tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 20-07-2016

  • Cập nhật : 20/07/2016

Ấn Độ sẵn sàng hỗ trợ các nước châu Á bảo vệ an ninh biển

Mạng tin quốc phòng Ấn Độ ngày 17/7 đưa tin sĩ quan chỉ huy Hạm đội miền Đông nước này, Thiếu tướng SV Bhokare đã tuyên bố Ấn Độ sẵn sàng hỗ trợ các nước châu Á khác nếu an ninh biển của những nước này bị đe dọa.

hai tau chien an do. anh: afp/ttxvn

Hai tàu chiến Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN

Thiếu tướng Bhokare nói rõ Ấn Độ muốn hòa bình và “chúng tôi muốn giúp các nước khác nếu họ gặp phải vấn đề. Nhưng nếu có bất kỳ nước nào muốn chúng tôi giúp đỡ về an ninh trên biển và cứu trợ nhân đạo, chúng tôi sẽ tới”.

Về những căng thẳng gia tăng ở Biển Đông do hoạt động quân sự hóa các đảo nhân tạo của Trung Quốc và tuyên bố chủ quyền vô lý của Bắc Kinh đối với khu vực này, Thiếu tướng Bhokare cho rằng Ấn Độ đã sẵn sàng. 

Ông Bhokare tuyên bố: “Khi tàu của chúng tôi ra khơi, điều đó có nghĩa là chúng tôi sẵn sàng tấn công bất kỳ ai tấn công chúng tôi”.

Ông Bhokare còn cho biết thêm rằng Ấn Độ có hợp tác quân sự và tập trận với nhiều nước trên khắp thế giới.(TTXVN)

Tướng Trung Quốc dọa biến tàu sân bay Mỹ thành 'bia sống' ở Biển Đông

Tướng Bành Quang Khiêm tuyên bố cho dù Mỹ đưa toàn bộ tàu sân bay đến Biển Đông thì Trung Quốc cũng đủ sức biến thành "bia sống". 

tau san bay uss jonh c. stennis cua hai quan my. anh: us navy.

Tàu sân bay USS Jonh C. Stennis của hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy.

Đe dọa của thiếu tướng Bành Quang Khiêm, Phó chủ tịch Ủy ban chính sách an ninh Trung Quốc được đưa ra tại Diễn đàn hòa bình thế giới lần thứ 5 do Trung Quốc tổ chức tại Hong Kong. Theo Ifeng, ông Bành nói Mỹ có 10 tàu sân bay, nhưng cho dù có đưa 11 tàu sân bay đến Biển Đông thì cũng "không chiếc nào trở về được". 

"Cụm tàu sân bay chiến đấu của Mỹ đến Biển Đông sẽ trở thành những chiếc 'bia sống', hải quân Trung Quốc có đủ năng lực làm việc này", tướng Bành tuyên bố.

Phân tích tương quan lực lượng hai bên, tướng Bành cho rằng tàu Mỹ phải vượt chặng đường xa xôi từ căn cứ Guam tại Thái Bình Dương, nên khả năng tác chiến ở Biển Đông sẽ bị hạn chế. Còn Trung Quốc "đánh trận" ở Biển Đông không khác gì "đánh trận trước cửa nhà".

Khi được hỏi kỹ hơn, ông Bành nói điều này hoàn toàn chỉ mang tính "suy đoán", còn thực tế Mỹ - Trung sẽ không thể có chiến tranh ở Biển Đông. 

Tại diễn đàn, tướng "diều hâu" La Viện, nổi tiếng với nhiều phát ngôn hiếu chiến về các vấn đề tại Biển Đông và biển Hoa Đông, cho rằng cả Đại lục và Đài Loan nên cùng hướng tới mục tiêu chung là "tổ quyền" (quyền do tổ tiên truyền lại), khái niệm cao hơn "chủ quyền" (quyền lãnh thổ, lãnh hải) tại Biển Đông. 

Diễn đàn hòa bình thế giới do Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc tổ chức với sự phối hợp của Hiệp hội Học thuật Ngoại giao nhân dân Trung Quốc. Diễn đàn thành lập năm 2012, là diễn đàn an ninh quốc tế phi chính thức cấp cao đầu tiên của Trung Quốc.

Diễn đàn năm nay diễn ra trong bối cảnh Tòa Trọng tài hôm 12/7 ra phán quyết bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc. Phán quyết nêu rõ yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc đòi gần hết diện tích Biển Đông là đi ngược lại Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS). Trung Quốc tuyên bố không chấp nhận phán quyết. 

Việt Nam hoan nghênh Tòa Trọng tài ra phán quyết bác bỏ "đường lưỡi bò" và khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Cố vấn Trung Quốc cảnh báo Úc ‘thiếu sáng suốt’ nếu nối gót Mỹ

Một nhà cố vấn cho chính quyền Trung Quốc nói: Úc thực hiện tự do hàng hải một cách khiêu khích trên Biển Đông là thiếu sáng suốt.

Theo trang tin News.com.au (Úc), Ruan Zongze - thành viên của ủy ban cố vấn chính phủ Trung Quốc - lớn tiếng cho rằng hoạt động tự do hàng hải mà Mỹ đang theo đuổi ở Biển Đông đã vượt quá phạm vi cho phép của luật pháp quốc tế. Ruan Zongze đồng thời cảnh báo Úc không nên nối gót Mỹ.

Ông Ruan nói rằng ông không thể xét đoán được phản ứng của Trung Quốc nếu Úc tiến hành các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông.

“Thật là thiếu sáng suốt, là sai trái và tổn hại cho Úc nếu nước này cũng thực hiện những hoạt động nguy hiểm đó. Như vậy, họ đang thách thức chủ quyền của Trung Quốc”- hãng tin Sky News dẫn lời ông Ruan.

tau nao vet trung quoc xuat hien trai phep tai da vanh khan thuoc quan dao truong sa. anh: afp

Tàu nạo vét Trung Quốc xuất hiện trái phép tại Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa. Ảnh: AFP

Ông Zongze nói rằng Trung Quốc nhìn nhận Úc là một đồng minh thân cận của Mỹ. “Tuy nhiên, Mỹ không phải lúc nào cũng đúng” - ông này nói.

Ông Ruan còn cảnh báo rằng, sẽ nguy hiểm cho Mỹ và có lẽ cả cho đồng minh của Mỹ khi thực hiện "hành vi khiêu khích" gọi là tự do hàng hải.

Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông và ngang nhiên bồi lấp trái phép các đảo nhân tạo. Bắc Kinh cho xây dựng trái phép đường băng, trạm radar, hệ thống phòng thủ và đưa quân đến những thực thể đó. Những hành động ngang ngược này khiến các nước trong khu vực và quốc tế lo ngại.

Đến nay, hải quân Mỹ đã tiến hành ba cuộc tự do hàng hải, điều tàu chiến áp sát khu vực 12 hải lý ở các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi lấp trái phép ở Biển Đông nhằm thách thức các tuyên bố chủ quyền trên.

Mới đây, hôm 12-7, Tòa trọng tài đã bác bỏ yêu sách chủ quyền “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đơn phương lập ra ở Biển Đông.

Ấn Độ điều 100 xe tăng tới gần biên giới Trung Quốc

Quân đội Ấn Độ đã được điều động 100 xe tăng tới khu vực miền đông gần biên giới Trung Quốc để sẵn sàng đối phó với những nguy cơ xâm nhập từ Bắc Kinh.

an do dieu dong gan 100 xe tang toi khu vuc bien gioi giap trung quoc . anh:ndtv

Ấn Độ điều động gần 100 xe tăng tới khu vực biên giới giáp Trung Quốc . Ảnh:NDTV

NDTV hôm nay dẫn nguồn tin quân sự cho biết quân đội Ấn Độ đã triển khai một trung đoàn bao gồm gần 100 xe tăng đến vùng thung lũng phía đông tỉnh Ladakh, sát biên giới Trung Quốc, từ 6-8 tháng trước.

Tuy không tiết lộ cụ thể vị trí của căn trung đoàn này, nguồn tin khẳng định các xe tăng cứ chỉ nằm cách biên giới Trung Quốc vài km và số lượng xe sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.

Đây không phải là lần đầu tiên xe tăng Ấn Độ xuất hiện tại khu vực này. New Dehli đã từng triển khai xe tăng đến đây trong cuộc chiến Ấn- Trung năm 1962. Tuy nhiên, lực lượng này đã phải rút lui sau khi thua trận trước Bắc Kinh.

"Những thung lũng rộng lớn bao bọc bởi các dãy núi là địa hình thuận lợi cho các xe thiết giáp di chuyển. Ngoài ra, phía bên kia biên giới, các hoạt động quân sự cũng đã gia tăng", một sĩ quan cao cấp của Ấn Độ khẳng định với NDTV.

Tuy nhiên, Đại tá Vijay Dalal, sĩ quan chỉ huy trung đoàn, cho biết hoạt động của xe tăng bị tác động rất nhiều bởi điều kiện không khí loãng và nhiệt độ xuống đến âm 45 độ C khi về đêm.

Theo NDTV, Trung Quốc gần đây liên tiếp có các động thái đe dọa xâm nhập nhiều trạm biên phòng Ấn Độ dọc biên giới hai nước. Trung Quốc cũng tăng cường đầu tư phát triển các tuyến đường và sân bay gần biên giới, khiến Ấn Độ lo ngại. Việc điều động xe tăng tới biên giới là động thái khẳng định chủ quyền của Ấn Độ.

Trùm khủng bố Indonesia bị tiêu diệt

Giới chức Indonesia tự tin rằng họ đã tiêu diệt trùm khủng bố Santoso trong một cuộc đụng độ với lực lượng an ninh mới đây. 

Theo trang tin News.com.au, trùm khủng bố Santoso, tên thật là Abu Wardah, được cho là đã bị tiêu diệt trong một cuộc đấu súng với cảnh sát tại một khu rừng ở Poso, miền trung Sulawesi nước này vào cuối ngày 18-7. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa chắc chắn cho tới khi có kết quả xét nghiệm DNA trên thi thể người này.

“Chúng tôi sẽ nhanh chóng kiểm tra để khẳng định một trong số những người bị lực lượng đặc nhiệm tiêu diệt hôm 18-7 tại Mujahidin có phải là trùm khủng bố Santoso hay không” - Tito Karnavian, Tư lệnh cảnh sát quốc gia Indonesia, cho biết.

Theo Straits Times, điểm giống nhau nhất trên cơ thể của người bị tiêu diệt với trùm Santoso là nốt ruồi ở trán.

trum khung bo indonesia santoso (phai) voi not ruoi dac trung tren tran. nguon: news.com.au

Trùm khủng bố Indonesia Santoso (phải) với nốt ruồi đặc trưng trên trán. Nguồn: news.com.au

Cảnh sát trưởng Tito cho biết nhóm pháp y của lực lượng cảnh sát quốc gia đã được cử đến Palu, tỉnh Trung Sulawesi để giám định DNA.

“Tôi giờ chưa thể khẳng định thi thể này là của Santoso, quá trình nhận dạng đang được tiến hành. Nhưng chúng tôi khẳng định 90% đó là thi thể của anh ta” - ông Tito nói.

Straits Times cho hay một dấu hiệu nhận biết thi thể trên là trùm Santoso nữa là một khẩu súng trường tấn công M-16 được phát hiện tại hiện trường vụ đấu súng. Vũ khí Santoso thường dùng là khẩu M-16.

Ông Tito nói rằng cái chết của Santoso có thể làm những người ủng hộ IS ở Indonesia “nhụt khí” bởi người này được xem là biểu tượng của nhóm khủng bố.

Trước đó, vào ngày 18-7, đội đặc nhiệm chống khủng bố Task Force của Indonesia đã có cuộc đấu súng với những kẻ khủng bố tại làng Tambarana thuộc tỉnh Trung Sulawesi, Indonesia và đã tiêu diệt hai tay súng, trong đó một người mà giới chức Indonesia tin rằng đó là trùm khủng bố Santoso.

Trùm khủng bố Santoso cầm đầu một nhóm được biết đến với tên gọi Mujahidin hay MIT ở Đông Indonesia. Nhóm đã thực hiện hàng loạt các cuộc tấn công chết người kể từ năm 2012 ở nước này. Người này vào năm 2014  từng tuyên bố trung thành với IS và tự phong là “chỉ huy của đội quân IS ở Indonesia”.  

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục