Alexis Tsipras đã phải lùi bước, ký thỏa thuận với các nhà tài trợ. Gói cứu trợ thứ ba trị giá 86 tỷ euro (93 tỷ USD) trong ba năm đi kèm những điều kiện như tăng thuế và cải cách lương hưu bị chỉ trích là quá khắc nghiệt.
EU đã chi gần 30 tỷ euro và các cuộc đàm phán về việc giảm nợ cho Hy Lạp, hiện ở mức tương đương 182% GDP, đã được khởi động. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker tháng trước phát biểu rằng Hy Lạp đã đạt được dấu mốc quan trọng.
Trong khi đó, Chủ tịch Cơ chế ổn định châu Âu Klaus Regling ít hài lòng hơn vì mất đến chín tháng thay vì là ba tháng như dự kiến mới hoàn thành lần đánh giá đầu tiên của chương trình cứu trợ. Những người chỉ trích cho rằng lòng tin đang bị ảnh hưởng lớn, đặc biệt là trong hệ thống ngân hàng.
Nghị sỹ Theodore Fortsakis đã chỉ trích Thủ tướng Tsipras khi ủng hộ việc tăng thuế hơn là cắt giảm ngân sách để đạt được các mục tiêu được đề ra trong chương trình cứu trợ là thặng dư ngân sách cơ bản (trước khi trả lãi suất) 0,5% GDP trong năm 2016, 1,75% GDP năm 2017 và 3,5% GDP năm 2018. IMF và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hy Lạp Yannis Stournaras cho là mục tiêu của năm 2018 là không thực tế.
Chính phủ Hy Lạp đã cam kết sẽ cắt giảm lương hưu và trợ cấp cho công chức nếu không đạt các mục tiêu và thực hiện việc tư nhân hóa tài sản. Nhà chính trị học Georges Sefertzis cho đó là những động thái nguy hiểm, người dân đã bắt đầu giận dữ đối với ông Tsipras.
Theo EC, kinh tế Hy Lạp năm nay dự kiến giảm 0,3%, kéo dài đà giảm liên tục kể từ năm 2009, trừ năm 2014. Nhưng năm 2017 sẽ là một năm tốt lành cho nền kinh tế và người dân Hy Lạp khi dự đoán tăng trưởng kinh tế sẽ đạt 2,7%.
Theo báo Pháp Le Monde, Hy Lạp sẽ phải mất nhiều năm mới có thể thoát khỏi hậu quả của cuộc khủng hoảng và cải thiện tỷ lệ thất nghiệp hiện đang ở mức 24,1% - tỷ lệ cao kỷ lục trong Eurozone. Hiện tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên dưới 25 tuổi lên đến 50,4%. GDP cũng như doanh thu của các công ty vừa và nhỏ cũng đều giảm 25% so với năm 2009.
Trong khi đó, đầu tư vào các công ty vừa và nhỏ giảm 65% so với năm 2007. Hiện nhiều công ty vẫn đang tiếp tục phá sản. Bên cạnh đó, các biện pháp thắt lưng buộc bụng mà Athens buộc phải áp dụng theo yêu cầu của chủ nợ quốc tế đã khiến dân chúng chán nản, suy sụp tinh thần.
Thổ Nhĩ Kỳ sa thải 8.000 cảnh sát
Ngày 18-7, lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục các cuộc vây bắt những người nghi có liên quan đến đảo chính, trong bối cảnh 8.000 cảnh sát trên cả nước bị sa thải.
Dẫn nguồn tin một quan chức an ninh Thổ Nhĩ Kỳ, hãng Reuters ngày 18-7 cho biết trong số 8.000 cảnh sát bị sa thải, có nhiều cảnh sát ở thủ đô Ankara và thành phố Istanbul. Họ bị nghi có liên quan tới âm mưu đảo chính.
Cùng ngày, các cuộc vây ráp nghi can âm mưu đảo chính tiếp tục diễn ra trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ. Một trong các cuộc vây ráp diễn ra tại học viện không quân nổi tiếng ở Istanbul để "tìm kiếm những kẻ tình nghi mới".
Theo thông tin từ nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ, từ sau đảo chính đến nay, họ đã bắt khoảng 6.000 người. Các vụ bắt giữ quy mô lớn này đã làm dấy lên lo ngại từ cộng đồng quốc tế rằng Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đang ra tay đàn áp sau đảo chính.
Lãnh đạo các nước, trong đó có Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Đức Angela Merkel, đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật khi xử lý những người có liên quan đến đảo chính.
Quan chức phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini ngày 18-7 cũng nói Thổ Nhĩ Kỳ cần tôn trọng các quy định của luật pháp sau khi dẹp được cuộc đảo chính quân sự vừa qua.(TT)
42 trực thăng Thổ Nhĩ Kỳ mất tích, lo đảo chính lần hai
Ít nhất 42 trực thăng quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ đã mất tích làm dấy lên lo ngại rằng một cuộc đảo chính khác có thể xảy ra sau khi quân đội đã lật đổ bất thành Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan hôm 16/7.
Campuchia muốn ngăn ASEAN ra tuyên bố chung về Biển Đông
63 người chết vì động đất 6,2 độ Richter ở Ý
Myanmar động đất mạnh, chấn động lan xa nhiều nước
Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ ồ ạt vượt qua biên giới Syria
Trung - Nga tập trận chung đổ bộ đảo ở Biển Đông một tuần
Bộ trưởng quốc phòng Iran chỉ trích Nga khoe khoang, thiếu nhã nhặn
Kim Jong-un ra lệnh tấn công khủng bố trả thù vụ đào tẩu
300 cảnh sát Philippines bị nghi dính líu tới ma túy
Nghi phạm rửa tiền Trung Quốc chi 31 triệu USD thoát án ở New Zealand
Triều Tiên 'rải thảm' mìn tại biên giới, ngăn lính đào tẩu
Trung Quốc cảnh báo tên lửa Ấn Độ đe dọa Vân Nam, Tây Tạng
Triều Tiên yêu cầu con cái các nhà ngoại giao trở về nước
Hải quân Mỹ tìm cách khắc chế mối họa lớn nhất với tàu sân bay
Học giả Pháp kêu gọi tiếp tục đàm phán sau phán quyết về Biển Đông
Mỹ cảnh báo sẵn sàng bắn hạ máy bay chính quyền Syria
Thổ Nhĩ Kỳ triệu Đại sứ tại Áo về nước sau căng thẳng ngoại giao
Mỹ kêu gọi các nước Baltic phớt lờ bình luận của Donald Trump
Chiến lược cổ đại có thể giúp Philippines đối phó Trung Quốc ở Biển Đông
Thổ Nhĩ Kỳ di dời các căn cứ quân sự khỏi trung tâm thành phố
Ngoại trưởng Nhật, Trung, Hàn gặp mặt lúc căng thẳng tăng cao
Philippines không tuyên chiến với Trung Quốc
Trung Quốc đe dọa, vạch giới hạn đỏ với Nhật Bản ở Biển Đông
Hàn Quốc cảnh báo về đội ám sát người Triều Tiên sau khi phó đại sứ đào tẩu
Lầu Năm Góc đánh giá Nga không đưa quân sang Ukraine
Triều Tiên đe dọa "tấn công hạt nhân phủ đầu" Hàn Quốc, Mỹ
Campuchia điều hơn 1.500 cảnh sát chống gian lận thi cử
MQ-9 Reaper: 'Át chủ bài' do thám của Mỹ trên biển Đông
Triều Tiên bị nghi sản xuất nguyên liệu làm lõi bom hạt nhân
"Philippines sẽ ở lại Liên Hợp Quốc dù bất mãn"
10 ngày đối đầu căng thẳng giữa Nga và Ukraine
Chính phủ Philippines và phiến quân đối lập tuyên bố ngừng bắn
Phương Tây bị bất ngờ trước chính sách Trung Đông của Nga
Những thử thách tại đấu trường Rio có vẻ hơi tầm thường so với những gì đoàn vận động viên Ấn Độ đã phải đối mặt "đằng sau cánh gà".
Giới trẻ Hàn Quốc ngày càng không mặn mà với hôn nhân và có con. Trong năm nay, số lượng đám cưới thấp kỷ lục. Thị trường nhà đất ngày càng đắt đỏ, nhiều thanh niên Hàn Quốc không có khả năng để xây dựng một tổ ấm mới cho bản thân.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự