Utrecht, một trong những thành phố đông dân nhất của Hà Lan, đang chuẩn bị áp dụng chính sách trả “lương cơ bản” 800 euro mỗi tháng để giảm tải hệ thống an sinh xã hội và khuyến khích người dân... đi làm.

Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi doanh nhân trung thành với đảng
Philippines thuê năm máy bay Nhật tuần tra biển Đông
Reuters đưa tin động thái này xảy ra do Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự ở biển Đông. Tổng thống Aquino nhấn mạnh cần phải xây dựng lực lượng không quân, tăng cường số máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng để chuyển quân, tiếp vận và bảo vệ biên giới biển.
Ông thông báo trong năm nay Mỹ sẽ đưa hai máy bay vận tải C130 đến Philippines. Ông cho biết Hàn Quốc cũng đã cung cấp cho Philippines hai máy bay tiêm kích và đến năm 2017 con số này sẽ tăng lên 10 máy bay. Ngoài ra chính phủ đã chuẩn bị ký kết hợp đồng mua sáu máy bay hỗ trợ mặt đất, hai máy bay tuần tra tầm xa và bố trí ba radar giám sát trên không.
Kế hoạch của quân đội Philippines là thành lập một phi đội máy bay tiêm kích đa chức năng, các tổ hợp tên lửa không đối đất, máy bay cảnh báo sớm và máy bay không người lái.
Người phát ngôn quân đội Philippines cho biết thỏa thuận về vấn đề thuê năm máy bay huấn luyện của Nhật đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng nên chưa rõ chi phí và thời gian thuê. Tuần trước, Nhật đã ký với Philippines thỏa thuận chuyển giao thiết bị quân sự và công nghệ. Đây là văn bản Nhật cần có để xuất khẩu vũ khí và bảo đảm vũ khí không phải chuyển giao cho bên thứ ba.
Saudi Arabia tìm vay 6-8 tỉ USD hỗ trợ ngân sách
Đây sẽ là khoản vay nước ngoài đáng kể đầu tiên trong thập kỷ qua với “đại gia” Trung Đông trong bối cảnh giá dầu vẫn tiếp tục đà giảm.
Theo Reuters, Riyadh đã yêu cầu các tập đoàn tài chính gửi tới họ những đề xuất cho vay với tổng số tiền từ 6-8 tỉ USD hoặc nhiều hơn trong thời hạn 5 năm để bù đắp lượng thâm hụt ngân sách kỷ lục vì giá dầu giảm.
Các nguồn tin của Reuters từ chối nêu tên vì vấn đề này chưa được công khai. Các cuộc gọi tới Bộ tài chính Saudi Arabia và ngân hàng trung ương trong ngày 9-3 vẫn chưa có phản hồi về thông tin này.
Tuy nhiên tuần trước Reuters đưa tin Saudi Arabia đã yêu cầu các ngân hàng thảo luận về ý tưởng vay nợ nước ngoài. Tuy nhiên chi tiết về số tiền vay và thời hạn vay không được nêu cụ thể.
Thâm hụt ngân sách của Saudi Arabia đã đạt gần 100 tỉ USD trong năm ngoái. Chính phủ nước này đang cố gắng khắc phục tình trạng bằng cách giảm bớt dự trữ ngoại hối và phát hành trái phiếu trong nước.
Tuy nhiên lượng dự trữ ngoại hối cũng chỉ còn vài năm nữa trong khi việc phát hành trái phiếu lại đang gây căng thẳng cho tính thanh khoản trong hệ thống ngân hàng.
Hãng tư vấn Verus Partners có trụ sở tại London, Anh đang tư vấn cho chính phủ Saudi Arabia về khoản nợ. Hãng đã gửi yêu cầu về đề xuất cho vay tới một nhóm ngân hàng nhỏ đại diện cho Bộ tài chính Saudi Arabia.
Hãng Verus Partners cũng nói các ngân hàng tham gia trong chương trình này sẽ có cơ hội được lựa chọn để tổ chức đợt phát hành trái phiếu quốc tế mà chính phủ Saudi Arabia có thể tiến hành trong năm nay.
Triều Tiên hủy bỏ mọi thỏa thuận hợp tác kinh tế liên Triều
“Chúng tôi sẽ thanh lý hoàn toàn tất cả tài sản của các công ty Hàn Quốc và tổ chức có liên quan bị bỏ lại. Từ nay về sau, chúng tôi sẽ hủy bỏ tất cả thỏa thuận đã được hai bên Triều Tiên và Hàn Quốc thông qua nằm trong các chương trình hợp tác và giao lưu kinh tế”, hãng thông tấn quốc gia Triều TiênKCNA dẫn thông báo từ Ủy ban Tái thống nhất Hòa bình Triều Tiên cho biết.
Các hoạt động hợp tác giữa Triều Tiên và Hàn Quốc gồm có khu du lịch núi Kumgang và khu công nghiệp chung Kaesong. Tài sản của Hàn Quốc chủ yếu nằm trong Kaesong.
Nhân viên an ninh điều phối phương tiện chở công nhân Hàn Quốc trên đường dẫn vào khu công nghiệp chung Kaesong ở thành phố Paju, Hàn Quốc, ngày 11-2. (Ảnh: Reuters)
Theo Korea Herald, động thái trên của Triều Tiên là nhằm đáp trả việc Hàn Quốc đơn phương trừng phạt Bình Nhưỡng do nước này tiến hành vụ thử hạt nhân hôm 6-1 và phóng tên lửa hôm 7-2.
Hàn Quốc tháng trước dừng hoạt động của các nhà máy tại khu công nghiệp Kaesong và khu du lịch Kumgang để trừng phạt Triều Tiên vì phóng tên lửa tầm xa ngày 7-2 và thử hạt nhân hồi tháng 1. Bình Nhưỡng sau đó trục xuất công dân Hàn Quốc khỏi Kaesong để đáp trả.
Hàn Quốc có 120 công ty hoạt động tại Kaesong, hầu hết là công ty vừa và nhỏ. Các công ty này đem lại việc làm cho gần 53.000 công nhân Triều Tiên, theo Korea Herald.
Triều Tiên từng đóng băng và thanh lý tài sản của Hàn Quốc tại núi Kumgang năm 2008 sau khi Seoul tạm dừng các chuyến du lịch đến đây, liên quan đến vụ một du khách Hàn Quốc bị bắn chết.
Ứng viên tổng thống Myanmar là bạn thân bà Aung San Suu Kyi
Ông Htin Kyaw không những là bạn thân mà còn từng là tài xế riêng của bà Aung San Suu Kyi - Ảnh: Reuters
Utrecht, một trong những thành phố đông dân nhất của Hà Lan, đang chuẩn bị áp dụng chính sách trả “lương cơ bản” 800 euro mỗi tháng để giảm tải hệ thống an sinh xã hội và khuyến khích người dân... đi làm.
Nguy cơ khủng bố hàng loạt tại châu Âu
Nghị sĩ Đức khó chịu trước kế hoạch hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ của NATO
Kỷ lục: 12.000 người tranh cử vào Quốc hội Iran
Thái Lan khuyến cáo người dân không đến Myanmar
Ứng viên lãnh đạo Đài Loan tuyên bố 'không ràng buộc với Trung Quốc'
Vụ "ngã ngựa" của Chủ tịch China Telecom Thường Tiểu Binh được đánh giá là có những tình tiết đi ngược lại nhận định chung của truyền thông và dư luận Trung Quốc.
Chủ tịch China Telecom Thường Tiểu Binhviễn thông Trung Quốc
Tập đoàn Hon Hai của Đài Loan đang có ý định mua lại Sharp với giá 300 tỷ yên kèm theo điều kiện họ sẽ thay thế ban lãnh đạo cấp cao của hãng điện tử này.
Giá bình quân một căn nhà ở London là 500.000 Bảng, tăng 10% trong vòng một năm...
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 28/12 đã ký sắc lệnh bổ sung các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ, theo đó cấm không chỉ các công ty của Thổ Nhĩ Kỳ mà cả các công ty do công dân Thổ Nhĩ Kỹ kiểm soát thực hiện các công việc trên lãnh thổ Nga.
Trung Quốc chính thức chấm dứt chính sách một con
Pháp, Italy và Nga có thể sẽ ra khỏi nhóm G8 vào năm 2030
Trung Quốc bán yến tiệc xa xỉ của quan chức cho người dân
Bão mạnh tại Mỹ, 41 người chết
Nga - Israel bắt tay giải quyết khủng hoảng Syria
Trong một phát biểu vào ngày 26/12, Tổng thống Cộng hoà Séc, ông Milos Zeman đã "gây sốc" khi ví làn sóng tị nạn tràn vào Châu Âu là một "cuộc xâm lược có tổ chức" và cho rằng việc người dân bỏ chạy tới Châu Âu chỉ càng tiếp thêm sức mạnh cho IS.
Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và kinh tế Vương quốc Anh (CEBR) đã công bố bảng phân tích thường niên World Economic League Table (WELT) liệt kê các nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030.
Taliban phủ nhận “hợp tác” với Nga chống IS
Tổng thống Czech: “Khủng hoảng di cư là xâm lược có tổ chức”
Thủ lĩnh IS "lên dây cót" chiến binh, đe dọa Israel
Trung Quốc lại bắt giữ công dân Nhật với cáo buộc do thám
Nga lập đơn vị chống khủng bố tại các khu vực ven biển
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự