tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 18-07-2016

  • Cập nhật : 18/07/2016

Sau phán quyết PCA, Đô đốc Hải quân Mỹ tới Trung Quốc làm gì?

Đây cũng là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của ông John Richardson trên cương vị Cục trưởng Tác chiến hải quân và trong thời gian ở Trung Quốc, vị Đô đốc này sẽ lên tàu sân bay Liêu Ninh.

do doc hai quan my john richardson. anh: us navy

Đô đốc Hải quân Mỹ John Richardson. Ảnh: US Navy

Trang web của hải quân Mỹ cho hay Đô đốc Hải quân John Richardson bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên trên cương vị Cục trưởng Tác chiến hải quân từ ngày 17/7. Trong chuyến thăm Trung Quốc 3 ngày, ông Richardson sẽ có cuộc gặp trực tiếp đầu tiên với Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, Thượng tướng Ngô Thắng Lợi. Trước đây, hai người chỉ có 3 cuộc thảo luận gián tiếp qua điện thoại và video call.

Theo ông Richardson, đây là khoảng thời gian quan trọng đối với hải quân Mỹ-Trung nói riêng và các lực lượng hải quân trong khu vực nói chung. “Khi chúng ta cần học hỏi lẫn nhau, sẽ không có gì tốt hơn những cuộc gặp trực tiếp”, ông Richardson nhấn mạnh.

 

Dự kiến, trong cuộc gặp, hai bên sẽ đề cập tới cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) đang được tiến hành, nhưng cơ hội hợp tác tương lai giữa hải quân hai nước và đương nhiên, không thể thiếu chủ đề Biển Đông.

 

Trước đó, vào ngày 12/7, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đã ra phán quyết về vấn đề Biển Đông. Cùng ngày, Nhà Trắng tuyên bố phán quyết của PCA rằng Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử đối với các vùng biển ở Biển Đông cần được coi là cuối cùng và mang tính ràng buộc về pháp lý.

Đặc biệt, trong chuyến thăm Trung Quốc ngoài việc tới trụ sở Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) ở Bắc Kinh gặp các quan chức cao cấp quân đội Trung Quốc, ông Richardson còn tới Thanh Đảo, nơi đặt tổng hành dinh của Hạm đội Biển Bắc, thăm Học viện Tàu ngầm Hải quân và lên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.

 

Nếu chương trình dự kiến diễn ra đúng kế hoạch, ông Richardson trở thành quan chức cao cấp thứ hai trong quân đội Mỹ, sau ông Chuck Hagel đặt chân lên tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Năm 2014, ông Hagel là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.(TTXVN)


Malaysia quyết điều tra tới cùng vụ MH17

Bộ trưởng Giao thông Malaysia Liow Tiong Lai ngày 16-7 nói rằng cách thành viên trong đội điều tra cam kết và quyết tâm tìm công lý cho những nạn nhân của vụ MH17.

“Cuộc điều tra hình sự vụ máy bay MH17 bị bắn rơi vẫn đang tiến hành. Chúng tôi hy vọng nhận được báo cáo kết luận sơ bộ về điều tra pháp lý liên quan đến vụ việc, bao gồm cả loại vũ khí được sử dụng bắn rơi MH17 và các chi tiết khác. Tất cả sẽ có vào nửa cuối năm nay” – Ông Liow Tiong Lai cho biết tại buổi tưởng niệm 2 năm ngày xảy ra bi kịch.

hien truong vu roi mh17. anh: reuters

Hiện trường vụ rơi MH17. Ảnh: Reuters

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Giao thông Malaysia còn thêm rằng các thành viên đội điều tra gồm đại diện đến từ Malaysia, Hà Lan, Úc, Bỉ và Ukraine cam kết và quyết tâm theo đuổi vụ này đến cùng. Họ mong tìm ra sự thật, mang lại công lý cho nạn nhân và buộc kẻ gây ra vụ việc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

MH17 đã bị bắt hạ vào tháng 7-2014, ở miền Đông Ukraine bởi một tên lửa Buk do Nga chế tạo. Vụ việc khiến 298 người trên máy bay thiệt mạng. Đến nay, thế giới vẫn chưa xác định chính xác bên nào đã bắn hạ máy bay này.


Pháp kêu gọi thanh niên tham gia lực lượng dự bị

Ngày 16/7, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve đã kêu gọi các công dân trẻ tuổi ở nước này tham gia lực lượng dự bị và giúp tăng cường lực lượng an ninh quốc gia, sau vụ tấn công đẫm máu tại thành phố Nice miền Nam nước Pháp.

canh sat phap gac truoc mot van phong o nice. anh: afp/ttxvn

Cảnh sát Pháp gác trước một văn phòng ở Nice. Ảnh: AFP/TTXVN

"Lực lượng dự bị chiến dịch" của Pháp gồm các công dân Pháp có hoặc không có kinh nghiệm quân sự, hoặc những người từng là quân nhân, sẽ sẵn sàng được huy động. 

Những người tham gia vào lực lượng này quy định chỉ ở độ tuổi từ 17 đến 30, có sức khỏe và đạo đức, và sẽ trải qua huấn luyện quân sự. Lực lượng này sẽ chỉ được huy động vào mùa Hè, khi lực lượng dự bị chính quy trong kỳ nghỉ.

Trước đó, Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 15/7 tuyên bố sẽ kêu gọi thành lập lực lượng dự bị mới nhằm tăng cường cho lực lượng cảnh sát và hiến binh của nước này.

Hiện nay, lực lượng dự bị chiến dịch của Pháp có 12.000 người tình nguyện, trong đó 9.000 người thuộc cảnh sát bán quân sự và số còn lại thuộc lực lượng cảnh sát chính quy.

Bộ trưởng Nội vụ Pháp đưa ra kêu gọi trên sau khi chính phủ bị chỉ trích không có thêm các hành động để ngăn chặn các vụ tấn công, sau khi xảy ra vụ tấn công tại Nice.

Tối 14/7 theo giờ địa phương (sáng 15/7 giờ Hà Nội), một chiếc xe tải đã lao vào đám đông đang rời đi sau khi xem pháo hoa chào mừng ngày Quốc khánh trên đại lộ "La Promenade des Anglais” chạy men theo bờ biển ở thành phố Nice, khiến ít nhất 84 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng đã nhận đứng sau vụ tấn công này.

Thủ phạm lái chiếc xe tải tấn công đựoc xác định là Mohamed Lahouaiej-Bouhlel, người Tunisia gốc Pháp. Bộ trưởng Cazeneuve cho biết các cơ quan tình báo Pháp “chưa từng biết đến đối tượng này", đồng thời nhận định đối tượng dường như “đã bị cực đoan hóa rất nhanh”.

Theo Bộ trưởng Cazeneuve, tấn công bằng xe tải là “một kiểu tấn công mới”, cho thấy cuộc chiến chống khủng bố “vô cùng khó khăn”


Tổng thống Erdogan bị tố dàn dựng đảo chính

Giáo sĩ lưu vong Fethullah Gulen, người bị Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tố đứng sau âm mưu đảo chính thất bại vừa qua, lên tiếng cáo buộc chính nhà lãnh đạo này dàn dựng màn kịch đảo chính.

“Nhiều khả năng đây là cuộc đảo chính có tổ chức do Đảng Công lý và Phát triển (AKP) của ông Erdogan thực hiện để nhằm đổ tội cho những người theo phong trào Gulen và quân đội” – ông Fathullah Gulen nói với các phương tiện truyền thông ngày 16-7.

Trước đó, Erdogan cũng đã lên tiếng buộc tội giáo sĩ Gulen cũng như phong trào Hizmet nổi tiếng, tìm cách giành chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ từ tay ông. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hôm 16-7 cũng lên tiếng kêu gọi Mỹ dẫn độ Gulen về Ankara.

Giáo sĩ lưu vong Fethullah Gulen. Ảnh: Reuters
Giáo sĩ lưu vong Fethullah Gulen. Ảnh: Reuters

Giáo sĩ Gulen có thẻ xanh của Mỹ nhưng không phải công dân Mỹ nói thêm rằng ông không quan tâm đến viễn cảnh bị trục xuất. Hiện ông sống lưu vong tại bang Pennsylvania. “Tôi không tin rằng thế giới sẽ xem những cáo buộc của Tổng thống Erdogan chống lại tôi là nghiêm túc” – Giáo sĩ Gulen chia sẻ trước khi lên án việc sử dụng bạo lực lật đổ ông Erdogan.

Hiện tại có ít nhất 265 người bị giết trong nỗ lực giành chính quyền nhưng thất bại của một nhóm quân nhân vào tối 15-7. Bên cạnh số người thiệt mạng, khoảng 2.800 quân nhân bị bắt và 2.700 thẩm phán bị cắt chức.

Trước khi ông Fethullah Gulen lên tiếng cáo buộc Erdogan dựng màn kịch đảo chính, nhiều nhà quan sát suy đoán thuyết âm mưu đã nghi ngờ điều này. Họ cũng cho rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ dựng màn kịch để có cơ hộithanh lọc quân đội và tăng cường kiểm soát đất nước. Một số khác lo lắng ông Erdogan sẽ dùng vụ đảo chính để đàn áp mạnh tay hơn những ai dám chống đối.

Tổng thống Erdogan. Ảnh: Reuters
Tổng thống Erdogan. Ảnh: Reuters

Đồng thời, ông Fethullah Gulen cũng so sánh hành động của Erdogan không khác gì trùm phát xít Đức Adolf Hitler từng làm trong quá khứ để trấn áp các chính đảng, người chống đối ở Đức trước đây, từ đó biến đất nước thành một "nhà nước cảnh sát". Những năm đầu khi Erdogan đắt cử Tổng thống năm 2003, ông dựa vào sự hỗ trợ của Hizmet, chiếm khoảng 10% dân số Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng Erdogan và Gulen từ đồng minh trở thành đối đầu cho đến nay.

Cuộc đảo chính thất bại tối 15-7 dẫn đến tranh cãi ngoại giao giữa Ankara và Washington dù Nhà Trắng đã lên tiếng ủng hộ Erdogan. Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Mỹ che chắn cho Gulen khỏi bị truy tố và thậm chí còn bóng gió rằng đây là hành động “thù địch” nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ.

“Tôi kêu gọi Mỹ và Tổng thống nước này hãy nhanh chóng trao Gulen đang sống lưu vong tại Pennsylvania cho chúng tôi" - ông Erdogan lên tiềng, cũng như nói thêm rằng nhiều thứ sẽ thay đổi khi Mỹ bắt và trao trả Gulen cho Thổ Nhĩ Kỳ.


Nhiều người Lào mắc bệnh lạ chưa tìm ra nguyên nhân

Tờ “Vientiane Times” của Lào đưa tin các quan chức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế Lào đang trên đường tới tỉnh Xieng Khouang, Bắc Lào để xác định nguyên nhân một căn bệnh lạ đã có hàng trăm người dân tại tỉnh này mắc bệnh.

Báo trên dẫn lời một quan chức y tế tỉnh Xieng Khouang cho biết có khoảng 300 người mắc bệnh song chưa có ai tử vong vì căn bệnh này. 

Các bệnh nhân đầu tiên có triệu chứng mắc bệnh bắt đầu xuất hiện vào tháng 4 và hầu hết đều ở huyện Paek. Triệu chứng điển hình của bệnh là sốt, nôn mửa, mắt vàng và suy nhược.
Xieng Khouang là một tỉnh nằm ở Bắc Lào có đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Nghệ An của Việt Nam.
Quan chức trên cũng cho biết bệnh viện tỉnh Xieng Khouang với thiết kế 100 giường bệnh đang trong tình trạng quá tải trầm trọng. 

Nhiều bệnh nhân phải nằm ở hàng lang và bên ngoài bệnh viện, trong khi một số người đã được chuyển về thủ đô Vientiane.

Theo báo “Vientiane Times”, các bác sĩ tại Bệnh viện tỉnh Xieng Khouang không chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh. Sở Y tế tỉnh Xieng Khouang đã yêu cầu Bộ Y tế Lào giúp xác định nguyên nhân.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục